Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Lớp 6 (8 mẫu)
(Siêu hay) Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Lớp 6. Gia đình là nơi ta sinh và và lớn lên, là mái ấm bình yên, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình nằm trong chương trình Ngữ văn 6 Kết nối tri thức vì thế cũng là đề bài tập làm văn hay, giúp các em học sinh rèn luyện khả tư duy, trình bày ý kiến, bảo vệ luận điểm của bản thân hay biết lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, tình cảm với người thân yêu trong gia đình.
Sau đây, HoaTieu.vn xin chia sẻ những bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn, độc đáo, ấn tượng. Mời các em cùng tham khảo.
Đoạn văn Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- 1. Sơ đồ tư duy Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình
- 2. Dàn ý Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- 3. Trình bày ý kiến về một vấn de trong đời sống gia đình ngắn nhất số 1
- 4. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn số 2
- 5. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình hay nhất số 3
- 6. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình lớp 6 số 4
- 7. Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 5
- 8. Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình số 6
- 9. Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 7
- 10. Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 8
Đề bài: Qua các văn bản đọc ở bài Gõ cửa trái tim, em đã cảm nhận được ý nghĩa của gia đình đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, đời sống gia đình còn nhiều vấn đề khác, cả tích cực lẫn tiêu cực, khiến chúng ta phải suy nghĩ. Sau đây, em hãy chia sẻ về một vấn đề trong đời sống gia đình khiến em quan tâm và suy nghĩ.
1. Sơ đồ tư duy Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình
2. Dàn ý Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
a. Mở đầu: Nêu vấn đề.
b. Triển khai:
- Biểu hiện cụ thể của vấn đề.
- Nêu tác động của vấn đề đối với các thành viên trong gia đình.
- Trình bày mong muốn của em và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
c. Kết luận: Khẳng định ý kiến của mình về vấn đề.
3. Trình bày ý kiến về một vấn de trong đời sống gia đình ngắn nhất số 1
Văn mẫu do HoaTieu.vn sưu tầm và chỉnh sửa, chỉ mang giá trị tham khảo.
Qua các văn bản đọc ở bài Gõ cửa trái tim, em đã cảm nhận được ý nghĩa của gia đình đối với tất cả chúng ta. Nhưng trong thực tế, đời sống gia đình còn nhiều vấn đề khác, cả tích cực lẫn tiêu cực, đặc biệt là khoảng cách thế hệ khiến cha mẹ và con cái khó thấu hiểu nhau.
Thật vậy, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây vô hình ngăn cách là sự xung đột thế hệ. Chúng ta luôn cáu giận vì cha mẹ chưa tâm lý, chưa thực sự hiểu ta nhưng chính bản thân ta cũng cần phải thấu hiểu và lắng nghe cha mẹ. Sự thấu hiểu của con cái đối với cha mẹ là việc ta đặt mình vào vị trí của cha mẹ, là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của cha mẹ. Đó có thể đồng cảm, lắng nghe, thông cảm và thấu hiểu cha mẹ trong những giây phút khó khăn. Bất cứ tình cảm nào đều xuất phát từ sự thấu hiểu mới có thể lâu bền và tốt đẹp. Tình cảm yêu thương gia đình cũng vậy. Khi ta đồng cảm, lắng nghe và thông cảm với cha mẹ, sẽ có thể tạo ra một mối quan hệ chắc chắn và tôn trọng lẫn nhau. Sự thấu hiểu giúp ta hiểu rõ hơn về những suy nghĩ của cha mẹ. Tuy nhiên, sự thấu hiểu không phải là điều dễ dàng. Đôi khi, con cái và cha mẹ có thể có những quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó, và việc đạt được sự thấu hiểu có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn, cởi mở và chân thành của cả hai bên. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tồn tại nhiều người con chưa thấu hiểu cho cha mẹ mà luôn bướng bỉnh, tự làm theo ý mình. Lại cho những người cha mẹ quá áp đặt cho con những điều mà mình cho là đúng mà không lắng nghe con. Một gia đình cần phải lắng nghe và thấu hiểu nhau nhiều hơn.
