Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt
Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt là đề bài Câu 2 vận dụng trang 12 SGK Tiếng Việt 5 KNTT tập 2. Sau đây là tuyển tập sách báo viết về người tốt, việc tốt hay đặc sắc với nội dung đa dạng, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt bài tập của mình.
Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt
- 1. Gương người tốt việc tốt: Học sinh trường tiểu học Nam Thành nhặt được của rơi trả lại người mất
- 2. Bài báo Hành trình 10 năm cõng bạn đi học
- 3. Người làm báo với việc viết về gương người tốt, việc tốt
- 4. Bài viết về gương người tốt, việc tốt
- 5. Bài báo cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được
- 6. Bài báo Khen thưởng học sinh lớp 11 dũng cảm truy đuổi 10km bắt kẻ trộm xe máy chuyên nghiệp
- 7. Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác
Sách báo viết về người tốt, việc tốt mà các em có thể tìm đọc như:
- Hành trình 10 năm cõng bạn đi học;
- Học sinh trường tiểu học Nam Thành nhặt được của rơi trả lại người mất;
- Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được;
- Khen thưởng học sinh lớp 11 dũng cảm truy đuổi 10km bắt kẻ trộm xe máy chuyên nghiệp;
- Gương thiếu nhi làm theo lời Bác.
1. Gương người tốt việc tốt: Học sinh trường tiểu học Nam Thành nhặt được của rơi trả lại người mất
Nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu phát động phong trào “Nghìn việc tốt”: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả đất nước ta là một rừng hoa đẹp”. Cho đến nay, đã có không ít tấm gương “Người tốt việc tốt” trên cả nước. Nhiều trong số đó là các em học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước. Nguyễn Đình Bảo Nhi - học sinh lớp 4A trường Tiểu học Nam Thành, Thành phố Ninh Bình là một tấm gương sáng về “Người tốt, việc tốt” đáng được biểu dương.
Ngày 08/8/2019, trên đường đi học về em Nguyễn Đình Bảo Nhi đã nhặt được 1 cọc tiền 50 triệu đồng gần cổng trường Tiểu học Nam Thành. Bảo Nhi đã nhanh chóng mang số tiền nói trên trao lại cho Ban Giám hiệu nhà trường và Công an phường nhờ tìm người đánh mất trả lại. Ngày 15/8, Công an phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình đã tổ chức trao trả số tiền 50 triệu đồng cho chị Đinh Thị Kim Dung (SN 1978, trú phường Nam Thanh, thành phố Ninh Bình) do chị đánh rơi nhiều ngày trước.
Hành động nhặt được của rơi trả lại người mất của em Bảo Nhi là phẩm chất đạo đức cao đẹp, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Đây tấm gương tiêu biểu về người tốt việc tốt cần được biểu dương, nhân rộng trong nhà trường và xã hội hiện nay.
(Báo Ninh Bình)
2. Bài báo Hành trình 10 năm cõng bạn đi học
Hành trình 10 năm cõng bạn đi học và những câu chuyện xúc động của hai nam sinh Thanh Hóa đạt hơn 28 điểm thi đại học đăng trên báo Gia đình & Xã hội.
Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu đều được sinh ra trong những gia đình có bố mẹ làm nông dân, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bị co quắp không thể cử động. Gia cảnh không khá giả, bố mẹ Minh cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho em nhưng mọi thứ dường như không thể thay đổi.
Vì tay phải bị teo nên Minh tập viết bằng tay trái. Ngày đầu, những nét chữ nguệch ngoạc, xiên xẹo, em phải tập cả ngày, đôi tay mỏi nhừ, đau nhức. Khó khăn là vậy, nhưng Minh vẫn bền bỉ tập luyện. Trong lòng em luôn khắc ghi câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một thầy giáo tật nguyền, viết bằng hai chân được mọi người yêu mến, kính trọng. Mỗi lần mỏi mệt, em lại tự động viên mình phải sống biết vươn lên, nghịch cảnh chỉ là thử thách, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Minh cho biết, để có được kết quả như vậy, ngoài nỗ lực của bản thân em, không thể thiếu sự đồng hành, động viên của thầy cô và bạn bè, trong đó có người bạn đặc biệt Ngô Minh Hiếu. Hiếu chính là người bạn thân nhất của Minh, người đã thay “đôi chân” đưa em đến trường mỗi ngày liên tục trong suốt chục năm qua.
Ngày ấy, khi thấy cậu bạn nhỏ cùng lớp không được lành lặn, lúc nào cũng chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn các bạn vui đùa, việc đi học hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn, Hiếu rất thương và luôn tìm cách giúp đỡ bạn. Càng gần gũi, Hiếu càng cảm nhận được ý chí, nỗ lực vươn lên của cậu bạn nhỏ nên càng muốn gắn bó, hết lòng giúp đỡ bạn, cũng từ đó lấy tấm gương của bạn làm động lực cho chính mình.
Khi bạn bè của em vui đùa, chạy nhảy, em còn mang trên vai sứ mệnh của một “thiên sứ” lặng lẽ cõng bạn đến lớp rồi lại cõng bạn về nhà. Đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân thứ 2 của Minh, tấm lòng của Hiếu cũng trở thành nghị lực của Minh. Đằng đẵng suốt 10 năm trời, đôi bạn cùng tiến tiếp bước cho nhau đến trường, cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều buồn, vui trong cuộc sống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào Hiếu cũng đến sớm đón bạn để cả hai cùng kịp giờ vào lớp.
Cứ như vậy, Hiếu và Minh gắn bó với nhau từ cấp 1 đến cấp 3. Trong suốt từng ấy năm, cả hai chưa một lần xích mích hay giận dỗi. Hiếu bảo, em sợ cả hai có xích mích gì thì sẽ không đưa bạn đi học được. Không chỉ đưa bạn đi học, những giờ học trên lớp, nếu Minh phải lên bảng giải bài thì Hiếu sẽ cõng bạn và đứng đó chờ đến khi bạn làm xong bài tập.
Tuy học hai khối khác nhau, Minh khối A còn Hiếu khối B nhưng năm lớp 11, Minh bất ngờ rẽ hướng sang thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh để cùng Hiếu mỗi tuần đi học phụ đạo thêm trên trường. Từ một cậu học trò học khá môn Sinh, Minh khiến ai nấy đều hết sức kinh ngạc khi đạt giải Khuyến Khích học sinh giỏi tỉnh, còn Hiếu cũng kịp mang về giải Nhì khi chỉ cách vị trí dẫn đầu 0,25 điểm.
Trong kỳ thi THPT Quốc gia, Hiếu thi khối B và cũng đã đạt số điểm 28.15 (Toán: 9,40; Hóa: 9,75; Sinh: 9,0). Hiếu cho biết, em có ước mơ vào trường y, em mong muốn mình có thể chữa bệnh cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho Minh.
Chia sẻ về động lực để có thể đồng hành, giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm qua, Hiếu cho biết: “Dù Minh sinh ra khiếm khuyết nhưng chưa bao giờ bạn buồn hay oán trách số phận với ai. Nhìn mình và các bạn tay chân lành lặn còn bạn thì phải ở nhà, em thấy thương bạn lắm nên quyết tâm phải làm điều gì đó để đưa bạn đến trường cùng. Chúng em cùng học, có những hôm đến tận 1-2 giờ sáng”.
Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm sự: “Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn. Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn phải hy sinh thêm nữa thì em sẽ rất buồn lòng”.
Hai bạn cho biết, tới đây khi cả hai đều có con đường riêng để bước đi, cuộc sống của “đôi bạn cùng tiến” chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, nhất là với Minh, em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự lực cố gắng. Tuy nhiên, với những nỗ lực thời gian qua của cả hai, Minh sẽ cố gắng để không phụ công bạn, còn Hiếu chia sẻ sẽ vẫn luôn dõi theo, giúp đỡ bạn để bạn luôn vui vẻ, thành công…/.
3. Người làm báo với việc viết về gương người tốt, việc tốt
Được may mắn tham gia chấm Giải Báo chí Quốc gia và hằng năm thẩm định các tác phẩm báo chí chất lượng cao của các cấp Hội Nhà báo từ Trung ương đến địa phương gửi về, tôi thực sự xúc động khi đọc được các bài viết thuộc thể loại người tốt, việc tốt của các đồng nghiệp như: “Hạt gạo sạch, hạt gạo thơm” (Báo Nhân Dân); “Hai nàng dâu” (Báo Hà Nội Mới); “Lão Ngư mù đánh cá bằng… tai” (Tạp chí Thủy sản); “Chuyện của nữ cử nhân đầu tiên người Cờ Lao” (Báo Dân tộc và Phát triển); “Quét rác đêm” (Báo Đất Mũi - Cà Mau)...
Những tấm gương đều được viết ngắn gọn, xúc tích, biểu hiện người viết rất đồng cảm với nhân vật. Đặc biệt là người viết rất có tâm đức và có nghề. Vì thế, những câu chuyện đó cứ đọng mãi trong tôi cũng như trong lòng người đọc. Chắc chắn, hiệu quả của bài viết thật tốt.
Đúng như một nhà báo đã nhận xét: “Thật khó có thể hình dung được diện mạo của nền báo chí cách mạng nước ta nếu không tính đến sự góp mặt đầy hiệu quả của các tác phẩm thuộc dạng bài người tốt, việc tốt bên cạnh các thể loại báo chí khác như tin, xã luận, bình luận chuyên luận, phóng sự, điều tra…”.
Có lẽ, chỉ báo chí Việt Nam mới có dạng bài người tốt, việc tốt được xem như một thể loại cùng với các thể loại báo chí khác do Bác Hồ - Nhà báo cách mạng vĩ đại đã khai sáng từ cuối năm 1959 và sử dụng rất thành công như một vũ khí chính trị sắc bén trong việc đấu tranh chống các thế lực thù địch, chống cái xấu, cái ác, khơi dậy đức tính tốt đẹp của con người trong các phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không chỉ sáng lập, Bác còn chỉ dạy cách viết gương người tốt, việc tốt cho chính xác, hợp lý. “Khi đồng chí Hà Huy Giáp tìm đọc chuyện một anh bộ đội, chiến đấu bị thương nặng, thủng bụng. Khi phẫu thuật (Bác nhắc: Sao không viết là mổ), chiến sĩ nọ vẫn ngẩng đầu động viên bác sĩ… Bác nhận xét: Bị thương nặng thủng bụng còn ngẩng đầu lên động viên bác sĩ thì có đúng thế không? Có lẽ hư cấu hoặc chưa đến nỗi thủng bụng, nói tố lên? Phải nói sao cho chính xác, hợp lý thì người ta mới tin, mới có tác dụng giáo dục. Còn cái đoạn anh bộ đội phất cờ để ra hiệu bắn, anh bị thương tay nọ sao không phất cờ bằng tay kia mà lại đi buộc cờ vào tay gẫy, có vẻ vô lý đấy”.
Quả vậy, Bác Hồ đã chỉ rõ: Cái đích nhắm đến của những người làm báo khi viết gương người tốt, việc tốt không phải là nêu gương để người khác học tập cách làm, hành động, hay phương pháp mới, phổ biến khoa học - kỹ thuật… mà cái chính là nêu gương đạo đức cách mạng của con người. Đó là những đức tính tốt đẹp như tình yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau vượt khó khăn gian khổ, đức hy sinh, lòng quả cảm cứu giúp nhau khi hoạn nạn, lúc chông gai, tấm lòng mình vì mọi người, không tham lam, ti tiện, ghen tị, làm điều ác… Đó là những đức tính mà thời đại nào cũng cần phải có của con người, phù hợp với pháp luật, truyền thống tốt đẹp về văn hóa, nêu cao cái tốt, chống cái xấu của nhân dân ta.
Nêu gương những con người, nhằm mục đích nêu cao đạo đức trong sáng để mọi người dễ học, dễ noi theo, nên so với các tác phẩm báo chí khác, bài người tốt, việc tốt thường có bố cục đơn giản, theo một nguyên tắc chung là người tốt phải gắn với việc tốt. Việc tốt là bằng chứng cho những phẩm chất của người tốt. Ở đây, hai yếu tố được gắn bó chặt chẽ với nhau: Con người và sự việc. Đó cũng là những chỉ dẫn cho người làm báo nhận biết để đi sâu vào thực tế viết gương người tốt, việc tốt được thuận lợi, dễ dàng nhưng lại có hiệu quả to lớn.
Đúng như Bác Hồ đã nhắc nhở khi Bác có ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt” lúc sinh thời, nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Hai cô gái đi đường thấy cái hố nhỏ ở vỉa hè đã rủ nhau đi lấy đất lấp lại cho đồng bào khỏi vấp ngã. Một người nông dân đi giữa trời mưa thấy bao gạo của Nhà nước không có gì che phủ, đã cởi tấm ni lông của mình ra đậy gạo cho Nhà nước. Cụ già Việt kiều trở về Tổ quốc để cùng chia sẻ những khó khăn, cùng gánh vác công việc đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội… Tất cả những việc làm như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh thắng giặc và xây dựng xã hội mới bằng những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế chứ không phải chỉ bằng một vài việc làm nổi bật và vang dội của một số cá nhân anh hùng”.
Hiện nay, trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới đất nước theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng, một số người quan niệm người tốt, việc tốt cũng đã có sự vận động phát triển như có người biết làm giàu cho bản thân mình và cho quê hương đất nước, có người làm ăn buôn bán giỏi… Nhưng, dù có nét mới, có sự vận động phát triển thế nào đi chăng nữa, thiết nghĩ, khi viết về gương người tốt, việc tốt vẫn không bao giờ thoát ra khỏi cái vòng trung tâm là đạo đức, là giữ bền gốc thiện. Vì thế, nhà báo có thể viết về các gương sáng làm giàu, nhưng không phải làm giàu bằng bất kỳ giá nào mà phải làm giàu một cách chính đáng, giúp nhau cùng vượt khó làm giàu. Đó mới là đạo đức của con người thời kỳ mới và xã hội càng phát triển, càng cần những tấm gương trong sáng mới để chống lại những mặt trái đã phát lộ của kinh tế thị trường, như sự xuống cấp của đạo đức, tất cả vì đồng tiền mà có khi bất chấp mọi thủ đoạn…
Chính điều này, lúc sinh thời Bác Hồ đã căn dặn những người làm báo: “Các chú có thấy các cháu bé Việt Nam nhặt được của rơi đem trả có ý nghĩa như thế nào không? Ở nước Mỹ và các nước tư bản, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy. Thế mà ở Việt Nam ta, các cháu bé đã biết sống như thế nào. Có cháu đã bảo mẹ đi tìm chú công an để trả lại của bắt được. Có cháu bé lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó xảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn: “Bám vào đây! Bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà đã biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh… từ những việc làm của cháu bé như vậy”.
Nhận thức rõ ưu thế và sự đóng góp to lớn không thể phủ nhận của thể loại người tốt, việc tốt, nên hiện nay, việc tuyên truyền gương người tốt, việc tốt đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nền báo chí cách mạng nước ta. Nhiều tờ báo từ Trung ương đến địa phương đã mở chuyên mục “Người tốt, việc tốt” ở những vị trí trang trọng. Và quan niệm ngại viết ngắn, dạng bài người tốt, việc tốt, thích viết bài dài, lớn, nhiều kỳ, nhuận bút cao của một số nhà báo cũng dần bị đẩy lùi. Nhiều cơ quan báo chí đã cử những phóng viên đạo đức tốt, tay nghề giỏi để viết những gương người tốt, việc tốt. Vì thế, nhiều gương sáng đã có sức lay động lòng người, có tiếng vang, có sức thuyết phục, tính giáo dục cao, tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Phạm Tài Nguyên
(Nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam)
4. Bài viết về gương người tốt, việc tốt
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam luôn là tấm gương sáng để mỗi con người Việt Nam phấn đấu noi theo. Cho đến ngày nay đã có rất nhiều tấm gương tấm gương người tốt việc tốt học tập và làm theo lời Bác trên khắp cả nước. Tất cả mọi người đều muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển. Trong đó phải kể đến những thầy giáo, cô giáo mang trên mình sứ mệnh trồng người, những người không quản nhọc nhằn, vất vả vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương học tập và làm theo lời Bác.Đó chính là người đồng nghiệp của tôi, cô giáo Trần Thị Hoa, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Danh Phương thân thương.
Cô giáo Trần Thị Hoa, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Danh Phương là tấm gương tiêu biểu tâm huyết với nghề, làm theo lời Bác, điển hình trong công tác quản lý. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm. Đồng thời, luôn quan tâm đến hoàn cảnh, nguyện vọng từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, cảm thông, chia sẻ, tạo điều kiện để họ công tác tốt. Cô đi đầu trong việc vận dụng nhiều phương pháp mới để nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới quản lý. Đặc biệt, cô vận dụng tốt các biện pháp quản lý bằng kế hoạch, bằng pháp chế; hưởng ứng các cuộc vận động và phong trào thi đua của Nhà nước và ngành giáo dục; thực hiện tốt công tác phối hợp với Công đoàn cơ sở, sự lãnh đạo của chi bộ Đảng trong nhà trường. Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao, ngoài trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng, bản thân cô tự trau dồi chuyên môn, tham gia nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hiệu trưởng; các lớp tập huấn do ngành giáo dục tổ chức để nắm bắt tình hình, cải tiến công tác quản lý tại đơn vị mình. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác quản lý của trường luôn thường xuyên được đổi mới một cách rõ rệt. Ngoài ra, cô còn dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, viết sáng kiến chuyên môn …để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường
Với cương vị là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô luôn phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của địa phương, đề cao trách nhiệm chủ động trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chú trọng việc “Học tập” đến “làm theo” từ đó tạo ra chuyển biến rõ nét về nhận thức trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên và quần chúng trong trường học. Cô đã chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành giáo dục, trong đó nổi bật là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”... Từ những lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng đầy trách nhiệm đến những cử chỉ nhỏ nhất trên sân trường như: tự tay nhặt giấy loại bỏ vào thùng rác, tạo thành thói quen cho mỗi thầy cô giáo, học sinh nhà trường; đến thiết kế trồng, chăm sóc, bảo vệ bồn hoa cây cảnh khuôn viên nhà trường; đôn đốc, hướng dẫn mỗi thầy, cô giáo, học sinh học theo Bác tiết kiệm sử dụng điện, nước…, cô đều quán triệt và gương mẫu thực hiện.
Cô thường xuyên tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động trẻ em đúng 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Xây dựng Kế hoạch hoạt động chuyên môn; kiểm tra giáo án và kế hoạch bộ môn; nâng cao năng lực quản lý các hoạt động sau khi dạy của từng giáo viên như kế hoạch bài giảng, đồ dùng dạy học. Cô thường xuyên kiểm tra giáo viên nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp, giúp giáo viên vận dụng đúng đắn phương pháp dạy học tích cực vào thực tế. Xây dựng và kiểm tra chuyên đề các môn học trong nhà trường một cách đều đặn có khoa học nhằm giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích giáo viên đổi mới cách dạy để đáp ứng khả năng học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp. Cô giáo luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên theo dõi kiểm tra đôn đốc nên kết quả học tập của các em ngày càng nâng cao. Cô cũng thường xuyên quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi lành mạnh, qua đó, giúp các em phát triển toàn diện.
