Top 15 Lập dàn ý tả dòng sông lớp 5 hay nhất, chân thực
Tập làm văn lớp 5: Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước gồm 15 mẫu dàn ý chi tiết và 8 bài văn mẫu miêu tả cảnh sông nước siêu hay sẽ giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách triển khai, lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương thật chi tiết, sinh động, chật thực. Mời các em tham khảo.
Dàn ý tả dòng sông quê em
- I. Hướng dẫn Lập dàn ý tả dòng sông quê em
- II. Sơ đồ tư suy Tả dòng sông
- III. Dàn ý Tả dòng sông
- IV. Dàn ý tả cảnh sông nước chân thật, sống động
- 1. Lập dàn ý tả cảnh sông nước ngắn gọn
- 2. Em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước
- 3. Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước: sông Sài Gòn
- 4. Lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước
- 5. Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước, kết hợp tả cảnh, tả người
- 6. Dàn ý miêu tả cảnh sông nước lớp 5 kèm kỉ niệm đáng nhớ
- 7. Lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước chi tiết
- 8. Dàn ý Tả sông Hồng
- 9. Dàn ý tả dòng sông Hương
- 10. Dàn ý tả con sông Đồng Nai
- 11. Dàn ý tả sông Đà
- V. Bài văn tả dòng sông quê em của học sinh
- VI. Viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước (8 mẫu)
I. Hướng dẫn Lập dàn ý tả dòng sông quê em
1. Tìm hiểu đề: Đề bài yêu cầu gì? Lập dàn ý cho bài văn tả dòng sông quê em.
2. Hướng dẫn
- Mở bài: Giới thiệu về dòng sông quê em: Tên sông? Vị trí địa lý?
- Thân bài: Tả chi tiết cảnh dòng sông ở quê em theo trình tự mà em đã chọn (tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian).
- Các em HS phải quan sát thật tỉ mỉ và tả bằng tất cả các giác quan.
- Có thể tả cảnh theo từng phần hoặc sự thay đổi theo thời gian, không gian, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, từ toàn thể tới bộ phận, hoặc theo thứ tự tâm lí, nét gì mình chú ý nhiều nhất hay cho là quan trọng nhất cần được tả trước.
- Tả cảnh cần xen tả hoạt động của con người làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.
- Phải yêu cảnh tả thì bài viết mới bộc lộ hết vẻ đẹp của cảnh.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh tả đó.
3. Lưu ý:
+ Cần tả sâu một số chi tiết để làm nổi bật cảnh tả. Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm để người đọc thấy rõ hình khối, kích thước, màu sắc, âm thanh, hương vị….
+ Cần xác định rõ phạm vi không gian, thời gian của cảnh chủ yếu để làm toát nội dung của cảnh tả.
+ Cần kết hợp tả cảnh, tả người và thể hiện, gửi gắm tình cảm tự nhiên của mình vào từng cảnh tả.
+ Cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp vào bài văn để bài tả sinh động: so sánh, nhân hóa,...
II. Sơ đồ tư suy Tả dòng sông
III. Dàn ý Tả dòng sông
1. Lập dàn ý tả dòng sông lớp 5 ngắn gọn
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
- Em tả cảnh gì, ở đâu? Dòng sông
- Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
2. Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a) Tả bao quát toàn cảnh:
Tả những nét chung.
b) Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:
- Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
- Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
- Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
2. Lập dàn ý tả cảnh dòng sông quê em
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
- Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
- Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
- Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
- Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
- Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
b) Tả chi tiết:
- Buổi sáng:
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
- Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
- Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
- Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
- Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
- Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
- Buổi trưa:
- Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
- Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
- Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
- Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
- Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
- Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
- Buổi chiều:
- Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
- Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
- Buổi tối:
- Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
- Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
- Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
- Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
- Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
- Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
3. Dàn ý tả dòng sông quê em lớp 5 theo trình tự không gian
a. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông quê em mà em muốn miêu tả
Gợi ý: Trên đường đến trường, ngày nào em cũng đi qua một đoạn bờ kè cạnh dòng sông. Con sông ấy có ở đây từ lâu lắm rồi, người dân vẫn gọi nó bằng cái tên thân thương là sông Khá.
