Top 10 câu chuyện, bài thơ về bình đẳng giới hay và ý nghĩa nhất
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyên, 1 bài thơ) về bình đẳng giới; 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới) là bài tập thuộc nội dung Câu hỏi 2 bài Lớp trưởng lớp tôi trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Cánh diều. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ Top 5 câu chuyện, bài thơ về bình đẳng giới hay và ý nghĩa nhất giúp các em HS có thêm tài liệu tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài làm của mình.
Đề bài: Tìm đọc thêm ở nhà:
- Hai câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về bình đẳng giới (những phẩm chất tốt của bạn nam, bạn nữ; cách cư xử tôn trọng, bình đẳng với bạn khác giới;…)
- 1 bài văn tả người (hoặc 1 bài báo về bình đẳng giới). (Câu hỏi 1 trang 21 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều: Lớp trưởng lớp tôi.)
Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về bình đẳng giới
Một số câu chuyện, bài thơ về bình đẳng giới hay và ý nghĩa mà các em có thể tìm đọc như:
- Câu chuyện Bình đẳng giới từ trong nhà, Chuyện thần kỳ ở vương quốc giày, Nàng công chúa tóc xù...
- Bài thơ Khát vọng bình đẳng giới - Đào Thu Phương, Xin bố để tóc dài - Nguyễn Vân Diệp, Bình đẳng giới là gì? - Phạm An Vy, Chuyện chàng cá ngựa - Trần Trúc Linh, Huỳnh Như - Nguyễn Vân Diệp, Ngày chủ nhật, Khi ba vào bếp, Soi gương - Nguyễn Thị Ngọc Minh, Không phải “giúp” việc nhà" - Nguyễn Thị Huyền Hậu...
1. Câu chuyện về bình đẳng giới
Bình đẳng giới từ trong nhà
Có cậu con trai mới lớn đang học cấp 3, bức xúc về việc bố luôn tỏ ra yêu chiều đứa em gái của mình - “tình nhân kiếp trước của bố” đã làm cuộc “nổi dậy” trong nhà.
Cậu “nổ phát súng đầu tiên” ngay tại bàn ăn: “Ba, con và Út đều là con ruột của ba mà sao trong bữa cơm toàn thấy ba gắp thức ăn cho nó không vậy? Con nè ba!”.
Từ câu chuyện miếng thịt của bố…
Cả nhà ngớ ra, người cha từ tốn đáp: “Con trai ạ, ba gắp thức ăn cho em con, vì khi em còn ở nhà mình, miếng thịt dành cho nó nó được ăn cả miếng. Mai này lập gia đình rồi, nếu hoàn cảnh kinh tế không mấy khá giả, có miếng thịt nó chỉ ăn nửa miếng thôi, nửa còn lại đưa vào chén cơm của chồng. Đến khi có con, miếng thịt phần nó chắc đâu nó được ăn tí nào, 1 nửa nó cắn đút cho con nó ăn, 1 nửa lại dúi vào chén chồng. Vì thế, chừng nào em con còn ở nhà mình, cha con ta nhớ chăm sóc em nhiều hơn”.
Cứ tưởng “cuộc khởi nghĩa sẽ bị dìm trong bể máu”, vậy mà trận chiến chống “phân biệt đối xử trong nhà” biến thành cuộc trò chuyện sôi nổi quanh bàn ăn.
…đến những thay đổi ở nhà, ở lớp
Từ hôm ấy, anh hai tranh phần ba gắp tiếp thức ăn cho em gái, dọn phòng mình không đợi ai nhắc và tự giác phụ mẹ việc nhà. Bù lại, cô em út cũng nói năng lễ phép với anh hai, ăn mặc ra vô kín đáo hẳn lên!
Ở lớp, cậu cũng quan tâm đưa chai dầu khi để ý thấy mặt cô giáo tái mét vì trúng gió, thậm chí không ngại ngùng chạy xe đi mua bịch “đôi cánh thấm hút 3 chiều” cho cô bạn cùng lớp bị gặp sự cố không dám đứng dậy.