Hãy nhớ rằng, gia đình là nơi yên bình nhất để chúng ta trở về, cha mẹ luôn là những người yêu thương ta vô điều kiện. Vì vậy các thành viên trong gia đình hãy trân trọng, yêu thương và cố gắng thấu hiểu nhau để cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn hơn.
4. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn số 2
Thời gian rất ngắn ngủi thế nên mỗi người trong chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người là tình cảm gia đình. Và cách chúng ta cư xử với cha mẹ cũng là một cách bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho họ.
Mẹ là người sinh ra ta, chăm sóc ta từng li từng tí, lo cho ta miếng ăn giấc ngủ. Cha là người vất vả bon chen ngoài cuộc sống để lấy tiền lo cho tương lai của ta và dạy ta những bài học làm người quý giá. Không chỉ sinh ra ta, nuôi lớn ta thành người, mà chính cha mẹ là người cho ta một cuộc đời tốt đẹp, bao dung ta.
Thế nhưng chỉ vì cha mẹ không thể đáp ứng một vài yêu cầu của chúng ta. Hay là cha mẹ chưa sắp xếp được thời gian dành cho chúng ta vì công việc. Mà chúng ta lại dỗi hờn, cư xử bất lịch sự với cha mẹ. Bỏ qua những dặn dò của họ mà làm theo ý kiến bản thân. Để rồi dẫn đến những hậu quả xấu. Thậm chí cách ăn nói xưng hô bất lịch sự với cha mẹ cũng không phải là cách ứng xử hay.
Vì thế chúng cần hiếu, lắng nghe những nỗi vất vả nhọc nhằn của cha mẹ. Giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà đơn giản như gập quần áo, quét nhà,… hay tự dọn chính căn phòng của mình. Sẵn sàng nói những lời yêu thương, trao đi những cái ôm dành cho họ. Ngoan ngoãn, nghe lời, chăm chỉ học tập để không phụ công nuôi dưỡng của cha mẹ.
Vì công lao cha mẹ rất lớn lao và cho dù đi hết cả cuộc đời này thì người con vẫn không thể báo đáp được công lao to lớn ấy. Thế nên khi còn có thể thì chúng ta hãy đền đáp công ơn đó từ những việc làm đơn giản nhất, Hãy là những người con hiếu thảo với cha mẹ mình để xứng đáng với công sức của họ đã vun đắp cho mình và trở thành công dân tốt của xã hội.
5. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình hay nhất số 3
Bernard Shaw – một nhà viết kịch, nhà phê bình và nhà hoạt động chính trị người Ireland đã từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Chỉ với một phép so sánh, Bernad Shaw đã thức tỉnh mỗi chúng ta về những tình cảm và thái độ cần có đối với cha mẹ.
Trước hết, Chúng ta cần biết ơn, yêu thương và trân trọng cha mẹ bởi họ là người đã sinh ra ta để cho ta được có mặt trên cuộc đời này, không ai khác chính cha mẹ đã đem đến cho ta sự sống. Hơn thế nữa cha mẹ đã không quản bao vất vả, nắng mưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con thành người. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, tình cảm ấm áp của cha đã nuôi dưỡng ta cả về vật chất và tinh thần. Lúc chúng ta ốm đau. Cha mẹ đã lo lắng, chăm sóc đêm ngày, lúc ta ngoan ngoãn, lớn khôn, mẹ cha tự hào, sung sướng. Mỗi bước trưởng thành của chúng ta đều có những tháng này gian nan vất vả của cha mẹ. Cha mẹ chính là người thầy, người cô đầu tiên trong cuộc đời ta, dạy bảo ta bài học làm người, uốn nắn cho chúng ta từng lời ăn tiếng nói, chỉ bảo cho ta từng điều hay, lẽ phải. Ngay cả trên bước đường đời chúng ta có vấp ngã, thất bại, buồn đau thì không ai khác, mẹ cha chính là điểm tựa bình yên nhất, là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Bạn thử nghĩ mà xem nếu chúng ta không yêu thương cha mẹ thì đến một ngày nào đó khi cha mẹ không còn, chắc chắn chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng day dứt và ân hận. Tuy nhiên yêu thương thôi chưa đủ, tình yêu thương cha mẹ phải được cụ thể hóa bằng hành động. Chúng ta cần phải chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ ốm đau, giúp đỡ công việc khi cha mẹ vất vả. Và hơn cả là phải sống cho thật tốt bởi đó là cách tốt nhất để báo hiếu với cha mẹ. Có biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm của con cái dành cho cha mẹ. Đó là một Chử Đồng Tử nhường chiếc khố cuối cùng để khâm niệm cho cha, là hình ảnh Thúy Kiều sẵn sàng bán thân mình để cứu cha , tất cả đều rất đáng trân trọng.
Hiểu được trách nhiệm, tình cảm và thái độ cần có với cha mẹ, là học sinh, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô bởi đó là cách thiết thực nhất để thể hiện chữ hiếu, đạo làm con.
6. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình lớp 6 số 4
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đôi khi thường xảy ra các xung đột. Điều đó đòi hỏi mỗi thành viên cần có những giải pháp để giải quyết các xung đột, xây dựng một gia đình hòa thuận và hạnh phúc.
Đầu tiên, nguyên nhân của xung đột trong gia đình đến từ sự khác biệt trong về nhận thức, quan điểm hay suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái. Từ đó đã tạo nên những xung đột về tâm lý là đặc điểm nổi bật mang tính quy luật. Điều đó là do hoàn cảnh sống, thời gian sống và sự khác nhau về thế hệ, sự chênh lệch về kinh nghiệm sống đã tạo nên khoảng cách dẫn đến xung đột.
Cha mẹ luôn mong muốn con cái phải nghe theo những quy định mình đặt ra từ khi con còn bé. Trong suy nghĩ, cha mẹ luôn cho rằng con cái là còn bé bỏng nên cha mẹ cần phải kiểm soát mọi hoạt động, con cái phải phụ thuộc vào mọi quyết định của mình. Đồng thời, nhiều cha mẹ chưa có sự hiểu biết cần thiết về những thay đổi về tâm sinh lí của con. Cha mẹ muốn duy trì sự phụ thuộc của con cái vào cha mẹ trong các hoạt động của cuộc sống hàng ngày…
Về phía con cái, trong độ tuổi dậy thì, tâm sinh lý sẽ có sự thay đổi, nhiều bạn cho đã suy nghĩ “về sự trưởng thành” và có cảm giác “mình là người lớn”. Ở độ tuổi này, nhận thức về “cái tôi cá nhân” và “quyền riêng tư” với những nhu cầu độc lập của bản thân cũng tăng lên rõ rệt. Từ sự thay đổi trên dẫn đến con cái muốn vượt qua sự kiểm soát, quản lý của bố mẹ.
Điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình không được tốt đẹp. Bởi vậy mà cần phải có những biện pháp phù hợp, tích cực. Đầy tiên, cha mẹ phải là người chủ động thay đổi. Cha mẹ vẫn duy trì những nề nếp quy định của gia đình nhưng phải phù hợp với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó. cha mẹ cần trở thành những người bạn của con - thấu hiểu và chia sẻ với con mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, cha mẹ mới có thể đưa ra những đánh giá, lời khuyên cho con cái. Bản thân chúng ta cũng cần phải hiểu được những mong muốn tốt đẹp của cha mẹ. Hãy chia sẻ cởi mở, suy nghĩ về những lời khuyên và tránh những hành vi tiêu cực: giận dỗi, cãi lời… cha mẹ.
Một gia đình hạnh phúc là một gia đình luôn có sự thấu hiểu, chia sẻ. Mỗi người hãy biết cách xây dựng và bảo vệ gia đình của mình trở nên tốt đẹp hơn.
7. Đoạn văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 5
Gia đình là hai tiếng thiêng liêng và ấm áp. Đó là nơi nuôi dưỡng, vun vén cho hạnh phúc của mỗi người. Tuy nhiên, ngày nay nhiều bậc phụ huynh gò ép, bắt buộc con mình phải học tập thật nhiều, suốt cả ngày đến không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Những đứa trẻ ở trong chính gia đình mình chẳng cảm nhận được sự ấm áp mà chỉ còn những áp lực, mệt mỏi và lo sợ. Nhiều bạn học sinh cả ngày ngồi bên sách vở, với những giờ học mãi chẳng kết thúc. Từ học văn hóa, đến các môn năng khiếu, thể thao… Các em cứ phải học mãi. Không chỉ thế, những phụ huynh ấy, còn tìm cách “triệt tiêu” những thứ có nguy cơ ảnh hưởng đến thành tích học tập của con em mình. Như cấm không cho đọc truyện, chơi game, không được đi chơi với bạn bè… Họ buộc con mình vào một không gian nhỏ bé, chật chội. Hơn thế nữa, các phụ huynh còn thường xuyên đè nặng thành tích lên người các con. Thành tích cao thì được thưởng, nhưng nếu có điểm thấp, không có giấy khen… thì sẽ bị mắng, bị đánh. Điều đó, khiến tâm lý các em luôn trong trạng thái bị đè nén bởi sự sợ hãi, lo lắng, áp lực. Chúng ta đều biết rằng cha mẹ làm những điều đó đều vì yêu thương con cái. Những đứa con đau khổ, thì họ cũng mệt mỏi, buồn bã lắm chứ. Tuy nhiên, chính cái cách thức hành động sai lầm, đã khiến những người bố, người mẹ ngày càng xa rời con cái mình hơn. Vậy nên, để gắn chặt tình cảm gia đình, chúng ta cần nhiều hơn những giây phút chia sẻ, đồng điệu với nhau. Con cái tâm sự với bố mẹ những mong mỏi, nguyện vọng của mình. Bố mẹ gửi gắm đến con những kì vọng, và yêu thương. Cả hai phía sẵn sàng thấu hiểu nhau, có như thế, tình cảm gia đình mới ấm êm và thuần túy nhất. Trên đây là một vấn đề không hề mới, nhưng vẫn đã và đang rất nhức nhối trong xã hội. Nó là mang tính tiêu cực, dù xuất phát điểm lại từ thứ tình cảm tích cực. Mong sao, mọi thành viên trong gia đình sẽ luôn yêu thương, chia sẻ cho nhau, để tổ ấm luôn là nơi hạnh phúc khi trở về.
8. Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình số 6
Bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong gia đình dưới đây do HoaTieu.vn sưu tầm và chỉnh sửa, các em học sinh chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo.
Cha mẹ là những người đã hy sinh cả cuộc đời để nuôi lớn ta nên người. Nhưng con người càng lớn, càng có nhiều suy nghĩ độc lập, không còn như khi bé luôn bám lấy bước chân ba mẹ. Và mỗi ngày cha mẹ một già đi, chân bắt đầu chậm, mắt bắt đầu mờ, cần con cái quan tâm, yêu thương thì nhiều người lại ngại phiền, hay tỏ thái độ bực tức, lạnh lùng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm trong xã hội ngày nay. Tôi cũng từng có những lúc như vậy, thái độ đối với mẹ không tốt, khiến bản thân xấu hổ và ân hận mãi.
Lúc trước, tôi đã giúp mẹ cài đặt một phần mềm xem phim trên điện thoại di động để bà có thể thuận tiện xem mấy bộ phim từ thời xưa.
Mẹ tôi cảm thấy thích thú với phần mềm này, mấy bộ phi cũ từ thời xưa đều được bà xem lại rất cẩn thận. Nhưng mà, cũng có chỗ bất tiện, thao tác của bà trên bàn phím không được linh hoạt, không biết làm thế nào để lục tìm các bộ phim, cũng không biết làm sao để lựa chọn, mỗi lần như vậy đều phải tìm tôi giúp.