b. Thân bài: Miêu tả dòng sông theo một trật tự nhất định
- Miêu tả khái quát dòng sông:
- Kích thước dòng sông (bằng số liệu cụ thể hoặc áng chừng, có thể so sánh với các con sông khác hoặc các địa điểm quen thuộc như hồ nước trong công viên, lớp học…)
- Hai bên bờ sông (là kiến trúc gì: đường đi, bờ kè, công viên, ruộng lúa, dãy nhà cao tầng, nhà hàng…)
- Nước sông (màu sắc như thế nào, vì sao lại có màu sắc đó, có sự thay đổi theo ngày hay theo mùa không)
- Dưới lòng sông (có các loài vật, loài cây gì, dưới đáy sông có gì, những đặc điểm đó đem lại lợi ích gì…)
- Miêu tả hoạt động với dòng sông:
- Hai bên bờ sông (xây bờ kè để chống sụt lún, xây cầu bắc qua sông, xây bậc thang dẫn xuống sông, xây nhà hàng, công viên để ngắm cảnh…)
- Dưới sông (đánh bắt cá ốc, tàu bè qua lại vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa…)
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho dòng sông đó
Gợi ý: Dòng sông quê em tuy không lớn hay đặc biệt như những con sông lớn đã đi vào thơ ca. Nhưng em vẫn yêu con sông ấy lắm. Bởi tuổi thơ của em chính là những kỉ niệm bên dòng sông này cùng anh chị và bè bạn. Nó chính là một người bạn luôn thầm lặng bên em trên hành trình trưởng thành.
4. Dàn ý tả dòng sông theo trình tự thời gian
1. Mở bài: Giới thiệu con sông, cảnh sông nước xung quanh. Quê hương em với nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong đó dòng sông quê em hiền hòa và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
- Dòng sông bắt nguồn từ trên núi, chảy qua làng em và cung cấp dòng nước trong xanh cho con người và thiên nhiên xung quanh.
- Dọc hai bên bờ sông là các bãi ngô, bãi khoai, ruộng lúa của dân làng.
- Xa xa là những rặng tre xanh tươi và cao lớn.
b. Tả chi tiết:
- Vào buổi sáng:
- Dòng sông êm đềm, lấp lánh phản chiếu ánh nắng mặt trời.
- Nước sông trong vắt, thỉnh thoảng có phù sa màu nâu.
- Mặt sông tựa như chiếc gương.
- Những con người đang thả lưới bắt cá, tôm.
- Vào buổi trưa:
- Những cơn gió mát thổi qua mặt sông trở nên lăn tăn, rặng cây xung quanh con sông trở nên rung rinh.
- Ánh mặt trời gay gắt chiếu sáng.
- Những chú chim đậu xuống sát mép sông uống nước.
- Những con cá thỉnh thoảng trồi lên trên mặt nước hít thở không khí.
- Vào buổi chiều:
- Những đàn trâu, đàn bò bắt đầu lũ lượt ra về.
- Mặt nước phản chiếu ánh hoàng hôn, khiến dòng sông trở nên thật kỳ bí và thú vị.
- Hai bên bờ sôi động với tiếng cười đùa giỡn của đám trẻ con trong làng.
- Vào buổi tối:
- Khi trăng lên, mặt sông phủ màu vàng óng ánh thật lung linh.
- Trăng chiếu sáng soi rõ hoạt động của thiên nhiên và con người.
- Những cụ già đến bờ sông hóng mát trong ngày hè.
3. Kết bài:
- Em yêu thiên nhiên và cảnh vật đôi bờ sông.
- Dòng sông mang lại lợi ích cho con người và thiên nhiên.
IV. Dàn ý tả cảnh sông nước chân thật, sống động
1. Lập dàn ý tả cảnh sông nước ngắn gọn
1. Mở bài
Giới thiệu về dòng sông Hương.
2. Thân bài
a. Sông Hương buổi sớm mai:
- Bầu không khí thanh bình tuyệt diệu.
- Dòng sông gợn những con sóng lăn tăn nhẹ nhàng.
- Mặt sông xanh biếc, nước trong veo và tươi mát.
- Thấp thoáng trên sông là những chiếc thuyền nhỏ của người dân chài cũng đang thức giấc, chuẩn bị cho một ngày lao động mới.
- Màn sương giăng trên không trung càng tô điểm cho vẻ huyền diệu, thơ mộng của sông Hương.
- Bên bờ sông là những cụ già đang rảo bước đi bộ tập thể dục buổi sáng.
b. Sông Hương buổi ban trưa:
- Sông Hương lại khoác lên mình màu áo lung linh và kiều diễm.
- Ánh nắng vàng tươi xuyên qua từng dòng nước tạo nên vẻ lộng lẫy cho dòng sông.
- Sóng nước cũng vội vã hơn trong từng đợt gió lùa.
- Mặt sông in bóng hàng phượng đỏ rực, in bóng những dãy nhà cao tầng hai bờ
- Dưới mặt sông lúc này như đang có một cõi trần gian vậy, có cỏ cây, có nhà cửa và cả bóng con người.
c. Sông Hương khi chiều về:
- Nàng Hương lúc này khoác cho mình chiếc áo của ánh vàng hoàng hôn.
- Dòng sông tĩnh lặng mà ấm áp lạ thường.
- Sông Hương khi đêm xuống.
- Trên những ánh đèn lung linh, trên những con phố đông vui và nhộn nhịp, sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp rất riêng.
- Trên dòng sông lúc này, em nghe được tiếng vọng câu hò Huế âm vang nơi những khoang thuyền chở khách ngao du.
- Cầu Trường Tiền được thắp sáng với những ánh đèn rực rỡ màu sắc càng làm cho dòng sông thêm toả sáng.
3. Kết bài
- Nêu tình cảm của em với dòng sông.
2. Em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước
1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về dòng sông quê em.
2. Thân bài
a. Tả khái quát cảnh sông nước
- Dòng sông dài chảy qua nhiều đoạn.
- Dòng sông có nước trong veo, rất xanh và mát.
- Dòng sông cung cấp phù sa tốt cho mùa màng.
- Dòng sông mang nước sạch cho cây trái tốt tươi.
- Cung cấp nguồn lợi thủy sản giá trị như tôm, cua, cá…
b. Tả chi tiết
- Buổi sáng
- Dòng sông hiền hòa chạy nhẹ nhàng.
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá.
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông.
- Buổi trưa
- Dòng sông nằm phẳng lặng.
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa.
- Từng cơn gió nhẹ thổi mát mẻ, dễ chịu xua tan nóng bức.
- Buổi chiều
- Dòng sông phản xạ ánh nắng mặt trời đẹp lung linh.
- Bọn trẻ con thì nô đùa quanh sông.
- Một số thuyền đi thả lờ đặt cá.
- Lác đác vài người đánh bắt cá.
c. Lợi ích dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt, giúp cây trái tốt tươi.
- Mang lại nguồn lợi thủy sản: tôm, cua, cá…
3. Kết bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về dòng sông
3. Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước: sông Sài Gòn
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.
- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.
2. Thân bài: Tả dòng sông .
a) Buổi sớm:
- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.
- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.
- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.
- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.
- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.
- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.
- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.
- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.
- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.
b) Buổi chiều:
- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.
- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.
- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.
- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.
4. Lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước
1. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông quê em: Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.
2. Thân bài
a. Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm
b. Tả chi tiết
Buổi sáng:
- Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
- Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
- Tấp nập người qua sông
- Rồi người làm việc trên sông
- Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông
Buổi trưa
- Nắng trải dài trên sông
- Dòng sông nằm phẳng lặng
- Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
- Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
- Các mẹ thì tất bật giặt quần áo
Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buông xuống
Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm
Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông: Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.
5. Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước, kết hợp tả cảnh, tả người
a. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.
- Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
b. Thân bài
- Miêu tả chung về dòng sông:
- Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
- Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
- Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
- Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
- Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)
- Miêu tả chi tiết dòng sông:
- Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
- Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
- Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
- Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
- Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?
- Hoạt động của con người với dòng sông:
- Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chờ đồ trên mặt sông…)
- Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
- Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
- Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
- Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tập nập người qua sông…
c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.
- Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.
Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Nay, dù đã lên thành phố cùng bố mẹ suốt gần năm năm rồi, mà em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh con sông đầy ăm ắp ấy; còn nhớ mãi cảm giác ngụp lặn dưới dòng nước mát ấy. Em mong rằng, dù thời gian trôi qua, quê hương em đang từng ngày thay đổi, thì dòng sông quê hương ấy vẫn sẽ mãi hiền hòa và bao dung với người dân nơi đây như thuở nào.
6. Dàn ý miêu tả cảnh sông nước lớp 5 kèm kỉ niệm đáng nhớ
1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
- Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông ………. .
- Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
- Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
- Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
- Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
- Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
- Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
- Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
- Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
- Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
- Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
- Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
- Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
- Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
- Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
- Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
- Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
- Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
- Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
- Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
- Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
- Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
7. Lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước chi tiết
1. Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông..., huyện...).
2. Thân bài
Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).
- Sông... chảy qua xã..., huyện... Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện... xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.
- Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.
Tả cảnh chi tiết:
- Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
- Trưa: nước sông có màu đục nhờ nhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá để cải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.
- Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.
- Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
- Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò trắng từ đâu bay đến, chúng đậu ở bãi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
- Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.
Nêu ích lợi của con sông:
- Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
- Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt.
