Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết dựa vào gợi ý là đề bài câu hỏi 1 trang 138 SGK Tiếng Việt 5 CTST tập 1. Sau đây là Top 7 mẫu Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết hay nhất với nội dung đa dạng như: hội làng, hoạt động thiện nguyện, lễ hội chùa Hương,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Tập làm văn lớp 5: Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- 1. Câu 1 trang 138 SGK Tiếng Việt 5 CTST tập 1
- 2. Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng Lễ hội Chùa Hương
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng tình nguyện
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng Hội làng
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng dọn dẹp đường phố
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt
- Giới thiệu về một hoạt động từ thiện Hộp cơm yêu thương
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng hiến máu
1. Câu 1 trang 138 SGK Tiếng Việt 5 CTST tập 1
Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết dựa vào gợi ý:
a. Em biết những hoạt động cộng đồng nào?
b. Em chọn giới thiệu hoạt động nào?
c. Hoạt động đó diễn ra như thế nào?
Mở đầu
Diễn biến
Kết thúc
Lưu ý:
– Giới thiệu hoạt động theo trình tự thời gian hoặc không gian.
– Tập trung vào những sự việc chính, nổi bật.
– Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
2. Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng Lễ hội Chùa Hương
Nói về văn hóa tâm linh của người Việt không thể không nhắc đến những lễ hội cổ kính, linh thiêng mang nét đẹp đặc trưng, trầm lắng, nơi bày tỏ niềm thành kính, biết ơn với người xưa, với tín ngưỡng tôn giáo. Một trong những lễ hội nổi tiếng của nước ta phải kể đến lễ hội Chùa Hương.
Mở đầu là quang cảnh chung của hội. Dòng người đổ về lễ hội đông như mắc cửi. Đến bến đò, những con đò đợi khách nằm sát bên nhau dọc theo bờ suối. Những hạt mưa xuân nhè nhẹ rơi càng làm tăng thêm vẻ đẹp của ngày hội chùa Hương. Trên những con đò xuôi ngược theo dòng suôi đầy những người với quần áo chỉnh tề. Rừng mơ rung rinh lá như đón mời khách thập phương. Dọc theo bờ suối, muôn vào trong động, mọi người ghé vào ngôi chùa đầu tiên bên phải dòng suối. Ai nấy đem lễ lên và thắp hương cúng vái. Không khí mùa xuân hòa trong khói hương mờ ảo tạo nên vẻ đẹp lạ kì. Rồi dòng người trên những con đò lại tiếp tục đi vào động. Ngay khi lên bờ, ta thấy có những nhà hàng để cho du khách nghỉ ngơi và ăn uống. Tiếp theo là những cửa hàng bán đồ lưu niệm. Rồi mọi người lên chùa. Ai nấy lại vào thắp nhang. Theo đường cáp treo, mọi người lên trên động Hương Tích. Theo bậc thang đi xuống động Hương Tích nằm sâu dưới lòng đất. Trong động, người đứng chen nhau. Các cụ già đầu tóc bạc phơ đang khấn vái với tấm lòng thành kính.
Em tự hào vì đất nước mình có nhiều cảnh đẹp như vậy. Đến với chùa Hương là đến với không gian thanh tịnh, sông chậm lại để cảm nhận sự nhẹ nhõm trong tâm hồn, buông bỏ mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống ngoài kia.
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng tình nguyện
Mùa hè vừa rồi, em có dịp được cùng các anh chị đoàn thanh niên của quận tham gia tình nguyện ở tỉnh Hà Giang. Đó là chuyến tình nguyện giúp đỡ các em nhỏ và một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Để giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn, đoàn đã tặng các em nhỏ cặp sách, bút vở mới và một số bộ bàn ghế học tập. Đối với các hộ khó khăn, đoàn đã thăm hỏi và tặng một số đồ dùng trong nhà cùng với một số tiền mặt nho nhỏ để hỗ trợ, động viên các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn.
Sau chuyến đi đó, em thấy mình đã học được nhiều điều: Người dân ở vùng núi cao Hà Giang còn rất đói khổ. Hệ thống giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp. Nhiều em nhỏ không có điều kiện để đến trường đi học. Chuyến đi này chính là sự gắn kết, sự động viên để giúp nhân dân nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Mặc dù những món quà được trao tặng không lớn nhưng cũng đủ để khiến người dân nơi đây cảm thấy ấm lòng.
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng Hội làng
Đầu tháng Giêng, hội làng của em được tổ chức ngay tại sân đình. Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội. Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi. Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng dọn dẹp đường phố
Mùa hè năm ngoái, em đã có cơ hội tham gia một hoạt động rất ý nghĩa. Đó là chương trình dọn dẹp đường phố dành cho mọi lứa tuổi. Qua đó, em đã có thêm cho mình rất nhiều bài học quý giá về việc bảo vệ môi trường.
Chương trình mang tên "Hành động xanh", được tổ chức trên phố đi bộ Hà Nội để kỉ niệm Ngày Trái Đất (22/4). Từ sáng sớm, em đã cùng nhóm bạn của mình đến nơi tổ chức để nhận đồng phục cùng những vật dụng cần thiết. Với quy mô cùng sức lan tỏa lớn, hoạt động này thu hút được rất nhiều người đến tham gia. Ai ai cũng vui vẻ, háo hức vì có thể tự mình góp sức vào công cuộc tái tạo hành tinh xanh.
Ở đây, mọi người sẽ đi theo từng nhóm nhỏ từ năm đến bảy người. Mỗi nhóm sẽ được phát cho những chiếc que dài để gắp, nhặt rác và rất nhiều bao to để đựng rác đã nhặt. Nhóm em được phân cho khu vực quanh hồ Gươm, rất tiện để vừa làm vừa ngắm cảnh. Bởi là phố đi bộ nên rất đông đúc háng quán vỉa hè, kéo theo là lượng rác thải bị xả ra nhiều vô kể, gây mất mĩ quan đô thị. Nào là vỏ chai, túi ni lông dùng một lần nằm lăn lóc dưới các gốc cây, bụi cỏ. Nào là đồ ăn thừa bị rơi rớt, vương vãi ngay giữa đường. Hay có cả một vài thùng to chất đống biết bao thứ không sử dụng của các hàng quán xung quanh. Vỏ hướng dương có lẽ là thứ em thấy nhiều nhất, tuy đã được quét dọn qua rồi nhưng vẫn còn nhiều vô kể trên vỉa hè.
Với sự đông đảo và nhiệt tình của mọi người, chẳng mấy chốc mà những bao rác dần đầy ụ. Khung cảnh đường phố lúc này cũng như được sáng bừng lên, trở lại đúng cái dáng vẻ nên thơ, sạch sẽ vốn có. Tất cả rác lần lượt được phân loại kĩ càng. Theo chỉ dẫn của chương trình, việc phân chia này sẽ giúp việc xử lí trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều. Vừa làm, chúng em vừa được tham gia giao lưu cùng mọi người và nghe thêm nhiều thông tin về hiện trạng môi trường trên thế giới. Đó thật sự là những thông tin hết sức bổ ích, giúp em mở mang tầm hiểu biết của mình về sự ô nhiễm đang diễn ra cũng như việc mình có thể làm để bảo vệ Trái Đất.
Xong xuôi hết việc, mọi người cùng nhau thu dọn và kết thúc chương trình. Khi ra về, ai cũng có cho mình một phần quà nhỏ làm kỉ niệm. Em rất vui vì mình đã có một trải nghiệm hết sức ý nghĩa như vậy.
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng ủng hộ đồng bào bão lũ
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nhân ái, sẻ chia. Bởi vậy mà rất nhiều hoạt động thiện nguyện được tổ chức, giàu ý nghĩa mà mang tinh thần nhân văn cao.
Mảnh đất miền Trung vừa phải trải qua một trận bão lớn. Những hậu quả của cơn bão để lại hết sức nặng nề. Chính vì vậy, người dân trên khắp đất nước đã cùng hướng về miền Trung thân yêu. Mỗi chương trình thiện nguyện được tổ chức đều đem lại ý nghĩa vô cùng to lớn.
Để hưởng ứng, trường học em cũng đã phát động phong trào: “Miền Trung yêu thương”. Các lớp trưởng đã có một buổi họp để lắng nghe cô tổng phụ trách phổ biến. Học sinh trong trường sẽ ủng hộ bằng một trong hai hình thức là tiền mặt hoặc hiện vật (lương thực thực phẩm, quần áo, sách vở,...)
Trong giờ sinh hoạt cuối tuần, bạn lớp trưởng đã phổ biến lại cho cả lớp lắng nghe. Chúng tôi đều cảm thấy hoạt động này vô cùng ý nghĩa. Tôi đã về kể cho mẹ nghe và nhờ mẹ giúp đỡ. Sáng thứ bảy, tôi và mẹ đã đi siêu thị để mua một số thực phẩm như mì tôm, sữa. Về nhà, tôi còn tìm một số bộ quần áo còn mới nhưng không mặc vừa nữa, giặt sạch và gấp gọn gàng.
Sáng hôm sau, mẹ đưa tôi đến trường và giúp tôi mang lên lớp học. Các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Rất nhiều đồ dùng học tập, quần áo còn mới được đem đến. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe thiện nguyện của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn bạn nhỏ. Các thầy cô sẽ thay mặt chúng tôi trao gửi tấm lòng đến đồng bào miền Trung.
Hoạt động thiện nguyện có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhờ có hoạt động này, tôi đã biết chia sẻ và yêu thương nhiều hơn. Tôi tự hứa sẽ tích cực tham gia nhiều hoạt động như vậy hơn nữa.
Giới thiệu về hoạt động từ thiện Hộp cơm yêu thương
Đợt vừa rồi, em đã tình cờ được tham gia một hoạt động từ thiện rất ý nghĩa. Nó đã mang đến cho em vô số cảm xúc khó quên và những bài học rất quý giá.
Đó là vào một ngày mùa đông giá lạnh. Thấy em chỉ nằm dài trên giường nghịch điện thoại, chị gái em quyết định đưa em đi cùng đến sự kiện mà câu lạc bộ của chị tổ chức. Nó mang tên "Hộp cơm yêu thương". Đây là hoạt động đi phát cơm và tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Qua lời chị kể, em được biết câu lạc bộ đã đi biểu diễn trên phố đi bộ vào tối hôm trước và thu được một khoản tiền nhỏ. Cùng sự đóng góp thêm của các thành viên, mọi người đã mua rất nhiều nguyên liệu để nấu lên 200 suất cơm nóng hổi. Không chỉ vậy, nhiều phần quà khác gồm bánh, sữa cũng được gói gọn trong những chiếc túi giấy xinh xắn. Nhìn các anh chị tất bật chuẩn bị, trong lòng em cũng hết sức háo hức, không nhịn được và chạy lại giúp một tay.
Đến buổi tối, khi mọi thứ đã xong xuôi, mọi người bắt đầu chia việc. 200 hộp cơm cùng các phần quà được phân đều cho năm nhóm. Mỗi nhóm sẽ phụ trách đi phát cơm ở một quận trong thành phố. Phương tiện di chuyển ngày hôm đó là xe máy. Dưới tiết trời mùa đông, tuy đã mặc hẳn một chiếc áo phao dày nhưng em vẫn cảm nhận được rõ cái lạnh cắt da cắt thịt. Ấy vậy mà em lại bắt gặp được hình ảnh những người vô gia cư ngồi bên dọc đường với bộ đồ mỏng manh vô cùng. Ai may mắn hơn thì có vài tấm bìa cát tông hoặc chiếc chăn mỏng để lót dưới đất nằm nghỉ. Nhìn hoàn cảnh đó, nhóm từ thiện ai cũng rất xúc động. Chúng em lần lượt xuống xe tặng quà và trò chuyện, nghe được những câu chuyện mà họ kể.
Kết thúc chuyến đi, cả đoàn quay trở lại điểm tập kết ban đầu để sắp xếp đồ đạc. Những tấm ảnh chụp trong lúc phát quà được mọi người chia sẻ cho nhau. Chúng sẽ được in ra và treo ở phòng trưng bày của câu lạc bộ. Với hoạt động vô cùng ý nghĩa lần này, em cảm thấy thứ quý giá nhất mình nhận được chính là lời cảm ơn cùng nụ cười hạnh phúc của những người vô gia cư kia.
Đây là một chuyến đi có vui có buồn, lúc háo hức, lúc lại lắng đọng. Em rất vui vì mình đã góp được chút sức nhỏ để lan tỏa sự yêu thương, tình nghĩa đến cộng đồng.
Giới thiệu về hoạt động cộng đồng hiến máu nhân đạo
Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Con người cần phải biết chia sẻ, yêu thương lẫn nhau. Bởi vậy, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Một trong những hoạt động xã hội mà tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là hiến máu nhân đạo. Hằng năm, hoạt động này vẫn được tổ chức thường xuyên trên khắp mọi miền tổ quốc, nhằm cung cấp một lượng đơn vị máu lớn phục vụ cho công việc chữa bệnh cứu người tại các bệnh viện.
Vào dịp Tết Trung thu năm nay, một chương trình có tên là “Trung thu cho em” đã được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó có hiến máu nhân đạo. Hoạt động này được diễn ra tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội). Để có thể tham gia hiến máu, bạn phải đáp ứng được các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe. Vì đây là lần đầu tiên tôi tham gia hiến máu nên cảm thấy khá lo lắng và hồi hộp. Nhưng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các bạn tình nguyện viên, sự tận tâm của các bác sĩ, tôi đã có một trải nghiệm rất giá trị.
Một giọt máu hồng trao đi sẽ thắm thêm hy vọng sống của rất nhiều bệnh nhân. Tôi cảm thấy hoạt động này vô cùng ý nghĩa, mang tính nhân văn cao. Chính vì vậy, tôi sẽ tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động ý nghĩa như vậy.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Con người Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Những hoạt động xã hội mang đến ý nghĩa tích cực, hãy cùng lan tỏa để mang đến điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Milky Way
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 Cánh Diều năm 2024-2025
Đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
Đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 18
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó" bằng lời của một nhân vật trong truyện
- Bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày
- Viết bài văn kể lại câu chuyện "Câu chuyện của chim sẻ" bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 10
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì 1
- Viết một đoạn của bài văn tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến
- Đặt câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, có kết từ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng
- Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Bài 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
(Siêu hay) Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
(Siêu hay) Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
Cùng bạn đóng vai, thực hiện tiếp cuộc trao đổi để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho tham gia hoạt động thiện nguyện
Kể lại Câu chuyện của chim sẻ bằng lời của một nhân vật
Tra từ điển để tìm nghĩa gốc và 2-3 nghĩa chuyển của các từ: đầu, cao và đặt câu