Mẹ tôi và cái điện thoại trở thành “đôi bạn thân”. Bà luôn tìm tôi để đặt câu hỏi về “bạn thân” của bà, còn tôi thì ngược lại, bắt đầu cảm thấy phiền phức và lời nói chuyển sang thiếu kiên nhẫn.
Bà xem phim ‘chuyên cần’, tần suất hỏi cũng trở nên ‘chuyên cần’… khó mà tránh khỏi có lúc tôi trở nên cáu kỉnh. Cũng có lần tôi nhịn không nổi, bèn nói với bà mấy lời khó chịu. Sau lần đó, cả một thời gian dài, tôi không thấy mẹ tìm tôi để nhờ xem giúp điện thoại nữa.
Một ngày nọ, mẹ chờ tôi cơm nước xong xuôi, và thăm dò xem “tâm trạng” tôi đang như thế nào rồi mới cất lời hỏi: “Con gái, không bận chứ? Có thể giúp mẹ tìm bộ phim này một chút không? Mẹ tìm cả nửa ngày mà đến giờ vẫn chưa tìm ra…”. Giọng của bà càng ngày càng nhỏ, nói đến chữ cuối cùng thì gần như không nói được ra tiếng nữa, rõ ràng là không có một chút tự tin nào, dường như bà đang rất sợ rằng tôi sẽ lại cáu kỉnh với bà. Miệng tôi không thể cười nổi, liền tìm phim giúp bà. Biểu hiện của bà khiến tôi suy nghĩ, cảm thấy mình rất tệ…
Kể từ bao giờ, người mẹ mạnh mẽ, thường ngày vẫn nói một là một hai là hai của tôi lại trở thành khúm núm như vậy, ngay cả tìm tôi giúp chút việc nhỏ cũng phải cẩn thận, dè dặt? Tôi giật mình nhận ra rằng cha mẹ đều đã già rồi…
Trong khi chúng ta dần dần lớn lên, từ một đứa trẻ non nớt trở thành một người trưởng thành có thể tự đảm đương trách nhiệm, cha mẹ cũng đang già đi và dần trở thành những “đứa trẻ lớn tuổi” cần một nơi để dựa dẫm vào.
Tinh thần và thể chất của họ càng ngày càng kém đi, việc hiểu và sử dụng các thiết bị điện tử thì quả là khó khăn và chậm chạp; đối với mọi việc lớn nhỏ cũng cần chúng ta quyết định càng ngày càng nhiều. Cha mẹ đã biến thành những ‘đứa trẻ lớn tuổi’, lúc nào cũng cần dựa dẫm, nương tựa vào con cái của mình.
Chúng ta vẫn thường cho rằng chỉ cần kiếm thêm chút tiền là có thể giúp cha mẹ an hưởng tuổi già. Kỳ thực, những gì cha mẹ cần không phải là quá nhiều vật chất, mà hơn hết cả chính là cảm giác an toàn. Đó chính là cảm giác không cần phải cố gắng làm hài lòng con cái, không cần phải dè dặt trước mặt con cái, không cần phải lo lắng về sự già nua và lóng ngóng vụng về khiến con cái ruồng bỏ…
Ngay cả khi chúng ta hai bàn tay trắng, cha mẹ cũng vì hiểu tấm lòng của chúng ta mà không cảm thấy lo lắng. Tình yêu tốt nhất của chúng ta dành cho cha mẹ, chính là giúp cha mẹ duy trì thật tốt sự “mạnh mẽ” của họ khi thời còn trẻ, để họ có thể an tâm khi ở bên cạnh chúng ta.
Thái độ tốt nhất của chúng ta đối với cha mẹ chính là luôn luôn để họ “ở trong trái tim mình”, quan tâm đến những niềm vui nỗi buồn của họ giống như cách mà cha mẹ đã thương yêu chúng ta lúc còn thơ bé.
9. Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 7
Người ta thường nói: “Gia đình là nơi để yêu thương”. Từ lâu, gia đình vốn được xem là tổ ấm của mỗi người, nơi mà mỗi chúng ta luôn cảm thấy được bao bọc, chở che mỗi khi được trở về. Nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng và nhiều gia đình cũng không tránh khỏi đau xót khi bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình. Nhắc đến bạo lực gia đình, có thể nói đây là một vấn nạn mang tính toàn cầu, nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ, trẻ em, mà còn vi phạm nghiêm trọng đến các quyền của con người.
Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc. Những hành vi bạo lực đó gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà còn là hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.
Rõ ràng, bạo lực gia đình không chỉ là sự ứng xử bằng “nắm đấm” của người chồng đối với vợ, mà đôi khi còn là sự khủng bố tinh thần như lăng mạ hoặc im lặng kiểu “chiến tranh lạnh” với nhau. Thực tế, trong xã hội hiện nay, một điều dễ nhận thấy là bạo lực thể xác thường diễn ra với những gia đình có trình độ học vấn thấp, kinh tế khó khăn, vợ hoặc chồng vướng phải rượu chè cờ bạc. Ngược lại, bạo lực tinh thần thường nảy sinh trong gia đình viên chức trí thức như một "mặt trái của nền kinh tế thị trường".
Nguyên nhân bạo lực gia đình do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, sa vào cờ bạc, con cái vi phạm pháp luật…, ai cũng dễ thấy tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp, mâu thuẫn vợ chồng gay gắt và khi đó, bạo hành đối với vợ con là điều khó tránh khỏi. Nhưng, đi sâu vào vấn đề, “Bất bình đẳng giới“ mới chính là nguyên nhân sâu xa nhất. Lẽ ra, đối với công việc chung trong gia đình, hai vợ chồng phải cùng chung vai gánh vác, nhưng người chồng với thói gia trưởng gần như đứng ngoài cuộc, do đó mà người phụ nữ cùng một lúc đảm đương nhiều việc, nếu không sẽ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Bên cạnh đó việc thiếu kỹ năng làm cha mẹ không dạy được con và khi con làm sai họ có những hành động nông cạn và dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề, gieo vào đầu con trẻ các thói hư tật xấu. Có muôn vàn yếu tố phát sinh dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình thế nhưng nguyên do sâu nhất cũng chính là do yếu tố nhận thức xã hội.
Nguy hại của bạo lực gia đình gây ra cho con người thực sự rất lớn, chính vì thế mà chúng ta cũng cần phải có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Đáng nói hơn nữa đó chính là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình rồi xã hội mới biết để bênh vực được.
Chính vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay là vấn đề mà cả xã hội chúng ta cũng phải quan tâm để bài trừ nó ra khỏi xã hội này. Một xã hội mà có bao lực gia đình là xã hội đen tối, xã hội đó cũng sẽ thiếu tình cảm yêu thương con người, con người như vô định không biết mục đích sống và sống không có tình thương. Mỗi người chúng ta hãy chung tay đẩy lùi vấn đề bạo lực gia đình, để dựng xây đất nước ngày một tốt đẹp hơn.
10. Ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình số 8
Điều gì xảy ra nếu cha mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của con cái? Khi còn bé, con sẽ coi bố mẹ là nhất, lúc nào cũng quấn quýt, không muốn đi đâu, làm gì mà không có cha mẹ ở bên. Nhưng khi đi học chúng sẽ có bạn bè và nhiều mối quan hệ hơn. Ðến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu có nhiều mối quan tâm khác, ngoài gia đình và học hành. Ðặc biệt, chúng bắt đầu có chính kiến, biết lập luận, thích thể hiện cái tôi và muốn được tự quyết định các vấn đề cá nhân. Càng cố kiểm soát, trẻ sẽ tìm mọi cách thoát khỏi vòng tay của cha mẹ.
Nhiều cha mẹ mua điện thoại cho con để tiện liên lạc nhưng bật tính năng Find my iPhone hoặc chế độ định vị để có thể biết con đang ở đâu nếu không liên lạc được. Họ thường xuyên kiểm tra lịch sử truy cập trang web của con để biết con đã xem gì, đọc gì, tải gì về. Họ cài đặt các ứng dụng hoặc phần mềm có thể theo dõi tất cả các tin nhắn, cuộc gọi của trẻ. Thậm chí, nhiều cha mẹ còn yêu cầu con phải cung cấp mật khẩu (nếu con không đồng ý thì hack mật khẩu) để đọc các tin nhắn Zalo hay Messenger của con. Không ít cha mẹ còn dùng “tai mắt” là bạn bè hay họ hàng để theo dõi con.
Sự kiểm soát thái quá cùng nhiều hành vi xâm phạm quyền riêng tư của trẻ em không chỉ khiến trẻ bị mất đi sự tự do, tự lập, mà còn khiến cho mối quan hệ cha mẹ - con cái ngày càng trở nên xa cách. Mặt khác, việc thiếu đi không gian riêng tư có thể khiến cho trẻ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: lo âu, tự ti, sống khép kín, đề phòng, thậm chí là trầm cảm.
Cha mẹ thường bao biện cho hành động lén theo dõi con, đọc trộm nhật ký hay tin nhắn của con là để bảo vệ chúng. Nhưng thực ra điều này chỉ minh chứng một điều, phụ huynh không tin tưởng con và đang lúng túng trong việc giáo dục con như thế nào cho đúng đắn.
Tuy nhiên con trẻ sẽ sớm biết được cha mẹ đang theo dõi mình và có các biện pháp đối phó. Lúc đó, việc dõi theo con lại càng trở nên khó khăn hơn. Cha mẹ xóa Facebook hay Instagram của con, nhưng chỉ mất vài phút chúng con có thể tạo ngay một tài khoản mới. Hay phụ huynh cài định vị theo dõi điện thoại của con, tụi con sẽ đi chơi với bạn mà không mang điện thoại hoặc cố tình để quên điện thoại ở trường…
Người lớn thường hay đề cao quyền riêng tư của bản thân nhưng rất ít khi để ý đến quyền riêng tư của các con. Sự riêng tư giúp con tự lập, nhất là con trẻ ở độ tuổi dậy thì. Ðể dần trưởng thành, chúng con cần được cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư. Khi cha mẹ trao cho chúng con quyền này, đồng nghĩa với việc, quyền kiểm soát của cha mẹ cần phải được giảm xuống.
Nếu bố mẹ muốn biết con đang nghĩ gì, làm gì, cách nhanh nhất là hãy trực tiếp hỏi con. Nếu bố mẹ duy trì được mối quan hệ tốt với con thì nhiều khi không cần gặng hỏi, chúng con sẽ tự tâm sự. Nhưng nếu chúng con không chịu nói gì với bố mẹ, đừng vội đầu hàng. Đứa trẻ nào cũng yêu gia đình, mong muốn được cha mẹ thấu hiểu, quan tâm. Vì thế muốn hiểu con hơn và để con tin tưởng trao đổi mọi điều với cha mẹ, mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con, thường xuyên trò chuyện và lắng nghe con bằng cả lý trí và trái tim yêu thương.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Ngữ văn 6 KNTT - Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bạn có thể làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn minh lịch sự trong trường học
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
Cảm xúc, suy nghĩ trong chuyến trải nghiệm bảo tàng (10 mẫu)
Em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lớp 6 CTST
Top 16 Viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em ngắn gọn lớp 6
- Ba LêThích · Phản hồi · 3 · 11/10/23
- Nhật Minh VõThích · Phản hồi · 2 · 23/10/23
- Bài 1
- Bài 2
- Trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật mèo - Kiều Phương? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
- Bài 6
- Bài 7: Thế giới cổ tích
- Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn
- Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời văn của em ngắn nhất (6 mẫu)
- Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
- Tóm tắt Vua chích chòe
- Tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây khế
- Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám
- Bài 8
- Bài 9
- Bài 10
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết hình ảnh nào?
10 Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 Kết nối tri thức có đáp án 2024
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây khế lớp 6
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau Đời cha ông với đời tôi