3. Kết luận:
- Nêu lên tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
- Em làm gì để giữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)
8. Dàn ý Tả sông Hồng
a) Mở bài: Giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả:
- Con sông đó có tên là gì? Em muốn tả cảnh của con sông đó ở địa phận của tỉnh nào? (hoặc ở khu vực nào)
- Con sông ấy có gì đặc biệt để em chọn đó là cảnh sông nước mình muốn miêu tả lại?
b) Thân bài:
- Tả bao quát con sông Hồng:
- Sông Hồng chảy từ nơi nào và kết thúc ở đâu?
- Khúc sông Hồng mà em muốn miêu tả là đoạn nào của cả dòng sông?
- Đọan sông Hồng mà em muốn miêu tả rộng bao nhiêu mét? Chiều sâu của nó là bao nhiêu? Có sự chênh lệch lớn giữa các vị trí không?
- Tả chi tiết đoạn sông Hồng:
- Nước sông có màu gì? Vì sao lại có màu sắc đó?
- Nước sông có đầy không? Mực nước đó có khi nào thay đổi không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó?
- Trong nước sông có các loài động vật, thực vật nào sinh sống? Những loài nào là tự nhiên, loài nào do con người nuôi trồng? Chúng có sinh trưởng tốt không?
- Hai bên bờ sông có kiến trúc nào? Đó là khu dân cư hay ruộng đồng? Từ lần đầu em nhìn thấy khúc sông Hồng cho đến nay, cảnh hai bên bờ sông có thay đổi nhiều không?
- Tả ý nghĩa của dòng sông Hồng:
- Cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực đồng bằng sông Hồng, góp phần tạo nên vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
- Tẩm bổ phù sa cho đất đai hai bên bờ sông, giúp nông nghiệp phát triển
- Cung cấp nguồn thủy sản phong phú, đa dạng
- Trở thành một con đường vận chuyển hàng hóa thuận tiện
- Tả hoạt động của con người:
- Người dân dẫn nước sông Hồng về để trồng lúa nước, dùng để tưới tiêu
- Người dân đánh bắt tôm cá trên sông
- Người dân vận chuyển hàng hóa bằng thuyền bè trên sông
- Người dân xây dựng bờ kè, các khu vườn, khu nhà… dọc hai bên bờ sông
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho con sông Hồng mà mình vừa miêu tả
9. Dàn ý tả dòng sông Hương
I. Mở bài:
- Giới thiệu sông Hương xứ Huế.
- Mỗi dòng sông sẽ mang một dáng vẻ khác nhau, trong rất nhiều dòng sông trên khắp cả nước, em thích nhất là dòng sông Hương xứ Huế.
II. Thân bài:
a. Tả bao quát dòng sông Hương:
- Nhìn từ trên cao sông Hương như một tấm lụa đào mềm mại chảy trong lòng thành phố Huế mộng mơ.
- Không biết rõ từ bao giờ đã có con sông này, em chỉ được nghe kể lại nó đã sống cùng lịch sử dân tộc hàng thế kỉ từ thời vua Hùng đến khi đất nước trong thời bình.
b. Tả chi tiết:
- Buổi sáng khi ánh nắng tỏa xuống dòng sông như dát bạc ánh lên sắc xanh.Thi thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua, những con sóng lăn tăn nối tiếp nhau chạy xa tít tắt. Trưa về dòng sông lấp lánh ánh vàng. Trên sông lúc này thật nhộn nhịp. Những chiếc thuyền giăng buồm thả lưới bắt cá. Hai bên bờ sông là những hàng tre xanh ngắt và màu cỏ lá xanh biếc. Đêm về sông khoác lên mình màu đen huyền bí. Trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn xưa cũ của đất kinh kì. Trong khoảnh khắc ấy, tiếng đàn cất lên làm khung cảnh thêm thơ mộng. Nền âm nhạc cổ điển Huế - nhã nhạc cung đình Huế như được sinh thành từ dòng sông này.
- Giữa dòng sông là chiếc cầu trắng nối hai bên bờ như vầng trăng non. Trên sông có bến đò hằng ngày đưa khách qua sông. Con sông ôm chúng em vào lòng như người mẹ đối với đàn con. Chúng em vui đùa hai bên dòng sông, các bà các mẹ tất bật mang thành quả của các bác các chú cả một ngày là mẻ cá đầy với nét mặt rạng rỡ.