Một điều đáng quý hơn cả, đó là tình cảm mà cô dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Cô dành cho chúng tôi những lời động viên, khích lệ, những lời góp ý chân thành nhất. Đó không đơn giản là quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí, tình anh chị em cao cả. Hội đồng giáo dục nhà trường đều quý mến cô Hiệu trưởng, bởi cô là một tấm gương sáng trong công tác quản lý, tạo sức mạnh bằng tinh thần đoàn kết với tác phong giản dị, yêu thương và luôn giúp đỡ đồng nghiệp một cách chân tình. Với những kết quả đạt được, hàng năm qua bình xét cán bộ, đảng viên.. cô được Ủy. ban nhân dân Tỉnh tặng Bằng khen, Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua các cấp nhiều năm liền. Cô thực sự là bông hoa tiêu biểu trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” .
Ai đó đã từng nói: “Một thầy cô giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác”. Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp trong trường lại nghĩ đến người bí thư chi bộ, hiệu trưởng của mình. Đối với chúng tôi, cô Trần Thị Hoa không chỉ là một người lãnh đạo nhiệt huyết tận tâm đầy năng lực, người bạn thẳng thắn chân tình mà còn là một tấm gương sáng để chúng tôi học tập, rèn luyện, cống hiến nhiều hơn cho mái trường Tiểu học Lê Danh Phương thân thương này.
Trần Thị Huyền
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Danh Phương, huyện Hưng Hà, Thái Bình.
5. Bài báo cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được
Cậu học sinh nghèo trả lại 20 triệu đồng nhặt được là câu chuyện có thật, được đăng trên báo Tiền phong, số ra ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truyện kể về em Hà Trung Tuần, học sinh lớp 7B Trường Trung học cơ sở Lâm Sơn, xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Trên đường cùng mẹ từ chợ về nhà, em nhặt được một chiếc ví tiền. Ngay sau đó, em đã nhờ người liên hệ trả lại chiếc ví cho người bị mất.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6. Bài báo Khen thưởng học sinh lớp 11 dũng cảm truy đuổi 10km bắt kẻ trộm xe máy chuyên nghiệp
Khen thưởng học sinh lớp 11 dũng cảm truy đuổi 10km bắt kẻ trộm xe máy chuyên nghiệp là câu chuyện được đăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày 12/12/2023. Truyện kể về em Kpắ Y Sem (16 tuổi, học sinh lớp 11B2 Trường THPT Nguyễn Du) khi đang đi chơi cùng anh trai thì phát hiện nam thanh niên đang lái xe máy nhãn hiệu Sirius biển số 72C -1177.xx là xe của bạn mình bị mất trộm. Lập tức, Kpắ Y Sem đã trình báo công an thị trấn Hai Riêng, đồng thời tri hô, đuổi theo đối tượng hơn 10km, sau đó em đã bắt được kẻ trộm xe máy bàn giao cho công an.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
7. Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác
Bộ sách Gương thiếu nhi làm theo lời Bác là bộ sách được phát hành nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Bộ sách gồm nhiều truyện, mỗi truyện kể về một tắm gương thiếu nhi làm việc tốt như: Cõng bạn đi học, Cậu bé mồ côi ham học...
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 18
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó" bằng lời của một nhân vật trong truyện
- Bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày
- Viết bài văn kể lại câu chuyện "Câu chuyện của chim sẻ" bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện
- Tuần 19
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát Trồng cây
- Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen
- Đặt 1-2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân
- Bày tỏ suy nghĩ của em về một trong các thông điệp của Giờ Trái Đất
- Kể 2 – 3 việc mà em và bạn bè có thể làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất
- Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được
- Viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 10
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì 1
- Viết một đoạn của bài văn tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến
- Đặt câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, có kết từ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng
- Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Bài 11
- Bài 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm các từ ngữ trong và ngoài bài thể hiện nỗ lực của một người trên con đường đi đến thành công
Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu gạch ngang với một trong những công dụng sau
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện lớp 5
Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập
Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách