Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em (11 mẫu)

HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Top 11 mẫu Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em chú ý những nét nổi bật về ngoại hình tính tình và hoạt động của người đó hay nhất. Mời các em học sinh cùng tham khảo để tự thực hành lập dàn ý tả người thân trong gia đình lớp 5 cho mình thật hay và chi tiết nhé.

Dưới đây là những mẫu dàn ý tả người thân: tả mẹ, tả bố, ông bà, anh chị em trong gia đình và hơn 80 bài văn mẫu tả người thân ngắn gọn nhất. Mời các em cùng theo dõi.

I. Sơ đồ tư duy Tả người thân trong gia đình

Sơ đồ tư duy Tả người thân trong gia đình lớp 5
Sơ đồ tư duy Tả người thân trong gia đình lớp 5

1. Sơ đồ tư duy Tả mẹ của em

Sơ đồ tư duy Dàn ý Tả mẹ của em
Sơ đồ tư duy Dàn ý Tả mẹ của em

2. Sơ đồ tư duy Tả bố của em

Mạch tư duy Tả bố của em

Mạch tư duy Tả bố của em

Sơ đồ tư duy Tả bố thân yêu của em

Sơ đồ tư duy Tả bố của em

3. Sơ đồ tư duy Tả ông của em

Mạch tư duy Tả ông của em

Mạch tư duy Tả ông của em

Sơ đồ tư duy Tả ông thân yêu của em

Sơ đồ tư duy Tả ông của em

II. Lập dàn ý Tả người thân trong gia đình em lớp 5

1. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em chú ý những nét nổi bật về ngoại hình tính tình và hoạt động của người đó số 1

I. Mở bài: giới thiệu người thân em định tả là bà của em

Ví dụ: Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

II. Thân bài: tả bà của em

1. Tả bao quát bà em

  • Bà em năm nay 77 tuổi
  • Bà rất yêu thương và chăm sóc cho chị em em
  • Bà có rất nhiều người con và cháu

2. Tả chi tiết bà em

a. Tả ngoại hình của bà em

  • Bà em dã già, bà có mái tóc trắng bạc
  • Bà nhỏ con
  • Bà em có gương mặt ốm
  • Tay chân của bà run run
  • Bà rất hay cười, bà rất xinh đẹp
  • Bà đi rất chậm
  • Bà hay mặc đồ bà ba
  • Bà em rất thích nhai trầu, miệng bà bao giờ cũng chóp chép nhai trầu

b. Tả tính tình của bà:

  • Bà em rất hiền hòa
  • Bà rất thương con cháu
  • Bà rất quan tâm và yeu thương mọi người
  • Bà em luôn giúp đỡ mọi người trong xóm

c. Tả hoạt động của bà:

  • Bà em thường nấu ăn cho em ăn
  • Bà em dẫn em của em đi học
  • Bà kể chuyện cho chị em em nghe
  • Bà thường trồng rau rất nhiều sau vườn

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà

Ví dụ:

Bà thật tuyệt vời, em mong bà em luôn khỏe mạnh, sống lâu để em mãi được ở bên bà được nhổ tóc sâu cho bà và được bà chỉ bảo, dạy dỗ.

Tả bà của em
Tả bà của em

2. Lập dàn ý tả người thân trong gia đình lớp 5 số 2

1. Mở bài: Trong gia đình em, bố là em yêu thương tôi nhất. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là

2. Thân bài:

- Ngoại hình:

  • Năm nay, bố em đã ngoài bốn mươi tuổi. Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh.
  • Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình.
  • Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều.
  • Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
  • Giọng nói bố tôi trầm ấm, dứt khoát nhưng vẫn tha thiết yêu thương

- Tính tình:

  • Trong công việc, bố làm việc rất chăm chỉ. Là thợ giỏi nên không những chỉ làm việc của mình mà bố còn luôn giúp đỡ đồng nghiệp nên ai cũng quý mến.
  • Khi về nhà, bố gánh vác tất cả mọi việc nặng nhọc. Nhờ bàn tay khéo léo của bố, thế nên mọi đồ vật trong nhà em đều đẹp. Buổi tối, bố còn dành thời gian để dạy em học bài.
  • Tính bố hiền lành, ít nói.
  • Bố luôn dạy em phải sống trung thực, thật thà.