- Dòng sông cho em rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. Lần đó khi em học lớp ba, em được bố em cho ra sông tập bơi. Lúc đầu được bố hướng dẫn và tập thử em vô cùng thích thú. Nhưng khi tự tập không cần phao bơi em hơi run chân tay bắt đầu co lại, em sợ cứ vùng vằng trên nước, em la lên gọi bố. Thật may bố đã tóm được lấy tay em. Cho đến tận bây giờ mỗi lần nhắc lại kỉ niệm ấy em lại thấy thích thú và cũng từ ấy em đã quyết tâm học bơi và đã biết bơi.
III. Kết bài:
- Nêu tình cảm của em với dòng sông.
- Em yêu dòng sông Hương như người mẹ hiền của em. Mỗi khi đi xa em vẫn nhớ dòng sông này, nhớ bản trường ca của rừng già hùng vĩ.
10. Dàn ý tả con sông Đồng Nai
1) Mở bài:
Em sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước nên không có gì lấy làm lạ khi em lúc nào cũng tự hào về con sông Đồng Nai quê em
2) Thân bài:
- Khi mặt trời tỉnh giấc, con nước được dâng cao hơn
- Dòng nước sông lững lờ trôi
- Sông quê em có màu đục do mang rất nhiều phù sa
- Tàu thuyền đi lại tấp nập trên sông
- Những bến phà nhộn nhịp vô cùng
- Hai bên bờ sông đó là những hàng dừa cao vút xanh tốt với biết bao nhiêu quả mọng.
- Trưa đến, sông chảy hiền hòa hơn
- Ánh mặt trời chiếu lên mặt sông tạo cảm giác lấp lánh huyền ảo
- Thuyền bè vẫn chạy qua lại tấp nập
- Chiều đến nước sông chuyển sang màu đỏ đậm vị phù sa và không khí cũng có phần mát mẻ hơn
3) Kết bài:
Con sông Đồng Nai đã gắn liền với cả tuổi thơ của em nên em yêu sông rất nhiều.
11. Dàn ý tả sông Đà
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Quê em ở đâu?
- Dòng sông quê em là dòng sông nào?
2. Thân bài:
* Tả sông Đà:
- Những truyền thuyết về sông Đà.
- Cảnh con sông mùa nước cạn.
- Cảnh con sông mùa nước lũ.
- Cảnh đập nước ngăn sông làm điện.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Yêu mến, gắn bó với dòng sông.
* Lưu ý: Trên cơ sở dàn bài và bài văn tả sông Đà, các em tự giới thiệu một con sông của quê em.
V. Bài văn tả dòng sông quê em của học sinh
VI. Viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước (8 mẫu)
Tham khảo chi tết văn mẫu lớp 5 miêu tả cảnh sống nước chọn lọc, hay nhất tại bài viết:
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5: Lớp 5 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tuần 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
- Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Nội dung bài Những con sếu bằng giấy lớp 5
- Kể chuyện Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Mở bài tả cơn mưa lớp 5 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)
- Kết bài tả cơn mưa (Kết bài trực tiếp, gián tiếp mở rộng, ngắn gọn)
- Tả ngôi nhà của em
- Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường
- Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hoà bình, yêu thương, đoàn kết
- Tuần 5
- Viết đoạn văn 5 - 7 câu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết
- Tìm từ đồng nghĩa từ trái nghĩa với từ hòa bình. Đặt câu với một từ vừa tìm được
- Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
- Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5
- Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước
- Tuần 6
- Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới
- Đặt câu với thành ngữ Chung lưng đấu sức
- Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện
- Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh
- Top 15 Lập dàn ý tả dòng sông lớp 5 hay nhất, chân thực
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 19
- Tuần 20
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc lớp 5 (6 mẫu)
- Tập làm văn lớp 5: Bài văn tả Doraemon lớp 5 hay nhất
- Top 11 bài kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em siêu hay
- Lập dàn ý tả một ca sĩ đang biểu diễn lớp 5 hay nhất
- Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono
- Tả ca sĩ đang biểu diễn Blackpink
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
- Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
- Lập dàn ý tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2
- Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
- Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
- Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
- Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tả một loại trái cây mà em thích
- Kể một câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
- Tả cây cổ thụ
- Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trang 97 Tiếng Việt 5 tập 2
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người
- Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào?
- Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
- Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Viết một đoạn văn tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em thích
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 33
- Tuần 34
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
Top 10 Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
TOP 6 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường ngắn siêu hay
Vải màu đen được gọi là vải gì?
Kể chuyện Cóc kiện Trời ngắn gọn (3 mẫu)
40+ Dàn ý bài văn tả cảnh 2024 mới, hay nhất
Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono hay, chân thực nhất