Viết đoạn văn 3-5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép

Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các vế nối bằng một kết từ hoặc nối trực tiếp là bài tập Câu 4 trang 19 SGK Tiếng Việt 5 KNTT tập 2: Cách nối các vế câu ghép Tuần 20. Sau đây HoaTieu.vn xin chia sẻ Top 5 Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép hay đặc sắc nhất, giúp các bạn HS nắm được cách viết đoạn văn có câu ghép theo đúng yêu cầu đề bài và đạt điểm cao.

Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép
Viết đoạn văn (3 - 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép

1. Viết đoạn văn 3 - 5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép số 1

“Hạt gạo làng ta” là một bài thơ hay được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết nên. Có lẽ vì bài thơ có câu từ quá hay, quá ý nghĩa mà nhạc sĩ Trần Viết Bính đã phổ nhạc, cho ra đời ca khúc “Hạt gạo làng ta”. Bài hát với giai điệu du dương, giọng điệu hồn nhiên vui tươi. “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.

- Câu ghép: “Hạt gạo làng ta” không dừng lại ở một tác phẩm thơ, một tác phẩm nhạc; nó là nỗi lòng và tình yêu “hạt vàng” của nhân dân Việt Nam bao đời nay.

2. Đoạn văn 3-5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép số 2

Bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một bài thơ rất hay. Hạt gạo làng ta có ngôn từ giản dị, trong sáng mang những nét thơ ngây của trẻ em nên bài thơ đã gợi lên vẻ đẹp và tình yêu quê hương, đất nước cũng như phẩm chất chất phác của người nông dân cùng hình ảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Có thể nói, thông qua bài thơ Hạt gạo làng ta đã gợi cho người đọc những cảm nhận về bức tranh sinh hoạt nông nghiệp tươi vui trong những năm kháng chiến đồng thời cũng phản ảnh được sự khốc liệt của chiến tranh.

Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép
Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép

3. Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép số 3

Bài thơ "Hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa là áng thơ hay với ý nghĩa sâu sắc, bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu mến đến những người nông dân đã vất vả "một nắng hai sương" làm ra hạt gạo, để mỗi bữa chúng ta có được những bát cơm dẻo thơm để ăn. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.

4. Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép 4

Đoạn văn dưới đây do HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa luôn mang đến cho em những cảm xúc sâu sắc, khiến em thêm yêu quý hạt gạo và trân trọng công lao của người nông dân. Mỗi hạt gạo đều chứa đựng biết bao mồ hôi, công sức của những người dân lao động lam lũ. Hình ảnh "giọt mồ hôi sa", "nước như ai nấu" đã khắc sâu trong tâm trí em về sự vất vả của họ. Trong những năm tháng chiến tranh, hạt gạo là nguồn sống nuôi dưỡng cả dân tộc, đó là hình ảnh tượng trưng cho sự hy sinh cao cả, cho những năm tháng không thể nào quên của cả dân tộc.

- Câu ghép:

  • Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa luôn mang đến cho em những cảm xúc sâu sắc, khiến em thêm yêu quý hạt gạo và trân trọng công lao của người nông dân.
  • Trong những năm tháng chiến tranh, hạt gạo là nguồn sống nuôi dưỡng cả dân tộc, đó là hình ảnh tượng trưng cho sự hy sinh cao cả, cho những năm tháng không thể nào quên của cả dân tộc.

5. Đoạn văn về bài thơ Hạt gạo làng ta có câu ghép 5

Đoạn văn dưới đây do HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em cảm thấy thật may mắn khi được sống trong một đất nước giàu có về truyền thống nông nghiệp. Hạt gạo không chỉ là thức ăn hàng ngày mà còn là một phần văn hóa của dân tộc. Qua bài thơ, em hiểu hơn về giá trị của hạt gạo - hạt ngọc trời và biết ơn công sức của những người lao động đã vất vả làm ra nó.

- Câu ghép: Đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em cảm thấy thật may mắn khi được sống trong một đất nước giàu có về truyền thống nông nghiệp.

>> Tham khảo thêm: Viết bài văn ghi lại cảm xúc về bài thơ hạt gạo làng ta

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 5 góc Học tập trên trang HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
2 61
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm