Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Giải bài Tập Đọc Lớp 5 Thư Gửi Các Học Sinh: Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? (câu 1 trang 5 Tiếng Việt lớp 5 tập 1). Mời các em tham khảo gợi ý đáp án chi tiết dưới đây cùng HoaTieu.vn nhé.
Trả lời câu hỏi Thư gửi các học sinh Tiếng Việt lớp 5
- 1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- 2. Lịch sử ngày khai giảng
- 3. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- 4. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- 5. Những hình ảnh đẹp về ngày khai trường tháng 9 năm 1945
1. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
So với những ngày khai trường khác, ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có hai điều đặc biệt:
- Đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
- Từ giờ phút ấy trở đi, các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
Mỗi em học sinh có thể sẽ có câu trả lời khác nhau nhưng vẫn cần nêu đủ 2 ý như trên.
Ngoài ra các em có thể mở rộng thêm: Ngày 5-9-1945, Bác Hồ đã gửi thư cho học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám thành công. Trong thư, Bác Hồ căn dặn thế hệ trẻ về vai trò quan trọng của việc học tập đối với tương lai của đất nước. Đây là lời dạy rất ý nghĩa của Người về trách nhiệm của học sinh, sinh viên. Như vậy, ngày khai trường tháng 9/1945 mang ý nghĩa đặc biệt, ghi dấu sự khởi đầu của năm học mới trong bối cảnh đất nước vừa giành được độc lập, với lời dạy ý nghĩa của Bác Hồ về trách nhiệm của thế hệ trẻ và quyết tâm xây dựng đất nước mới.
Để tìm hiểu chi tiết hơn ý nghĩa ngày khai giảng lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mời các bạn cùng tham khảo tại phần 2 bài viết.
2. Lịch sử ngày khai giảng
Ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Kể từ đó, ngày 5/9 trở thành ngày khai giảng năm học mới của giáo dục Việt Nam.
Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì thế mỗi một quốc gia, vùng lãnh thổ đều chọn cho mình một quan điểm, cách thức giáo dục riêng. Nhưng dù có lối đi khác nhau thì các nền giáo dục đều gặp nhau ở những dấu mốc cho sự khởi đầu và ở đích đến của năm học. Ý thức về tầm quan trọng của giáo dục với sự tồn vong hưng thịnh của nước nhà, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, ngày 05/9/1945 - chỉ ba ngày sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giữa bộn bề công việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian quý báu của mình để viết “Thư gửi cho các học sinh” nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam độc lập với tất cả tình yêu thương và kỳ vọng. Kể từ đó, ngày 5/9 trở thành ngày khai giảng năm học mới trên khắp mọi miền Tổ quốc, trở thành dấu mốc quan trọng cho hành trình giáo dục của nước nhà.
Ngày khai trường vào mùa thu lịch sử năm 1945 ấy là ngày khai trường đầu tiên sau 80 năm nô lệ, khắc ghi công lao của thế hệ cha anh đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu giành độc lập. Để từ đây, ngày 5/9 mở ra một nền giáo dục mới thấm đậm chủ nghĩa nhân văn cao cả – tôn trọng con người, vì con người và cho con người, nhằm phát triển con người một cách toàn diện. Trong lá thư gửi học sinh đầy xúc động năm ấy, Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác là tiếng trống giục giã, là niềm tin của đất nước, là ngọn đuốc sáng bất diệt soi bước chân ta trên con đường tiến tới tương lai. Vì thế lễ khai giảng năm học mới - 5/9 hàng năm, không chỉ là thời khắc có ý nghĩa thiêng liêng cho mỗi gia đình người Việt mà còn là điểm tựa tinh thần, là ý chí quyết tâm rèn đức luyện tài trở thành nguồn nguyên khí bền vững làm nên sự hưng thịnh Quốc gia của toàn dân tộc.
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi số 1 trang 5 Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Hy vọng nội dung giải đáp trên sẽ giúp cho các em hiểu thêm về ý nghĩa và lịch sử ra đời của ngày lễ tựu trường, đồng thời sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài tập môn tiếng Việt trong chương tình học lớp 5.
3. Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Tham khảo Giải bài Tập Đọc Lớp 5 Thư Gửi Các Học Sinh: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì? (câu 2 trang 5 Tiếng Việt lớp 5 tập 1).
4. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
Các em tham khảo Giải bài Tập Đọc Lớp 5 Thư Gửi Các Học Sinh: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? (câu 3 trang 5 Tiếng Việt lớp 5 tập 1).
5. Những hình ảnh đẹp về ngày khai trường tháng 9 năm 1945
Các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên trang Facebook để tìm các bài văn mẫu đạt điểm cao chọn lọc nhé.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
Top 36 Tả ngôi nhà của em siêu hay, chạm cảm xúc
Viết đoạn văn miêu tả quang cảnh trường em siêu hay lớp 5
Top 60 Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp siêu hay
Top 15 Tả cảnh một buổi sáng trong công viên 9, 10 điểm lớp 5
Viết một câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa để miêu tả ánh trăng lớp 5
Từ đơn là gì? Từ phức là gì? Từ ghép là gì?
Top 10 Lập dàn ý tả cơn mưa rào lớp 5 ngắn, chân thực, sống động
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Bài 8
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
Viết một bức thư cho người thân kể về việc học tập của em trong học kì 1 (5 mẫu)
Câu "Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn." nói lên phẩm chất gì của người mẹ?
Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
Kể chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn (3 mẫu)
Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5