Soạn bài Hang Én ngắn nhất lớp 6

Soạn bài Hang Én ngắn nhất lớp 6 tập 1 trang 114, 115, 116, 117, 118 sách Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em HS dễ dàng trả lời các câu hỏi, và giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn văn nhanh và thuận tiện hơn. Sau đây là nội dung chi tiết. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Hang Én ngắn nhất
Soạn bài Hang Én ngắn nhất

1. Nội dung chính bài Hang Én

Soạn bài Hang Én lớp 6

2. Soạn bài Hang Én lớp 6 tập 1 trang 114: Trước khi đọc

Trước khi đọc 1

Câu 1 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng gì?

Nhan đề Hang Én gợi cho em liên tưởng đây là nơi sinh sống của loài chim én. Một cái hang rộng và khổng lồ.

Trước khi đọc 2

Câu 2 trang 114 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Tưởng tượng mình là nhà thám hiểm đi khám phá những khu bảo tồn thiên nhiên kỳ thú. Hãy chia sẻ cảm giác của em về điều đó.

Em sẽ rất vui, cảm giác muốn khám phá tận cùng sự kỳ diệu của thiên nhiên. Em sẽ chụp và quay lại những hình ảnh đó để làm tư liệu và kể lại với bạn bè.

3. Đọc văn bản

Câu hỏi trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Việc đi bộ sẽ cho tác giả cơ hội trải nghiệm những điều kì thú của thiên nhiên như thế nào?

- Việc đi bộ sẽ giúp tác giả cảm nhận thiên nhiên rõ nét và chân thực hơn với những con dốc, đường mòn, cây cối, các loài sinh vật hoang dã giúp tác giả như đang “trở về với thuở sơ khai”.

4. Sau khi đọc

Sau khi đọc 1

Câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Nhân vật "tôi" đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự nào?

Nhân vật tôi đã kể về hành trình khám phá Hang Én theo trình tự:

- Theo thứ tự không gian: (từ ngoài nhìn vào trong) Xuyên qua rừng nguyên sinh, vượt nhiều dốc, suối – Khởi đầu từ con dốc Ba Giàn – thung lũng Rào Thương – Hang Én – lòng Hang Én – trong Hang Én – vòng ra sau Hang Én.

- Theo thứ tự thời gian: từ sáng tới khi bóng tối trùm kín trong lòng Hang Én và tới lúc 5h sáng.

Sau khi đọc 2

Câu 2 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Tìm những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én. Những chi tiết này gợi cho em cảm giác gì về rừng nguyên sinh?

Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:

- Con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.

- Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.

- Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.

- Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp

- Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.

- Những đàn bướm đủ màu sắc.

=> Những chi tiết này gợi cho em cảm giác đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.

Sau khi đọc 3

Câu 3 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Qua bài ký, em hiểu được gì về sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người”.

Sự “sống” của đá và cuộc sống của loài én chưa biết “sợ con người” là một cuộc sống "vẫn cứ hồn nhiên trú ngụ", nguyên thủy, nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én sống thoải mái với bầy đàn của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của du khách:

- Én bố mẹ tấp nập đi về mớm mồi cho con, én anh chị rập rờn bay đôi.

- Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng

- Có bạn én cánh bị thương không bay lên được...

- Dải đá san hô uốn lượn qua vài triệu năm, tất cả các dải đá vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

=> Có thể nói, đó là một cuộc sống lí tưởng của thế giới tự nhiên, khi chúng không bị con người can thiệp và xâm nhập làm ảnh hưởng đến chúng. Điều này đã giữ lại những đặc sắc và tươi đẹp của tự nhiên, tạo nên sự đa dạng cho các loài sinh vật.

Sau khi đọc 4

Câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Hình ảnh nào trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên?

- Hình ảnh trong bài thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu của con người đối với tự nhiên: "Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quanh sông, rồi ngay bên bờ cát vục mắt nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết".

Sau khi đọc 5

Câu 5 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian Hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết nào?

- Tâm trạng của du khách khi sống trong không gian Hang Én, thiếu thốn các tiện nghi thông thường được miêu tả qua những chi tiết:

  • Khi bóng tối bao trùm lòng Hang Én, tôi ngồi bệt trên cát.
  • Khi trời sáng, ai nấy đều nhoài ra khỏi lều, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết.

=> Thể hiện tâm trạng tươi mới của tác giả khi được trải nghiệm trong không gian gần gũi, hòa cùng thiên nhiên.

Sau khi đọc 6

Câu 6 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã có làm cho người đọc khiếp sợ không? Vì sao.

- Cách tác giả cảm nhận về cuộc sống hoang dã không làm cho người đọc khiếp sợ.

- Tác giả miêu tả chân thực, sắc nét cuộc sống nguyên thủy với những động vật hoang dã nhưng lại khéo léo và không để lại cảm giác khiếp sợ mà cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ, vừa bí ẩn của thiên nhiên, khiến người đọc càng muốn khám phá, chinh phục hơn bao giờ hết.

Sau khi đọc 7

Câu 7 trang 118 Ngữ văn 6 tập 1 KNTT

Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá Hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức điều gì ở con người.

Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người sự trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa của đất nước.

5. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về Hang Én.

Soạn văn lớp 6 bài Hang Én

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
22 1.872
0 Bình luận
Sắp xếp theo