Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân
Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân là đề bài Kể chuyện đã nghe đã đọc lớp 5 trang 147 Tiếng Việt 5 Tuần 15. Sau đây là những đoạn văn mẫu Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu hay nhất, mời các em cùng theo dõi chi tiết.
Kể chuyện đã nghe đã đọc lớp 5 trang 147
- 1. Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân số 1
- 2. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 2
- 3. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 3
- 4. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 4
1. Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân số 1
Nội dung bài viết được sưu tầm và chỉnh sửa bởi HoaTieu.vn. Mọi trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Hôm nay, em xin kể cho cô và các bạn một câu em đã đã đọc trên báo Người lao động nói về một tấm gương đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu. Đó là cô Nguyễn Thị Hoa - một cô giáo vùng cao công tác tại Sơn La đã hơn 20 năm.
Cô giáo Nguyễn Thị Hoa sinh ra và lớn lên ở tỉnh Hải Dương. Năm 2002, cô về công tác tại trường THCS Mường Trai, huyện Mường La. Đến tháng 9.2006, cô Hoa chính thức trở thành giáo viên trường TH&THCS Chiềng San (khi đó là trường THCS Chiềng San). Kể từ đó, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ "cõng" chữ lên non, cô Hoa này còn "cõng" cả tình yêu thương đến những bản nghèo.
Xã Chiềng San, huyện Mường La vẫn còn nhiều bản làng của đồng bào người Thái có điều kiện kinh tế chưa phát triển, cuộc sống thiếu thốn. Trải qua quá trình công tác, tận mắt chứng kiến cảnh học trò thiếu ăn, thiếu mặc, tình thương trong cô trỗi dậy. Từ đó, cô bắt đầu tìm tòi vận động các nguồn lực để giúp đỡ các em được ăn thêm một bữa ăn no, mặc thêm một chiếc áo đủ ấm.
Trong quá trình dạy học, giúp đỡ và hỗ trợ các em, có một kỉ niệm cô Hoa nhớ mãi, đó là tiết học thể dục của năm học 2018-2019, em học sinh tên Máy bị ngất xỉu và được đưa vào phòng chờ giáo viên nằm nghỉ ngơi. Sau tìm hiểu cô được biết, Máy bị bệnh tim bẩm sinh, hở 4 van, gia đình vô cùng khó khăn, hai mẹ con sống trong căn chòi dột nát thiếu trước hụt sau.
Trước tình thế cấp bách, tính mạng của Máy "ngàn cân treo sợi tóc", cô Hoa đã viết bài kêu gọi các mạnh thường quân giúp đỡ, quyên góp hỗ trợ đưa cô học trò nhỏ đi viện. May mắn thay, ca mổ thành công. Nay cô bé gầy gò ốm yếu ngày ấy đã trở thành một thiếu nữ 18 tuổi, khỏe mạnh, xinh xắn và có công ăn việc làm ổn định.
Hơn 20 năm gắn bó với nghề, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, cô luôn quan tâm đến hoàn cảnh của các em học sinh trong và ngoài nhà trường để có những giúp đỡ kịp thời về mọi mặt. Với những nỗ lực của mình, cô Hoa đã được các cấp chính quyền địa phương khen thưởng, tặng nhiều bằng khen, giấy khen như Tổng phụ trách Đội giỏi cấp tỉnh, Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp huyện và được học sinh, đồng nghiệp quý mến.
Hình ảnh của cô giáo vùng cao Nguyễn Thị Hoa đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một nhà giáo nhân dân hết lòng vì học sinh thân yêu.
2. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 2
Nội dung bài viết được sưu tầm và chỉnh sửa bởi HoaTieu.vn. Mọi trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Trên đất nước hình chữ S nhỏ bé nhưng xinh đẹp, ngày ngày vẫn luôn có những con người tận tụy, đóng góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, xây dựng quê hương. Một trong số đó là câu chuyện về cô Nguyễn Thị Mạnh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn (Hà Giang) mà em đã được đọc qua trang báo dân tộc.
Năm 2004, cô Mạnh từ Tuyên Quang lên đây nhận công tác cắm bản. Lúc ấy cô mới 22 tuổi, mọi cái đều xa lạ, ngỡ ngàng. Cái xã vùng biên lúc đó có 670 hộ thì có đến 406 hộ nghèo. Ở đây cái gì cũng thiếu, từ thiếu ăn, thiếu mặc, đến thiếu cả cái chữ… chỉ có duy nhất “hủ tục” là thừa. Và thầy mo chính là nhân vật “ngự trị” trong đời sống của đồng bào. Bởi với đồng bào, thầy mo giúp họ chữa cái bệnh, giúp họ đuổi tà ma… Bởi vậy, thời điểm đó, số người dân Lũng Táo bị tử vong tại nhà rất nhiều, mà có khi chết chỉ vì những bệnh rất bình thường như viêm phổi…
Mãi đến năm 2005, có một người trong bản bị suy tim, người nhà lên báo Trạm y tế, Trạm đã xuống cấp cứu kịp thời rồi chuyển lên tuyến trên để điều trị, nhờ đó mà cứu được. Sau ca ấy, dân bản bắt đầu có cái nhìn tích cực hơn về bác sĩ, về Trạm y tế.
Đường sá ở Lũng Táo, cũng là một thử thách đối với các cán bộ y tế ở dưới xuôi lên như các y bác sĩ từ miền xuôi lên. Mỗi thôn trong bản cách nhau hàng quả đồi, có nơi đi bộ cả chục cây số đường rừng. Ấy vậy mà, đêm hôm có ai ốm đau bác sĩ cắm bản vẫn mò mẫm cắt rừng đến khám bệnh cho đồng bào.
Công việc vất vả là vậy nhưng các y bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ Mạnh của Trạm y tế ai cũng yêu nghề, muốn gắn bó với nghề, với bà con dân bản, giúp đỡ người dân nơi đây đẩy lùi những hủ tục lạc hậu, có thêm kiến thức để phòng tránh bệnh tật và nhận được sự chăm sóc của y học hiện đại. Em rất cảm phục tấm gương về bác sĩ Mạnh và nhiều bác sĩ khác hết lòng vì bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước.
3. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 3
Trong cuộc sống có nhiều những tấm gương đã hi sinh bản thân mình để đóng góp công sức xây dựng đất nước, chống lại đói nghèo, lạc hậu và vì hạnh phúc của người dân. Câu chuyện về bác sĩ Trần Hoàng Minh khiến em vô cùng xúc động.
Bác sĩ trẻ Trần Hoàng Minh năm nay 30 tuổi, sang Mĩ sống từ khi còn nhỏ và đã tốt nghiệp đại học Y ở cả Mĩ và Úc. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ đã quyết định về nước làm việc, dù cơ hội việc làm ở hai đất nước phát triển đều chào đón anh.
Khi về nước, bác sĩ không chọn một bệnh viện lớn mà chọn một bệnh viện nhỏ của quận Gò Vấp làm nơi công tác. Anh quan niệm dù bệnh nhân là người như thế nào thì bác sĩ cũng phải luôn coi bệnh nhân là trên hết. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, một kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính bệnh nhân đã giúp bác sĩ nâng cao được tay nghề.
Các bệnh nhân đến khoa cấp cứu Bệnh viện Quận Gò Vấp đều cảm nhận được ở Minh một bác sĩ rất ân cần, nhẹ nhàng và tận tụy với bệnh nhân. Khi hỏi bệnh những bệnh nhân lớn tuổi hơn, bác sĩ Minh luôn bắt đầu bằng từ “Thưa...” rất lễ phép.
Khi bệnh nhân xuất viện, bác sĩ đều gọi điện hỏi thăm họ hoặc đến tận nhà những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn để theo dõi tình hình bệnh. Tấm gương của bác sĩ Minh đã truyền cảm hứng cho mọi người dân về sự cống hiến, vì lợi ích của đất nước.
4. Kể chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu số 4
Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú Út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.
Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.
Đến chiều, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.
Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.
Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Lập dàn ý tả người bạn thân lớp 5
- Top 11 mẫu Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em
- Viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé
- Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến
- Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể chuyện Pa-xtơ và em bé (2 mẫu)
Vì sao tác giả gọi hạt gạo là "hạt vàng"?
Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài phủ xanh đồi trọc (32 mẫu)
Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường (10 mẫu)
Tả con đường từ nhà đến trường siêu hay (18 mẫu)
Tả một buổi sáng đẹp trời vùng rừng núi (5 mẫu)
Top 7 Đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức
TOP 6 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường ngắn siêu hay
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 1 · 28/12/22
- Jenifer HoangThích · Phản hồi · 1 · 28/12/22
- CinderellaThích · Phản hồi · 1 · 28/12/22
- Bùi LinhThích · Phản hồi · 1 · 28/12/22
- Jenifer HoangThích · Phản hồi · 2 · 28/12/22
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
(Siêu hay) Đoạn văn từ 3-5 câu Tả ngoại hình một người bạn có ít nhất một câu ghép
Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
Tìm những từ trái nghĩa nhau tả hình dáng, tả hành động, tả trạng thái, tả phẩm chất
Top 4 mẫu Kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài hay nhất
Từ nào có nghĩa là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp?
Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ Đánh