TOP 15 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết lớp 6 ngắn nhất

Top 15 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết ngắn gọn, chân thực nhất với đủ mọi cung bậc cảm xúc dành cho các em học sinh cùng tham khảo, để có thêm ý tưởng hay cho bài văn của mình.

Bài văn mẫu tả cảnh sinh hoạt lớp 6 mà HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này gồm các bài văn mẫu với nội dung phong phú như: Tả cảnh sinh hoạt của gia đình em ngày Tết, Tả cảnh không khí ngày Tết, tả cảnh gói bánh chưng, cảnh sinh hoạt ngày Tết quê em, đêm giao thừa, chuẩn bị đón Tết, phiên chợ ngày Tết,... Sau đây là nội dung chi tiết, các em cùng theo dõi nhé!

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngày Tết
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngày Tết

I. Dàn ý Tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết

a) Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt ngày Tết.

b) Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt:

+ Tả bao quát khung cảnh và ấn tượng chung của em về khung cảnh.

+ Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian; hoạt động cụ thể của những người tham gia.

+ Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.

c) Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết.

II. Tả cảnh sinh hoạt ngày Tết của gia đình em ngắn gọn

1. Tả cảnh sinh hoạt ngày Tết của gia đình em ngắn nhất

Tết Nguyên Đán luôn luôn là thời gian để mọi người quay trở về gia đình sau những vất vả bộn bề của cả một năm dài. Không biết bao nhiêu chuyện buồn vui để lại sau cánh cổng để đón chào một năm mới với nhiều điều mong ước.

Gia đình em những ngày Tết thường có rất nhiều hoạt động từ ngày 23 tháng chạp. Sau cúng ông Táo là cả nhà em mỗi người một việc để dọn dẹp, mua sắm Tết. Em thích nhất là theo mẹ đi chợ Tết nào là mua hoa, mua bánh kẹo, mua quần áo mới,...

Và một hoạt động mà em mong đợt mỗi khi Tết đến là gói bánh chưng, tuy em không biết gói bánh những em cũng chạy xung quanh để xem làm được việc gì thì làm nhưng rửa lá, lau lá, xếp lạt,... vào cũng tự gói cho mình cái bánh chưng bé bé. Tối hôm đó mọi người sẽ cùng nhau quây quần đun bánh chưng và nói những câu chuyện năm cũ vui ơi là vui.

Đêm giao thừa cũng là lúc em vui nhất vì khi đó được xem pháo hoa với đủ các màu sắc, hình dáng. Nó như những mong ước của em dành cho năm mới vậy. Thật vui và hạnh phúc. Sau khi xem pháo hoa xong thì chị em nhà em sẽ xếp thành một hàng để nhận lì xì từ bố mẹ.

Em mong năm nào cũng có sẽ được đón năm mới bên cạnh những người thân yêu của mình.

2. Tả cảnh không khí ngày Tết chân thực, sống động

Trong một năm, em thích nhất là những ngày Tết. Vì lúc đó quê em trở nên thật xinh đẹp và rộn ràng.

Những ngôi nhà trở nên đông vui khác lạ bởi sự trở về của những người con, người cháu đi học đi làm ở xa. Trên gương mặt ai cũng là nụ cười rạng rỡ và hạnh phúc vì được đoàn tụ gia đình. Mọi người tíu tít, phấn khởi dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa từ trong ra ngoài. Cả những con đường cũng không bị bỏ sót. Sau đó, đương nhiên là tiết mục trang trí. Những gam màu tươi sáng, may mắn, những hình ảnh hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tét xuất hiện ở khắp mọi nơi, khiến người ta càng thêm nao nức.

Vào ngày Tết, ai ai cũng xúng xính trong các bộ trang phục đẹp nhất, mới nhất của mình để đi thăm hỏi, gặp gỡ bạn bè, ngày thân. Họ chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, may mắn nhất. Người lớn, người già ngồi thủ thỉ, tâm tình với nhau về những kì vọng trong năm mới. Con nít thì thích thú với những túi lì xì, những khay bánh kẹo, mứt Tết. Đâu đâu cũng là tiếng cười vui, tiếng chúc tụng hoan hỉ. Những buồn bã, tính toan của năm cũ được gác đi nhường chỗ cho sự hân hoan của năm mới.

Tuy ngày Tết không dài, nhưng niềm vui mà nó mang đến thì vô cùng to lớn. Chính vì thế, em vẫn luôn mong ngóng mỗi ngày để chờ Tết về trên quê hương mình.

III. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết

1. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết hay nhất

Văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6
Văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Quý Mão.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

- Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.

2. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt ngày Tết lớp 6

Hằng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.

Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.

Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.

Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.

3. Tả cảnh sum họp ngày tết quê em sống động

Với mỗi đứa trẻ như em, tết đến, hè về là những khoảng thời gian vui thích nhất, êm ấm và no đủ nhất. Thế là một năm mới đăng tới gần, mọi vật bừng tỉnh sau giấc ngủ vùi mùa đông để chào đón sư ấm áp, tươi mới của nàng Xuân dịu dàng. Không khí náo nhiệt, trăm hoa đua sắc, nhà nhà sắm sửa đón xuân cứ rộn ràng trên khắp những nẻo ở quê em.

Vui nhất vẫn là không khí chuẩn bị sắm sửa đón xuân về.

Tết ở quê bình dị, ầm át và đủ đầy dù không lấp lánh, tiên nghi hay tấp nập như thành phố. Nhìn thấy rõ nhất bước chân của mùa xuân về không chỉ là những cánh hoa đào, hoa cúc khoe sắc thắm mà còn là sự thay đổi của những con đường. Đường làng được phát sách có dại ở hai bên, các anh chị thanh niên trong xóm rủ nhau đi quét dọn sạch sẽ, Tiếng nói cười vui vẻ của các anh chị khiến chúng tôi mấy đứa trẻ ham chơi chạy ra đứng nhìn. Mấy chiếc cột điện được gắn thêm đèn thắp sáng, khẩu hiệu mừng xuân được trang trí bởi những dàn điện nháy kết hình thành hoa và lá. Trong xóm, ai ai cũng khẩn trương vừa sắp xếp công việc của năm cũ, vừa chuẩn bị đồ chào đón năm mới, không khí thật rộn ràng. Nhà nào nhà nấy đều sắm sửa cây đào ,cây quất, những chậu hoa cây cảnh để trang trí nhà với mong ước một năm mới tài lộc đủ đầy, mọi sự tốt tươi như hoa lá. Một số nhà còn trang trí đèn nháy ở cổng, đến canh hoa, ở những đường viền mái nhà, buổi tối những giải đen đủ màu sắc nhà nom đến là vui. Không khí đón Tết ở quê không thể không nhắc tới các phiên chợ giáp Tết, điểm đặc sắc nhất của văn hóa làng xã. Ở quê không có siêu thị lớn, đủ loại thức ăn đóng hộp hay bánh kẹo đắt tiền nhưng người ở quê luôn vui vẻ với các thức quà dân dã, những món ăn thấm đường công sức chăm sóc vun vẹn. Trong các phiên chợ tết, hàng hóa đủ mọi loại đổ về nào là quần áo nào rau nào thịt cá cây cảnh quất cảnh...đẹp, tươi và bắt mắt. Em được mẹ dân đi chợ để chọn quần áo mới và sách giúp mẹ một số đồ trang trí nhà cửa cả thực phẩm nữa. Bất cứ ngốc nghếch trong một khu chợ cũng rộn tiếng cười tiếng nói chuyện vui vẻ từ những lần trao đổi hàng hóa, hay đơn giản là những câu chào hỏi thân thuộc, hồ hởi khi tình cờ gặp người quen trong chợ. Tất cả cứ hối hả trong nhịp quay Tết đến Xuân về. Ở quê em, mọi người vẫn giữ được thói quen gói bánh chưng đón tết vì thế mỗi lần gói bánh rồi luộc bánh, mùi bánh chưng luộc hòa quyện với mùi khói từ những bếp lửa điềm củi cứ vẫn viết lan tỏa trong không gian như mọi như hương vị đặc trưng phải có dịp xuân về. Các bác và các cô chú hàng xóm em mỗi năm sẽ cùng nhau tổ chức một bữa tất niên linh đình gắn kết tình làng xóm. Bọn trẻ như chúng em lại được một bữa vui chơi thỏa thích, xem mọi người chuẩn bị đồ ăn thức uống trang trí nơi tụ họp. Và cùng hòa vang niềm vui vì thành quả một năm đã qua cùng chuẩn bị tinh thần cho một năm mới đến. Khoa học với niềm vui đó , bầu trời trong hơn không còn những vận mệnh âm u của mùa đông nữa. Cảnh vật cũng trở nên hữu tình hơn: nắng ấm áp, gió nhè nhẹ, cây cối bằng sắc, hoa tỏa hương ngạo ngạt. Mấy chú chim líu lo rộn ràng, chuyên canh rích rích trong những bụi cây.

Mọi người chào đón giao thừa, sao màn đếm ngược khoảng khắc của năm mới tới, ai nấy cũng vui mừng. Bố em là thắp lên bàn thờ nhưng nén nhan Long Thành, bày tỏ sự biết ơn với tổ tiên, trời đất, câu chúc một năm mới an lành cho cả gia đình. Ngày Tết, tiếng cười nói của trẻ âm vang, những câu chúc nhau an lành, những phong bì đỏ thắm, mứt kẹo, bánh trái và không khí sum họp đề huề.

Không đâu vui bằng không khí Tết ở quê em, mọi người sống với nhau trong tình cảm chan hòa ,ấm cúng. Em mong những ngày tiếp theo của một năm mới luôn luôn tràn đầy sự năng lượng, sự An Yên và tươi mới như những ngày đầu năm mọi người cùng giang rộng tấm lòng đón vào những tươi mới của trời đất

4. Kể về ngày tết của gia đình em lớp 6 ấm cúng

Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6
Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

5. Tả cảnh sum họp ngày Tết lớp 6 ấm áp, thân thương

Ở quê em, từ rằm tháng Chạp là không khí Tết đã râm ran khắp thôn cùng ngõ nhỏ.

Các hàng quán là nơi tín hiệu Tết được thắp lên đầu tiên. Khi thấy các bác, các cô trưng lên những hộp bánh kẹo mứt Tết đỏ rực, xếp những bộ ấm chén, khay đựng hạt, rồi cả những thùng nước ngọt, giấy vàng mã nữa chứ. Rồi trên đường, thật dễ để gặp những dọc bán nào là quất, nào là đào, rồi mai, rồi cúc, chao ôi là đủ sắc đủ màu. Vùng thôn quê tẻ nhạt theo đó mà rực rỡ hẳn lên. Theo đó, nhà nhà cũng dọn dẹp, sắm sửa cho Tết. Đi đâu cũng thấy người người chở thùng đồ, thùng quà, cắp thêm cái nhánh mai, nhánh đào. Thoảng đâu cũng là mấy khúc ca xuân tuy cũ mà nghe thì vẫn thấy vui tai.

Rồi trong cái xốn xang ấy, ba ngày Tết bảy ngày xuân cũng đến. Mọi người xúng xính trong áo quần mới. Con nít thì háo hức nhận lì xì, mặc đồ mới, ăn bánh kẹo. Người lớn thì thảnh thơi ngồi tâm sự, chúc tụng nhau. Ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Chuyện gì cũng trở nên kém quan trọng trong mấy ngày xuân này. Có lẽ vì vui quá, nên thấy như chớp mắt cái đã hết mùa Tết rồi.

Có thể Tết ở quê em không được sôi động, rộn ràng như ở thành phố. Nhưng đối với em nó vẫn vô cùng vui và hạnh phúc, không nơi nào có thể sánh được.

6. Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón tết

Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thời gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.

Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ. Cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối... để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt... Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tẩt cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi được trang trí thêm những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.

Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc.

Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ.

Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng. Những câu chuyện vui được mọi người kể làm cho không khí trong gia đình càng trở nên ấm cúng, xua tan hết những giá lạnh của những ngày cuối năm.

Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Trời se se lạnh. Tất cả những điều đó càng làm cho em cảm thấy Tết sắp đến rồi. Em mong Tết đến không phải là được mừng tuổi hay được nhiều món ăn ngon mà trong những ngày Tết là những ngày sum họp, thể hiện tình yêu thương của gia đình.

III. Tả cảnh gói bánh chưng ngày tết (4 mẫu)

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, em sẽ được ăn Tết ở quê ngoại. Đây là lần đầu tiên em được trải nghiệm không khí Tết ở vùng nông thôn. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng háo hức.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Rất nhiều mặt hàng được bày bán như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… Người mua, người bán nhộn nhịp và đông vui làm sao. Mẹ của em cũng mua rất nhiều đồ như lá dong, gạo nếp, bánh kẹo…

Chiều hai mươi tám Tết, mọi người cùng nhau gói bánh chưng. Em rất háo hức vì đây là lần đầu tiên được xem gói bánh chưng. Các nguyên liệu gói bánh gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Tất cả đã được rửa sạch, để vào rổ hoặc bát. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui.

Sau đó, bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to. Từng chiếc bánh được xếp vào cẩn thận. Công đoạn luộc bánh cũng rất quan trọng. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng bé Hòa háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Em đã được mẹ giải thích ý nghĩa của các món ăn trong mâm cỗ. Đến giờ, cả nhà đứng trước bàn thờ để cúng tổ tiên. Sau đó, mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Ông ngoại còn thay mặt cả gia đình phát biểu.

Một trải nghiệm đáng nhớ, giúp em thêm hiểu biết về truyền thống của dân tộc. Từ đó, em càng thêm yêu thêm quê hương, đất nước của mình.