3. Kết bài:

Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em. Em rất yêu bố

3. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em số 3

1. Mở bài:

Trong gia đình em, người mà em thân thiết và gần gũi nhất là ông nội. Ông là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của em.

Em rất yêu quý ông nội.

2. Thân bài

- Giới thiệu bao quát

  • Năm nay, ông nội đã ngoài 70 tuổi. Ông là một thầy giáo về hưu.
  • Từ ngày về hưu ông cứ lầm lũi với mấy chậu kiểng và con chim của ông.
  • Cuộc sống khổ cực đã làm ông vất vả cả cuộc đời, đến cuối đời lại có cuộc sống thanh tịnh.

- Giới thiệu chi tiết.

+ Tả ngoại hình

  • Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn.
  • Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim
  • Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm.
  • Mái tóc ông bạc phơ như sợi cước, từng mảnh trắng bạc phơ như màu của đám mây.
  • Trên khuôn mặt ông còn có điểm nhấn là bộ râu. Lông mày đậm, hơi xếch.
  • Lúc nào nội cũng tươi cười
  • Nội già nên phải đi khom khom

+ Tả tính tình

  • Ông là người luôn cần mẫn làm việc, tuổi trẻ của ông luôn đặt công việc lên hàng đầu.
  • Ông luôn chăm lo cho con cái rất chu đáo. Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Ông thường dạy em về lòng thương người, lễ phép và sống lễ nghi.

3. Kết bài

Em rất tự hào về ông. Ông là chỗ dựa vững chắc của em. Ông là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập. Ông là tượng đài tráng lệ trong em.

4. Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người trong gia đình em tả mẹ số 4

I. Mở bài: Giới thiệu về mẹ

  • Mẹ là người gần gũi với em nhất.
  • Năm nay, mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi.

II. Thân bài: Tả về mẹ

a) Tả hình dáng:

  • Dáng người tầm thước, thon gọn.
  • Là giáo viên nên mẹ mặc áo dài đi làm; ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
  • Gương mặt đầy đặn; mái tóc dài đen mượt, khi làm bếp mẹ hay búi tóc lên.
  • Đôi mắt đen sáng với ánh mắt dịu dàng, thân thiện.

b) Tả tính tình, hoạt động:

  • Mẹ là người chu đáo, cẩn thận; đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng nhờ vậy nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.
  • Tính tình ôn hòa, nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, mẹ thường dạy em: “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.
  • Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn bị cho những tiết dạy sắp tới.
  • Bận thế nhưng mẹ luôn quan tâm đến việc học của em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình; nhờ đó, em luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

III. Kết bài

  • Mẹ luôn tận tụy, tảo tần, chăm sóc, dạy bảo em với mong ước duy nhất là em được nên người, trở thành người hữu ích cho xã hội.

Em luôn cố gắng đạt thành tích tốt, đem lại niềm vui cho mẹ. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tả về mẹ  a) Tả hình dáng:
Tả về mẹ

5. Lập dàn ý cho bài văn tả người bố của em số 5

1. Mở bài: Bố là người cần cù và tháo vát nhất trong gia đình em.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

  • Ngoài bốn mươi tuổi.
  • Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa
  • Dáng cao, gầy.
  • Da màu bánh mật.
  • Đôi tay rắn chắc.
  • Cặp mắt tinh anh.
  • Cặp lông mày đen.
  • Mũi cao.
  • Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.
  • Miệng tươi cười.
  • Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.
  • Bàn tay to rám nắng.
  • Bước chân thường sải dài, chắc nịch.

b) Tính tình:

  • Quan tâm đặc biệt đến con cái.
  • Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
  • Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.
  • Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
  • Tháo vát mọi việc trong gia đình.
  • Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi
  • Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.
  • Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.
  • Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.

3. Kết bài:

  • Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
  • Em rất yêu bố
  • Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.

6. Lập dàn ý cho bài văn tả người ông của em số 6

1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yếu nhất

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

  • Ông bước vào tuổi bảy mươi.
  • Dáng người cao tầm thước.
  • Khuôn mặt hiền từ.
  • Đi lại nhanh nhẹn.
  • Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.
  • Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.
  • Đôi mắt không còn tinh anh.
  • Răng đã rụng đi mấy chiếc.
  • Miệng hay mỉm cười hiền hậu.
  • Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

b) Tính tình:

  • Giọng nói ấm áp, chậm rãi
  • Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.
  • Luôn quan tâm đến con cháu
  • Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.
  • Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.
  • Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

3. Kết bài:

  • Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà
  • Ông đem lại niềm vui và sự đầm ấm cho gia đình em
  • Em kính yêu ông vô hạn.
  • Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.
Tả ông em
Tả ông em

7. Lập dàn ý cho bài văn tả người bà của em số 7

1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khỏe hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

  • Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.
  • Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.
  • Đôi mắt bà còn rất sáng.
  • Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.
  • Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b) Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

3. Kết bài: Em rất thích những lúc bà kể chuyện em nghe. Những câu chuyện của bà rất hay và thú vị. em rất yêu bà của em.