Khi lao động công ích ở trường, cậu tình nguyện nhận việc trèo cao hoặc xách nặng, nhường cho các bạn nữ việc nhẹ hơn. Mới đầu cả lũ trai chọc phá “cái đồ đứt dây thần kinh ngại”, “mê gái”, “nịnh cô”,… về sau nín khe hết vì thấy cô cùng tụi con gái tin tưởng và mến kẻ đó ra mặt!
Cách hành xử của cha mẹ ảnh hưởng đến thái độ sống và tư duy của con cái
Cha mẹ, đặc biệt là người cha hiểu đúng sẽ làm gương cho con về bình đẳng giới trong nhà, giáo dục con bằng hành động của bản thân, bằng những bài học trong sách vở, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới. Không phải là sự hoán đổi vai trò của nam, nữ từ thái cực này sang thái cực khác và sự tuyệt đối hóa bằng con số hoặc tỷ lệ 50/50.
Đặc biệt, sự chia sẻ việc nhà, chăm sóc các thành viên gia đình, tạo cơ hội và điều kiện cho nam, nữ phát triển toàn diện đồng thời bù đắp cho phụ nữ những khoảng trống do việc mang thai, sinh con và gánh vác phần lớn việc nhà. Bình đẳng giới không chỉ là bình đẳng giữa nam và nữ mà là bình đẳng giữa các giới tính, không kỳ thị những người đồng tính, song tính, chuyển giới.
2. Những bài thơ về bình đẳng giới
Khát vọng bình đẳng giới - Đào Thu Phương
Bình đẳng giới là gì? - Phạm An Vy
Xin bố để tóc dài - Nguyễn Vân Diệp
Chuyện chàng cá ngựa - Trần Trúc Linh
Huỳnh Như - Nguyễn Vân Diệp
Ngày chủ nhật, Khi ba vào bếp, Soi gương - Nguyễn Thị Ngọc Minh
Không phải “giúp” việc nhà" - Nguyễn Thị Huyền Hậu
3. Bài văn tả người
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ. Đó là người mang nặng đẻ đau, chăm lo và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành. Mẹ của em cũng như bao người mẹ khác, đều rất yêu thương con cái. Em rất yêu mẹ của em.
Mẹ năm nay đã gần 45 tuổi, mái đầu mẹ đã bắt đầu có những sợi tóc màu bạc. Mỗi lần ngồi cạnh mẹ, mẹ lại bảo nhổ cho mẹ những sợi tóc đó. Người ta bảo với em rằng đó là dấu hiệu của tuổi già. Mà em thì không muốn mẹ già đi chút nào.
Gương mặt mẹ tròn, làn da bị sạm vì rám nắng. Suốt ngày mẹ em làm việc đồng áng từ sáng đến tối nên mẹ không trắng như nhiều người khác. Nhưng em vẫn thích sờ vào má mẹ khi nằm ngủ. Vì em nhận ra sự nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Đôi mắt của mẹ em hiền lắm, mẹ cười mà mắt cũng biết cười.
Mẹ chăm sóc cho hai chị em rất cẩn thận, mỗi sáng mẹ đều chuẩn bị cơm canh rất ngon cho em và ba ăn. Mẹ bảo bữa sáng quan trọng nhất nên không được bỏ bữa. Khi chúng em đến trường, mẹ còn không quên chuẩn bị khẩu trang cũng như nước uống bỏ vào túi. Mẹ luôn là người phụ nữ chu đáo như vậy.
Tham khảo thêm:
4. Bài báo về bình đẳng giới
Bài báo "Bình đẳng giới, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta" đăng trên Báo Bắc Kạn (Thứ Hai 17/06/2024).
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
(Siêu hay) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một sự việc hoặc một tác phẩm đã đọc hoặc đã nghe
Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
Câu chuyện, bài thơ về ý chí, nghị lực
(Siêu hay) Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều năm 2024-2025