Tham khảo thêm TOP bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 siêu hay:

IV. Tả quang cảnh một phiên chợ Tết (8 mẫu)

Những bông hoa đua nhau nở, những lộc non đua nhau nhú mầm báo hiệu một mùa xuân nữa lại về, lòng người lại nhộn nhịp chào đón một cái Tết nữa lại đến. Riêng em thì chờ đón để được đi phiên chợ Tết, phiên chợ đặc biệt nhất trong năm.

Chợ phiên là chợ được họp theo phiên cố định chứ không phải ngày nào cũng họp, là nơi để mọi người trao đổi mua bán những thứ theo nhu cầu của mình. Ở quê em, chợ họp vào ngày có đuôi một, ba, sáu, tám ở cuối như mười một, hai mươi ba, hai mươi tám. Ở chợ có đầy đủ các mặt hàng như quần áo, thức ăn,…

Theo mẹ đi chợ vào những buổi chợ phiên ngày bình thường cũng vui nhưng em thích đi chợ ngày Tết hơn và hầu như đứa trẻ con nào cũng vậy. Đúng là chợ ngày Tết có khác rất đông và nhộn nhịp. Em nhớ mẹ dẫn em đi chợ mà phải nắm chặt tay em vì sợ bị lạc. Đến đầu chợ là hàng loạt các địa điểm trông giữ xe, tiếp đó là chỗ bán hoa, các bông hoa thi nhau khoe sắc, nào hoa hồng, hoa huệ, hoa lan đủ cả. Nhưng em thích nhất là những cành đào với những bông hoa rực rỡ xen kẽ là những chiếc nụ vẫn chưa kịp nở. Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho ngày Tết ở miền Bắc còn ở miền Nam là hoa mai vàng, đứng cạnh đó là những cây quất sai trĩu quả.

Đi sâu vào bên trong là hàng loạt các mặt hàng bày la liệt như kẹo bánh, trái cây, lá gói bánh…và ấn tượng với em nhất là hàng bán bóng bay, những chùm bóng bay đủ loại màu sắc, món đồ thu hút nhất với những đứa trẻ con như em. Năm nào em cũng đòi mẹ mua cho một túi bóng bay về treo khắp nhà, mẹ chẳng nói gì mà chỉ nhìn em cười khi em cùng mấy đứa hàng xóm phồng mồm để thổi những quả bóng bay. Một hàng nữa cũng đông khách không kém đó là hàng tranh ảnh ngày Tết. Có nhiều hình ảnh lắm, hầu như bức hình nào cũng in to dòng chữ “Chúc mừng năm mới”. Khi đi chợ bố dặn em mua tranh, em và mẹ quyết định chọn bức tranh có hình một vườn hoa đào đang nở và một bức có hình các loại trái cây.

Về thời gian cũng có sự khác nhau giữa chợ phiên ngày bình thường và chợ phiên ngày Tết. Chợ phiên những ngày bình thường chỉ kéo dài từ sáng cho đến gần giữa trưa khoảng mười một hoặc mười hai giờ là đã tan chợ nhưng chợ Tết thì khác, chợ Tết họp từ sáng sớm cho đến giữa buổi chiều khoảng hai đến ba giờ chiều mới tan. Có một điểm khác nữa đó là chợ ở quê em những ngày bình thường hầu như chỉ có các bà, các mẹ, các chị đi chợ để mua sắm. Còn chợ Tết thì đông lắm, các bà, các mẹ, chú, bác, anh chị đều đi chợ Tết và tất nhiên là không thể thiếu những đứa trẻ con đi chợ để mẹ mua quần áo mới hay mua bóng bay như em. Buổi chợ Tết kết thúc, ai cũng đã mua đầy đủ các thứ cần thiết cho mình và chuẩn bị đón Tết chào đón một năm mới.

Chợ Tết là phiên chợ đặc biệt nhất của một năm vì vậy chợ rất vui và nhộn nhịp như báo hiệu một cái Tết sum họp của mọi gia đình. Dù sau này lớn lên có đi đâu xa nhưng em mãi không quên quê hương mình, nơi mà có những phiên chợ Tết cuối năm ngập tràn niềm vui.

Tham khảo thêm TOP bài văn tả cảnh phiên chợ ngày tết hay tại đây:

V. Tả một hoạt động tết mà em tham gia (4 mẫu)

Tham khảo thêm TOP bài văn tả một hoạt động tết mà em tham gia hay tại đây:

VI. Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 (20 mẫu)

Tham khảo thêm TOP bài văn tả cảnh sum họp hay đặc sắc tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
94 21.656
0 Bình luận
Sắp xếp theo