Câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết

Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết; 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên là đề bài câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều phần Đọc sách báo. HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý giải bài tập chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:

  • 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết;
  • 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết

1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tình đoàn kết

Bài thơ về tình đoàn kết

ĐOÀN KẾT

Chung lòng đuổi dịch cút miền xa

Giữ vẹn bình yên cảnh nước nhà

Vẫn biết gian nan đừng vội ngả

Hay rằng cực khổ cũng nào sa

Toàn dân vững dạ dâng tràn lá

Cả nước bền tâm trỗi ngập quà

Đất việt kiên cường đâu thể ngã

Dâng đời hạnh phúc bản tình ca.

Tác giả: Hoàng Trọng Lợi

>>> Tham khảo thêm: Ca dao tục ngữ về đoàn kết tương trợ

Bài thơ về đoàn kết của Bác: Kế hoạch Nava, đầu voi đuôi chó

Kế hoạch Nava, đầu voi đuôi chó

Hôm 15 tháng mười
Giặc Nava gầm thét,
Hắn mở trận Muét
Hòng đánh chiếm Nho Quan
Phái 20 tiểu đoàn
Hòng đánh chiếm Thanh Hoá
Hắn tuyên truyền bậy bạ:
"Trận này cực kỳ to,
"Không có gì gay go,
"Ta quyết tranh chủ động,
"Quyết lấy về chủ động".

Nhưng:
Quân dân ta anh dũng
Đánh cho giặc phải tan
Đuổi chúng khỏi Nho Quan,
Ngăn chúng vào Thanh Hoá.
20 ngày ròng rã
Diệt chúng gần 4 ngàn,
Kế hoạch Nava tan
Thành đầu voi đuôi chó.

Tuy vậy:
Kẻ thù đang còn đó,
Chó dại sẽ cắn càn
Chúng ta chớ chủ quan
Chúng ta chớ khinh địch
Giặc có thể đột kích
Chúng ta phải đề phòng
Quân dân đoàn kết một lòng,
Kháng chiến thắng lợi, cờ hồng tung bay.

C.B.

Báo Nhân dân, số 148, từ ngày 16 đến 20-11-1953.

Bài thơ Hãy yêu thương nhau cùng nhau đoàn kết

Hãy yêu thương nhau, cùng nhau ta đoàn kết

Hãy lắng nghe câu hát từ đáy lòng tôi.

Kẻ không đoàn kết cũng như chim lạc đàn

Chóng hoặc chày rồi sẽ trúng tên

Vì đơn độc sẽ làm mồi cho hiểm họa

Từ kết đoàn hạnh phúc sẽ sinh sôi.

Chúng ta phải làm sao đoàn kết?

Hãy liên kết như thể thân mình

Ngũ quan cùng với tay chân dính liền

Tách rời nhau thời không thể sống

Chỉ cùng với nhau sức lực mới sinh sôi

Nào ta hãy cùng yêu thương đoàn kết

Chớ ham lợi Pháp mà phản bội sự nghiệp

Hãy kết đoàn tương trợ lẫn nhau

Tựa tứ chi kết lại ta sẽ thành công

Đất nước ta ta xây một thiên đường

Hãy yêu thương nhau và cùng nhau đoàn kết

Nghĩa vụ một người dân là phải yêu

Tổ quốc Mau cải thiện tâm, tài, lực cho dân

Vì sự nghiệp chung hãy học sống và học chết

Hỡi đồng bào yêu quý hãy lắng nghe tôi hát

Rồi học thương yêu nhau và đoàn kết cùng nhau.

Chủ tích Hồ Chí Minh viết ngày 23/08/1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc) - Trích: Tập 2, Hồ Chí Minh toàn tập.

Bài thơ về tình đoàn kết
Bài thơ về tình đoàn kết

Thơ ngắn về đoàn kết: Đôi bạn

Đôi bạn là cựu chiến binh
Một thời chinh chiến tử sinh khôn lường
Hiểm nguy, càng nặng yêu thương
Nắm cơm, điếu thuốc, nhịn nhường chia nhau

Chiến công xưa mãi tươi màu
Hòa bình, cùng sống đậm sâu tình người
Đông này gần tuổi bẩy mươi
Gặp nhau ôn chuyện buồn vui, tuổi già...

Mặc cho mái tóc sương pha
Hội ngộ, đoàn kết, đậm đà vui thay
Vẻ vang lính cựu Lục đây
Sống vui, sống khỏe, dựng xây cuộc đời

Hàng năm họp mặt, cùng tươi
Nghĩa tình lính Lục vui cười bên nhau
Quê hương, đất nước đẹp giầu
Vui mừng, thế hệ mai sau hơn mình!

Tác giả: MaiLan

Bài thơ về tinh thần đoàn kết: Rạng rỡ niềm vui

Khâm phục lắm thầy cô giáo vùng sâu
Người kỹ sư bắc nhịp cầu kiến thức
Đeo hành trang bằng con tim rạo rực
Nghề nghiệp nào cũng cần lắm đam mê

Nhiệt huyết thanh xuân gắn chặt lời thề
Dẫu tuổi nào cũng cùng chung mơ ước
Tiếp bước cha ông, dựng xây đất nước
Thế hệ tương lai xây Tổ quốc mạnh giầu

Yêu biết mấy thầy cô giáo vùng sâu
Biết hy sinh quên mình vì em nhỏ
Yêu núi đồi, yêu rừng cây ngọn cỏ
Nơi khơi nguồn những bài giảng yêu thương

Các em sẽ vui hơn khi mỗi sáng đến trường
Theo bước chân em là chim ca, suối hát
Núi rừng yêu thương ngân nga điệu nhạc
Mở lòng ra, ta đón nắng chan hòa

Ngày lễ tết không rực rỡ cờ hoa
Mà ấm áp chan hòa trong tình nghĩa
Đoàn kết yêu thương cùng xây tổ ấm
Rạng rỡ nụ cười, yêu lắm các thầy cô.