8. Lập dàn ý cho bài văn tả người anh của em số 8

I. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về anh trai .

  • Trong gia đình, em là con út vì vậy em luôn nhận được tình thương yêu, sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là từ anh của em.

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát

  • Người anh trai yêu quý của em tên Quân.
  • Anh hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học thủy lợi.
  • Với em, anh giống như cha, luôn yêu thương, chở che cho em.

2. Tả ngoại hình

  • Anh của em rất đẹp trai. Anh có dáng người cao ráo, hơi gầy.
  • Anh có màu da hơi xạm đen một phần vì giống bố, một phần vì nắng.
  • Anh thừa hưởng đôi mắt tinh anh của bố và sống mũi cao của mẹ. Cùng với nụ cười rạng rỡ, khiến anh trông thân thiện, dễ gần.
  • Giọng anh hơi khàn, khá trầm nhưng lại đem đến cho người khác cảm giác ấm áp....

3. Tả về tính cách và tình cảm của anh với mình

  • Anh là một người con hiếu thảo. Anh luôn cố gắng giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Anh chăm sóc em rất chu đáo khi bố mẹ bận rộn.....
  • Anh là một học sinh giỏi. Anh luôn đạt kết quả cao ở lớp, được thầy cô yêu quý, bạn bè tin tưởng
  • Anh là một người cởi mở hòa đồng. Anh luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn.
  • Anh rất yêu thương em. Anh luôn nhường em những thứ em thích, chă sóc em rất chu đáo. Mỗi khi em buồn, anh lại chọc cho em cười, mua kẹo cho em. Anh cũng hay giúp đỡ em trong học tập, giúp em tiến bộ.
  • Kỉ niệm( ngắn gọn): Một lần đi xe đạp không cẩn thận em bị ngã. Lúc anh phát hiện em đã bị mắng. Em đã khóc vì tưởng anh không thương mình nhưng sau này mới hiểu đó là vì anh lo lắng cho mình.

III. Kết bài.

  • Thể hiện tình cảm của bản thân .
  • Em rất yêu quý anh Quân. Với em anh chính là một tấm gương để em học tập và noi theo. Bây giờ dù rất ít gặp anh nhưng tình cảm anh em vẫn mãi bền chặt.

9. Lập dàn ý cho bài văn tả người chị của em số 9

I.Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu người mà mình định miêu tả.
  • Trong nhà, em thân nhất là chị của em. Vì hai chị em không cách nhau nhiều tuổi, lại hợp tính cách nên hai chị em luôn gắn bó với nhau như hình với bóng.

II.Thân bài

1.Tả ngoại hình

  • Dáng người chị dong dỏng cao, cân đối, hơn em hẳn một cái đầu.
  • Chị rất giống mẹ về ngoại hình, ngoại hình của một người phụ nữ hiền hậu đúng mực.
  • Mái tóc ngắn đen mượt, ngang vai được buộc lên gọn gàng. Em rất thích chải tóc cho chị vì tóc chị luôn có mùi thơm của thảo mộc rất dễ chịu.
  • Gương mặt trái xoan với làn da trắng hồng như da em bé.
  • Đôi lông mày lá liễu, chiếc mũi không cao lắm nhưng khá thẳng.
  • Đôi mắt to, màu nâu, long lanh như hai viên ngọc, lại có hai mí rõ ràng. Đặc biệt đôi mắt ấy biết cười khiến gương mặt chị lúc nào cũng rạng rỡ.
  • Lông mi dài, lúc nào cũng cong vút lên.
  • Hai má núm đồng tiền duyên dáng khiến nhiều người phải ghen tị.
  • Khuôn miệng nhỏ như nụ hoa hồng chúm chím. Mỗi khi chị cười lại để lộ ra hai hàm răng trắng muốt.
  • Đôi bàn tay nhỏ nhắn, thon dài có đủ cả mười hoa tay. Vì thế chị viết chữ rất đẹp. Chị đã giành nhiều giải cao trong các kì thi của tỉnh, thành phố.

2. Tả về tính cách và kỉ niệm

  • Trái ngược với vẻ ngoài hiền dịu, chị rất nghịch ngợm và còn rất khỏe do được học võ từ bé.
  • Mẹ kể, hồi bé chị từng trèo tường trộm ổi, đi trêu chó hàng xóm, cuối cùng các bạn phải đến tận nhà để “kể tội”.
  • Không chỉ học giỏi, chị còn rất đa tài: đàn, hát, vẽ, chơi thể thao, lĩnh vực nào chị cũng giỏi khiến nhiều người ghen tị
    Chị là người đưa đón em đi học mỗi ngày, tối chị dạy em học bài.
  • Cuối tuần, hai chị em thường rủ nhau đi chơi, gắn bó với nhau như hình với bóng.

III.Kết bài

  • Khẳng định lại tình cảm của bản thân
  • Em rất yêu quý chị của em. Chỉ còn một năm học nữa là chị sẽ bước chân vào giảng đường đại học. Vì vậy, hai chị em sẽ không còn nhiều thời gian để chơi đùa cùng nhau. Em sẽ luôn trân trọng từng giây phút này để chị không chỉ là một người chị mà còn là một người bạn tri kỉ, gắn bó.

10. Lập dàn ý cho bài văn tả người em trai của em số 10

1. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

  • Cu Tí là em ruột của tôi.
  • Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

2. Thân bài:

a) Tả hình dáng của em bé

  • Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).
  • Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay...
  • Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.
  • Đôi mắt tròn long lanh.
  • Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.
  • Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.
  • Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.
  • Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.
  • Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.
  • Thích mặc quần áo trắng, tất trắng
  • Thích đi giày vải.

b) Tính tình ngây thơ của bé

  • Tập đi, tập nói:
  • (Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bẹ những tiếng: ba, mẹ, bà)
  • Sinh hoạt của bé:
  • Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả. Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

11. Lập dàn ý cho bài văn tả người em gái của em số 11

1. Mở bài:

Khi em 10 tuổi thì mẹ em sinh bé Bông, đến nay bé Bông đã hơn một tuổi, đang trong tuổi tập nói, tập đi nên bé rất hiếu động.

2. Thân bài:

Tả ngoại hình của bé kết hợp với tả hoạt động.

  • Gương mặt: bầu bĩnh, làn da trắng hồng, căng mịn.
  • Đôi mắt: tròn, đen láy và tròn xoe lúc nào cũng mở to nhìn mọi người, trông mới dễ thương làm sao.
  • Tập nói: Bé đang tập nói, giọng còn ngọng líu ngọng lịu.
  • Cái miệng: chúm chím như một nụ hoa bập bẹ: ba..., ba... hoặc ma..., ma... cũng đủ làm cho ba má và cả nhà thích thú cười vui.
  • Bé có một vũ khí rất lợi hại: đó là khóc. Vòi gì không được khóc toáng lên, ngồi bệt xuống đất đạp chân đành đạch; những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má bầu bĩnh; được chiều theo ý, cô nàng liền nhoẻn miệng cười, nét mặt ngây thơ tươi tắn ngay như chưa khóc bao giờ.
  • Tập đi: Muốn bé tập đi mẹ thường giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa, vỗ tay gọi bé đến. Bé cười toe toét, để lộ hai chiếc răng cửa như răng thỏ. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước; đến đủ gần, bé liền nhoài tới, đôi tay mũm mĩm nổi rõ những ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên vừa khen vừa hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ sung sướng.

3. Kết bài:

Sự trưởng thành mỗi ngày của bé Bông làm cho em và bố mẹ vô cùng hạnh phúc. Những bước đi, những tiếng nói đầu đời của em sẽ là những kỉ niệm khó quên đối với em và bố mẹ.

III. Tả một người trong gia đình em (80+ bài văn mẫu)

Trên đây là dàn ý Tả người thân trong gia đình em lớp 5 ngắn gọn, chi tiết kèm sơ đồ tư duy giúp các em HS biết cách tư duy, triển khai những luận điểm, ý cần có để viết bài văn tả người thân ấn tượng nhất, đạt điểm cao.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
52 12.436
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm