Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. Viết vào phiếu đọc sách theo mẫu là đề bài tập Câu 1, 2 Đọc mở rộng trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức tập 1. Sau đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu tuyển tập những câu chuyện về người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật ngắn, hay nhất và gợi ý giải bài tập viết phiếu đọc sách lớp 5. Mời các em cùng tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài tập của mình nhé.
Đề bài:
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật. (Câu 1 trang 131 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1)
- Viết phiếu đọc sách theo mẫu. (Câu 2 trang 131 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1)
Tìm đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
1. Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật
Một số câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật mà các em có thể tìm đọc như: Những mẩu chuyện âm nhạc (Hoàng Lân), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), Những mẫu chuyện về nhà văn Tô Hoài (Cao Minh), Trịnh Công Sơn và những dấu ấn nghệ thuật của một nhạc sĩ tài hoa ...
>>> Tham khảo thêm: Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
Trịnh Công Sơn và những dấu ấn nghệ thuật của một nhạc sĩ tài hoa
Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ Việt Nam hiếm hoi có sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng vươn tầm thế giới. Được biết, khoảng 2 triệu băng đĩa nhạc của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được bán tại Nhật Bản.
Không những vậy, ông cũng là nhạc sĩ Việt được người Nhật yêu thích nhất. Họ viết cả lời Nhật cho những ca khúc của ông để ca sĩ của họ được biểu diễn, điển hình như ca khúc Diễm xưa. Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng ở Nhật đã hát lại ca khúc này như Tokiko Kato, Yoshimi Tendo, Aya Shimazu…
Nhạc Trịnh Công Sơn còn thường xuyên được hát trong Kohaku Uta Gassen - chương trình Âm nhạc Đêm giao thừa thường niên của đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK trước hàng triệu khán giả và hàng loạt sân khấu lớn nhỏ khác.
Các trường đại học âm nhạc, văn hóa của Nhật và Việt Nam cũng liên tục thực hiện các đề tài, luận văn cao học, luận án tiến sĩ về nhạc Trịnh.
Có thể nói, Trịnh Công Sơn là tác giả hiếm hoi được nghiên cứu đầy đủ dưới nhiều bình diện như âm nhạc, văn hóa, ngôn ngữ, văn học… Ở mảng nào, ông cũng có đóng góp và gây dựng tầm ảnh hưởng to lớn.
Sở dĩ người Nhật yêu thích Trịnh Công Sơn đến như vậy vì âm hưởng chất nhạc, nội dung, tinh thần của nhạc Trịnh rất đậm hồn Đông phương và gắn chặt với văn hóa, thể hiện triết lí Á Đông đậm đặc.
Trịnh Công Sơn cũng được báo chí và cộng đồng quốc tế nhắc đến như "Bob Dylan của Việt Nam", "Nhạc sĩ được yêu mến nhất tại Việt Nam" (The Washington Post)
Tại Việt Nam, hiếm có nhạc sĩ nào sáng tác nhiều như Trịnh Công Sơn, với 600 ca khúc. Trong đó, có tới 236 ca khúc được phổ biến rộng rãi. Người dân Việt Nam không ai là không biết nhạc Trịnh vì nó len lỏi vào từng ngõ ngách, tầng lớp công chúng.
Ca sĩ Việt hầu như đều từng hát nhạc Trịnh. Nhạc Trịnh năm nào cũng được hoặc mở lên ở mọi sân khấu, dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là loại nhạc duy nhất dung hòa được từ bác học tới bình dân, khiến ca sĩ mọi thế hệ, dòng nhạc đều hát được.
Bức tranh của em gái tôi
Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn. Nó vui vẻ chấp nhận cái tên tôi tặng cho và hơn thế, còn dùng để xưng hô với bạn bè. Mèo rất hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú đến khó chịu.
- Này, em không để chúng nó yên được à?
Nó vênh mặt:
- Mèo mà lại! Em không phá được...
Một hôm tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì, trông rất sợ, thỉnh thoảng lại bôi bôi ra cổ tay. Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị nó cạo trắng cả. Tôi quyết định bí mật theo dõi em gái tôi. Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục... đều do nó tự chế. Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào một cái lọ còn bỏ không.
Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm.
Nhưng mọi bí mật của Mèo cuối cùng cũng bị bại lộ. Hôm đó chú Tiến Lê - họa sĩ, bạn thân của bố tôi - đưa theo bé Quỳnh đến chơi. Vớ được bạn gái nó mừng quýnh lên. Hai đứa lôi nhau ra vườn. Tại đây Mèo đem toàn bộ những bức tranh nó vẽ giấu ra cho bé Quỳnh xem. Chỉ thấy bé Quỳnh thỉnh thoảng lại reo lên khe khẽ. Lát sau bé Quỳnh chạy vào thì thầm gì đó với chú Tiến Lê khiến chú phải xin phép bố tôi theo bé Quỳnh ra vườn. Lúc đó, tôi đang mải mê với chiếc diều nên không biết có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy từ ngoài vườn trở vào, mặt chú Tiến Lê rạng rỡ lắm:
- Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không?
Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy?
Và ông không kìm được, ôm thốc Mèo lên:
- Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được con xúc động. Theo chú Tiến Lê thì những bức tranh của Mèo rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào. Bố mẹ tôi rất tin vào thẩm định của chú Tiến Lê. Chú còn hứa sẽ giúp em gái tôi để nó phát huy tài năng.
Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.
Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.
Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng, cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con Mèo vằn vào tranh nó, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ con.
Gấp lại những bức tranh của Mèo, tôi lén trút ra một tiếng thở dài...
Tác giả: Nhà văn Tạ Duy Anh
Cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn và câu chuyện truyền cảm hứng
Là một diễn viên nổi tiếng, được khán giả nhớ đến qua nhiều vai diễn hiền lành, chân chất trong "12A và 4H", "Luật đời", "Người vác tù và hàng tổng"... Thế nhưng số phận không may mắn mỉm cười với anh sau khi kết hôn và đón con trai đầu lòng. Bé Bôm (Nguyễn Anh Tuấn) con trai diễn viên Quốc Tuấn ngay từ khi ra đời đã mắc căn bệnh hiểm nghèo apert – xương sớm cục bộ, căn bệnh hiếm gặp đến mức tỉ lệ chỉ là 1/88.000. Căn bệnh khiến các ngón tay, ngón chân dính nhau, xương sọ bị đóng kín sớm. Đi cùng với sự phát triển của cơ thể thì cần phải có nhiều đợt phẫu thuật để tách rời các ngón tay, ngón chân và nới xương sọ…
Bằng tình yêu con vô bờ bến của một người cha, diễn viên Quốc Tuấn tin rằng bé Bôm sẽ khỏe mạnh như những người bình thường và bắt đầu hành trình chữa bệnh cùng con suốt 15 năm qua. Trong 15 năm, Bôm trải qua hơn 10 ca đại phẫu khác nhau. Có những lần thành công cũng có lần thất bại, nhiều lúc cậu bé phải ở trong bệnh viện hàng tháng trời. Để có thời gian chăm sóc cũng như đưa con đi chữa bệnh, những năm qua, Quốc Tuấn gác lại công việc diễn xuất của mình. Quốc Tuấn không chỉ là một người cha của bé Bôm. Anh tự nhận, anh là mẹ, là anh, là người bạn của bé Bôm. “Ông bố, bà mẹ nào cũng mong con mình khỏe mạnh, xinh xắn. Nhưng khi số phận rơi vào mình, không thể cứ ngồi ủ rũ, trông chờ. Mình phải là chỗ dựa cho con, truyền cho con sự tự tin, nghị lực, lạc quan”. Chính niềm tin đó của Quốc Tuấn đã tạo nên điều kỳ diệu.
Cuối cùng sau 15 năm kiên trì chữa bệnh, bệnh tình Bôm đã gần khỏi. Cậu bé chờ thêm hai năm nữa để phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình. Hành trình 15 năm miệt mài không ngừng nghỉ cùng con trai, trái ngọt đầu tiên mà vợ chồng Quốc Tuấn nhận được chính là ước mơ của bố con Bôm hằng ấp ủ cuối cùng cũng trở thành hiện thực khi cậu bé là một trong năm tân sinh viên xuất sắc nhất thi đỗ vào khoa Jazz, bộ môn piano của Học viện Âm nhạc Việt Nam.
Hành trình chữa bệnh cho Bôm vốn đã gian nan, kỳ diệu, nhưng hành trình giúp con trai tự tin và phát triển như một cậu bé bình thường của diễn viên Quốc Tuấn lại càng khiến chúng ta khâm phục, ngưỡng mộ. Giữa cuộc sống với bao nhiêu áp lực, nỗi buồn mà không phải người cha nào cũng vượt qua được ấy, trên gương mặt của cả hai cha con diễn viên Quốc Tuấn vẫn luôn nở nụ cười. Người cha mạnh mẽ ấy đã giữ được sự hồn nhiên cho con và cho chính anh.
Dù mắc phải căn bệnh hiếm gặp và có khuôn mặt không lành lặn như nhiều bạn nhỏ nhưng Bôm không tự ti, khép kín, ngược lại là cậu bé khá vui vẻ và hay cười. Khoảnh khắc Bôm vui vẻ sải bước trên sân khấu, đứng trước micro, nói những lời cảm ơn "anh Tuấn" và tràn đầy tự tin biểu diễn trên sân khấu như một nghệ sĩ thực thụ chính là thành quả quá ngọt ngào mà Bôm đã dành tặng cho bố - người đàn ông đã đồng hành cùng mình trải qua những ngày khó khăn và gian khổ nhất. Bôm đã minh chứng rằng: bằng tình yêu, bằng quyết tâm chúng ta có thể làm nên những điều kì diệu.
Câu chuyện của hai cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn đã cho chúng ta một bài học tròn đầy nhất về tình yêu thương. Bôm đã chiến thắng số phận khi trở thành sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để thực hiện ước mơ của mình. Còn với anh Quốc Tuấn, anh không chỉ là một người cha tuyệt vời, đã vượt lên hoàn cảnh để cùng Bôm thực hiện ước mơ, mà còn là người truyền cảm hứng cho sự yêu thương lan tỏa đến mọi người.
(Ngọc Khánh)
2. Viết vào phiếu đọc sách theo mẫu
Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách mẫu 1
Phiếu đọc sách lớp 5 dưới đây do HoaTieu.vn thực hiện, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |||
Tên câu chuyện: Cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn và câu chuyện truyền cảm hứng | Tác giả: Ngọc Khánh | Ngày đọc: 22/11/2024 | |
Tên nhân vật chính: Nghệ sĩ Quốc Tuấn và con trai. | Lĩnh vực nghệ thuật: Diễn viên - đạo diễn | ||
Nội dung chính của câu chuyện: Câu chuyện về hành trình 15 năm đồng hành cùng con trai Bôm vượt qua bệnh hiểm nghèo (apert – xương sớm cục bộ) của diễn viên - đạo diễn Quốc Tuấn. Anh đã gác lại công việc, niềm đam mê của bản thân để bên con trong hành trình chữa bệnh. Cuối cùng sau 15 năm kiên trì, bệnh tình Bôm đã gần khỏi, trở thành sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. | Chi tiết đáng nhớ: Để có thời gian chăm sóc cũng như đưa con đi chữa bệnh, những năm qua, Quốc Tuấn gác lại công việc diễn xuất của mình. | ||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách mẫu 2
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |||
Tên câu chuyện: Bức tranh của em gái tôi | Tác giả: Tạ Duy Anh | Ngày đọc: 22/11/2024 | |
Tên nhân vật chính: Kiều Phương, anh trai (nhân vật tôi). | Lĩnh vực nghệ thuật: Hội họa | ||
Nội dung chính của câu chuyện: Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương (còn gọi là mèo) qua lời kể của người anh. Mèo là một cô bé hay nghịch ngợm nhưng lại có năng khiếu vẽ đặc biệt. Sau một thời gian theo dõi, nhất là khi nghe chú Tiến Lê khen tranh của em gái, người anh rơi vào trạng thái mặc cảm. Trạng thái tâm lý này khiến người anh thường gắt gỏng với Mèo mặc dù cô bé chẳng có tội tình gì. Nhưng thật bất ngờ, bức tranh đạt giải của Kiều Phương lại là bức tranh vẽ về người anh thân yêu của mình. Trước bức tranh, người anh nhận ra tấm lòng nhân hậu của em gái và hối hận vì đã có lúc mình đã đối xử không đúng với em. | Chi tiết đáng nhớ: Nhân vật tôi nghĩ rằng, nếu có thể nói với mẹ thì sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”. | ||
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Cinderella
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo 2024-2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2024-2025
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 5 Cánh Diều năm 2024-2025
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều năm 2024-2025
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 18
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó" bằng lời của một nhân vật trong truyện
- Bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày
- Viết bài văn kể lại câu chuyện "Câu chuyện của chim sẻ" bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện
- Tuần 19
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát Trồng cây
- Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen
- Đặt 1-2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân
- Bày tỏ suy nghĩ của em về một trong các thông điệp của Giờ Trái Đất
- Kể 2 – 3 việc mà em và bạn bè có thể làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất
- Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được
- Viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 10
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì 1
- Viết một đoạn của bài văn tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến
- Đặt câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, có kết từ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng
- Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Bài 11
- Bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Câu chuyện, bài thơ, bài văn về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống quanh em
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Trong bốn mùa, em thấy mùa nào đẹp nhất? Hãy trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp của mùa đó
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao (hoặc bài thơ) đã học (hoặc đã đọc) nói về cảnh đẹp quê hương, đất nước
- Bài đọc Sắc màu em yêu
- Em yêu màu nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) hoặc 2-4 dòng thơ về màu sắc em yêu
- Bài đọc Mưa Sài Gòn
- Giới thiệu một tác phẩm về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của con người, cuộc sống quanh em
- Bài đọc Hội xuân vùng cao
- Hãy viết một câu ghép để thể hiện nội dung bức tranh ở bên
- Viết đoạn văn tả vẻ đẹp của một mùa mà em yêu thích
- Bài 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
Tìm các từ ngữ trong và ngoài bài thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công
(Siêu hay) Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
Viết 2 - 3 câu có kết từ để giới thiệu về một trong những bức tranh, bức ảnh dưới đây
(Siêu hay) Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
Viết đoạn văn 4-5 câu về một cảnh đẹp thiên nhiên có từ đồng nghĩa