Tác giả: MaiLan Khánh Hà

Câu chuyện ngắn về tinh thần đoàn kết dân tộc

Giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng được đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác. Đến câu hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?
Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

- Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những suy nghĩ riêng tư của mình.

Bài học: Từ một chiếc đồng hồ, Bác đã gợi lên trong mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức về một bài học quý giá. Đó là hiện vật vô giá về tình đoàn kết trong mỗi đơn vị mà rộng hơn là tình đoàn kết trong một quốc gia. Đoàn kết để ổn định, để đổi mới và sáng tạo, để làm nên tất cả bỡi lẽ "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công".

>>> Tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

>>> Tham khảo thêm: Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6

Câu chuyện Bó Đũa

Ngày xưa, ở một làng nọ có một người nhà rất giàu. Ông ta sinh được những năm người con. Vì quá giàu có nên những người con của ông ta có một đời sống sung sướng thừa thãi về vật chất. Nhưng chuyện đời thường vốn vô cùng. Có một thì đòi hai, có voi thì đòi tiên. Sung sướng quá nên các con ông sinh ra tham lam, ích kỉ, tranh giành lẫn nhau.Đến khi khôn lớn, cả năm người con vì nhờ tiền của cha mẹ nên đều trở nên giàu có. Tuy mỗi người một cơ ngơi, nhưng vẫn giữ thói ganh ghét, tị nạnh, cãi cọ nhau về những của cải mà họ có. Nhìn cảnh các con không hòa thuận, người cha buồn lắm. Ông cố gắng khuyên bảo nhưng dù ông có cố gắng thế nào, các con ông cũng không bỏ được lòng đô" kị đã ăn sâu vào máu thịt. Ông rất đau lòng nên ngã bệnh. Sau một thời gian ốm liệt giường, ông biết rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ong cho gọi các con đến bên giường và bảo gia nhân đem đến cho ông hai bó đũa. Các con ông còn đang nhìn nhau ngơ ngác không hiểu người cha có ý định gì thì ông lấy một bó đũa, đưa cho mỗi người một chiếc và bảo:

- Các con mỗi đứa lần lượt bẻ chiếc đũa này cho cha.

Ông vừa dứt lời, trong chớp mắt, năm người con bẻ năm chiếc đũa thật dễ dàng. Nhìn những chiếc đũa gãy đôi, ông im lặng và các con ông cũng yên lặng đợi chờ Một lát sau, ông đưa nguyên bó đũa cho người con cả và dịu dàng nói:

- Các con đã rất dễ dàng thành công trong việc bẻ một chiếc đũa. Bây giờ, các con lại thay phiên nhau bẻ nguyên cả bó đũa này cho cha xem.

Người con trưởng cầm bó đũa ra sức bẻ. Anh vận dụng sức mạnh đến nỗi mặt mũi đỏ gay nhưng không thể nào làm cho bó đũa gẫy được. Chờ đến lúc anh chịu thua, người cha bảo người con thứ hai tiếp tục. Cũng như người con lớn, người con thứ hai không bẻ được và chịu thua. Ong kiên nhẫn chờ đến khi người con thứ năm bỏ cuộc mới ôn tồn nói:

- Đó, các con xem, thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết. Nêu các con cứ tiếp tục tị nạnh nhau, chia rẽ nhau thì các con cũng lẻ loi, yếu đuối không khác gi một chiếc đũa và các con sẽ bị kẻ thù bẻ gãy dễ dàng. Nhưng nếu các con biết thương yêu đoàn kết lại với nhau như bó đũa thì không một sức mạnh nào bẻ gãy được các con.

Năm người con ông hiểu ý cha và bài học ông vừa dạy. Cảm động và hối hận vì ăn ở với nhau không phải rồi còn làm cha buồn, các con ông ôm lấy ông vừa khóc, vừa hứa là từ nay về sau sẽ bỏ thói ích kỷ để yêu thương đoàn kết với nhau.

Sau đó, người cha mất đi. Năm người con vâng lời cha dạy. Họ rất đoàn kết và thương mến lẫn nhau. Đời sống gia đình họ rất hòa thuận và không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ...

Bài học:

Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Giống như một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.

2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên

Bài văn về tình thần đoàn kết

Đoàn kết là gì? Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung. Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khẳng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.

Tham khảo thêm:

Bài báo Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh

Bài báo Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh trên Báo Tin tức số ra Thứ Bảy, 05/02/2022.

>>> Tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY

Bài báo Lan tỏa tinh thần đoàn kết trước thử thách của thiên nhiên

Bài báo Lan tỏa tinh thần đoàn kết trước thử thách của thiên nhiên trên báo Vietnamplus ghi lại những hành động đầy nhân văn, nâng cao tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của nhân dân ta trong cơn bão Yagi lịch sử vừa qua.

>>> Tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
3 36
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm