Top 7 mẫu Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu siêu hay

Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu là đề bài tập làm văn thuộc nội dung Tuần 26 - Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu trang 87 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2.

Sau đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến các em học sinh Top 7 đoạn văn mẫu, kể về tấm gương hiếu học giúp các em có thêm tài liệu tham khảo tham khảo, tự viết cho mình đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học theo đúng yêu cầu của đề bài.

1. Gợi ý Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu

1.1. Tinh thần hiếu học là gì?

Tinh thần hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời.

1.2. Phép liên kết câu là gì?

Phép liên kết câu là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ một đối tượng về người, vật, hiện tượng… để thay thế nhau ở các câu khác nhau. Qua đó tạo sự liên kết giữa các câu chứa chúng. Đồng thời phép liên kết câu cũng là biện pháp giúp cho đoạn văn tránh bị lặp từ, làm văn phong đa dạng, phong phú hơn.

2. Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu - Thầy Nguyễn Ngọc Ký số 1

Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học dưới đây được thực hiện bởi hoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương hiếu học tiêu biểu cho các thế hệ học sinh noi theo. Bởi một cơn bạo bệnh vào năm 4 tuổi, cậu bé Ký đã bị liệt cả hai tay. Vậy mà điều đó chẳng thể làm mai một tinh thần học tập của cậu. đã dùng đôi bàn chân của mình để tập viết chữ. Vượt qua bao khó khăn, cậu không chỉ đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa mà còn học rất giỏi và đạt được nhiều thành tích cao. Sau này ông trở thành một nhà giáo ưu tú, được bác Hồ tặng huy hiệu Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Nguyễn Ngọc Ký.

3. Kể về một tấm gương hiếu học có sử dụng phép thay thế từ ngữ Bác Hồ số 2

Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học dưới đây được thực hiện bởi hoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Kể về một tấm gương hiếu học
Kể về một tấm gương hiếu học - Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam luôn là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học. Vào ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville của Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (lúc ấy mới 21 tuổi), lấy tên mới là Văn Ba đã rời Sài Gòn bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.

Từ lúc sáng sớm cho đến lúc đêm khuya, anh lúc nào cũng luôn tay, luôn chân, lại thường xuyên đi giữa căn bếp nóng nực và phòng kho lạnh buốt, hoặc khuân vác đồ nặng trên con tàu tròng trành, lên những bậc thang chật hẹp từ kho lên nhà bếp. Thủy thủ và đầu bếp đã bắt đầu nể phục anh không chỉ anh đã hoàn thành công việc hết sức nặng nề mà họ đã khám phá ra một điều rằng, người thanh niên ấy là một người thông minh, hiếu học. Mặc dù đã mệt lả sau một ngày làm việc nhưng anh Ba vẫn không chịu đi ngủ mà còn thức đến 23 giờ khuya hoặc lâu hơn nữa để đọc sách hoặc viết lách. Một số người thủy thủ và phụ bếp mù chữ đã nhanh chóng kết thân với anh. Họ vui mừng khi được anh sẵn sàng viết hộ những bức thư gửi cho người thân và gia đình. Anh còn dạy họ học tiếng Việt. Họ giúp anh rửa rau củ, nói chuyện với anh về nước Pháp, về người dân Pháp. Một kinh nghiệm đầu tiên nhưng quý giá mà anh nhận ra được: Cũng có cả những người Pháp tốt bụng. Kinh nghiệm này đã bổ sung cho nhận thức của anh về quan hệ sau này đối với đất nước và con người Pháp.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Bác

4. Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học Leonardo da Vinci số 3

Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học dưới đây được thực hiện bởi hoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Hôm nay, em xin kể cho mọi người câu chuyện về Leonardo da Vinci - một thiên tài toàn năng người Ý - người hiếu học có ý chí, nghị lực phi thường mà em rất hâm mộ. Ngay từ thuở nhỏ, Leonardo đã rất thích vẽ. Bố ông đưa ông đến Florence, bái họa sĩ Andrea del Verrocchio làm thầy. Bài học đầu tiên thầy giáo dạy cho ông là vẽ trứng gà.

Ngày qua ngày, người học trò Leonardo vẫn phải vẽ đi vẽ lại những bức họa về quả trứng gà đ. Cho đến khi đã cảm thấy chán nản, Leonardo đến phàn nàn với người thầy: "Tại sao thầy cứ bắt con vẽ trứng gà mãi như thế ạ?"

Người thầy đáng kính đã trả lời rằng: "Vẽ trứng không hề đơn giản như ta nghĩ, trong 1000 quả cũng không thể tìm ra 2 quả giống hoàn toàn. Thậm chí với một quả trứng, ở những góc độ khác nhau, chúng cũng sẽ trông khác nhau. Ví dụ như, ngẩng đầu cao hơn một chút để nhìn quả trứng, hoặc đặt mắt ở một vị trí thấp hơn, thì các đường tròn của quả trứng sẽ có khác biệt. Vì vậy, vẽ trứng là bài học cơ bản nhất, phải luyện bài học này thật thuần thục mới được".

Từ đó Leonardo de Vinci chăm chỉ luyện tập bài học cơ bản đó, ngày nào cũng vẽ trứng gà. Một năm, hai năm rồi ba năm, những tờ nháp ông dùng để vẽ trứng gà có lẽ đã cao chạm đến mái nhà. Trải qua thời gian dài chăm chỉ thực hành, cuối cùng Leonardo cũng đã sáng tạo ra những bức họa bất hủ, trở thành một nhà họa sĩ, điêu khắc vĩ đại của lịch sử nhân loại.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Leonardo da Vinci 

5. Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học Trần Quốc Khái số 4

Đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học dưới đây được thực hiện bởi hoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn. 

Thuở bé, ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái rất ham học. Ông học ngay cả khi đốn củi, kéo vó tôm. Vì nhà nghèo, buổi tối không có đèn dầu thắp sáng, cậu bé Khái đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng chiếu sáng mà đọc sách đêm.Chẳng bao lâu sau, Khái đỗ tiến sĩ và được phong làm quan to dưới thời nhà Lê. Ông có công lao to lớn khi truyền dạy cho dân nghề thêu và nghề làm lọng. Nhân dân Thường Tín quê ông biết ơn, tôn là “Ông tổ nghề thêu” và lập đền thờ tưởng nhớ.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Trần Quốc Khái

6. Đoạn văn kể về Cao Bá Quát số 5

Cao Bá Quát là nhà thơ lỗi lạc, lãnh tụ phong trào khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Ông người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Cao Bá Quát xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cha ông sống vào thời Lê mạt, xã hội loạn lạc nên ông không thi cử làm quan mà chỉ sống bằng nghề dạy học. Nhưng họ Cao là dòng họ có truyền thống văn thơ, khoa cử.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Cao Bá Quát.

7. Đoạn văn kể về Mạc Đĩnh Chi số 6

Nổi tiếng tài cao học rộng đến mức Hoàng đế nhà Nguyên khen ngợi là Lưỡng quốc Trạng Nguyên, Mạc Đĩnh Chi còn được lưu lại trong sử sách nhiều câu chuyện về văn tài của ông. Với tư chất thông minh, ham học nên năm lên 6 tuổi, Mạc Đĩnh Chi xin mẹ đi học. Thấy con ít tuổi mà có chí, bà cụ mừng rỡ sắm sửa cho đi. Bấy giờ có Chiêu Quốc công Thái Tử nhà Trần mở trường dạy học ở làng bên cạnh. Học trò thấy đứa bé ít tuổi mà xấu xí đều chê, duy Chiêu Quốc công biết là đứa bé phi thường. Không bao lâu, Mạc Đĩnh Chi học vượt cả trường, nghe một biết mười, học đâu nhớ đấy, cả vùng đều cho là thần đồng. Sau này Chiêu Quốc công đón hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi về nhà, nuôi cho ăn học. Không phụ công đèn sách, kỳ thi năm Giáp Thìn (1304), Mạc Đĩnh Chi thi đỗ Hội nguyên, sau đó đỗ Trạng nguyên trong kỳ thi Đình khi mới 24 tuổi. Ông ra làm quan, trải qua ba triều vua là Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Dưới triều vua nào, ông cũng được tin dùng. Ông được thăng đến chức Đại liêu Ban Tả Bộc xạ (Tể tướng) và hai lần được cử đi sứ sang Trung Quốc vào các năm 1308 và 1322.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Mạc Đĩnh Chi.

8. Đoạn văn kể trạng nguyên Nguyễn Hiền số 7

Nguyễn Hiền là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, khi mới mười ba tuổi. Cuộc đời ông gắn với nhiều giai thoại dân gian Việt Nam còn lưu truyền đến nay. Những năm làm quan trong triều, Nguyễn Hiền có nhiều kế sách hay để phò vua giúp nước. Năm ất hợi, nước ta bị giặc Chiêm Thành xâm lược, trạng nguyên Nguyễn Hiền được giao trách nhiệm đánh giặc giữ nước và giành chiến thắng. Về nông nghiệp, ông cho đắp đê ngăn lũ lụt ở sông Hồng, phát triển sản xuất mùa màng cho nông dân no ấm. Về quân sự, ông mở mang võ đường để rèn quân luyện sĩ, tăng cường sức mạnh quốc phòng, trong coi việc văn chương và mở mang công nghệ. Vua trần còn giao cho ông việc tiếp sứ Tàu và phong cho ông chức "Đông các đại học sĩ". Năm 1255, trạng Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng và qua đời. Với tài năng, công đức và học vấn uyên thâm, ông đã làm rạng danh thế hệ trẻ của Việt Nam, xứng danh là một tấm gương sáng về năng lực tự học thành tài, về đức độ và lòng yêu nước thương dân.

Lưu ý: Những từ in đậm là cách thay đổi xưng hô về Nguyễn Hiền.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 5: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
56 9.102
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm