Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam (8 mẫu)

Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam. Cây tre từ lâu đã là hình tượng quen thuộc của làng quê Việt Nam, xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học. Hình ảnh tre bất khuất, hiên ngang như chính con người Việt Nam gan góc, dũng cảm không bao giờ cúi đầu trước kẻ thù xâm lăng. Chính vì thế, viết cảm nhận về hình ảnh tre là đề bài hay trong chương trình Ngữ văn của các em học.

Dưới đây là những mẫu đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam được HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc để giới thiệu đến các em học sinh, mời các em cùng tham khảo.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre được tác giả Thép Mới thể hiện trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam, trong đó có sử dụng ít nhất hai từ Hán Việt. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt đó.

Video Cảm nhận hình ảnh cây tre trong Cây tre Việt Nam

1. Cảm nhận về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam số 1

Hình ảnh cây tre Việt Nam
Hình ảnh cây tre Việt Nam

Tre xanh xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Từ lâu hình ảnh cây tre đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học, tượng trưng cho ý chí, sức sống hiên ngang, bất khuất của người dân Việt Nam. Mà trong đó, không thể không kể đến hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.

Từ Hán Việt:

  • Quá khứ: chỉ tất cả các sự kiện xảy ra trước một mốc thời gian cho trước. Đối lập với hiện tại và tương lai.
  • Hiện tại: thời gian tiếp diễn, trái với quá khứ và tương lai

2. Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong văn bản Cây tre Việt Nam số 2

Từ bao đời nay, cây tre chính là biểu tượng của làng quê, người dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân Việt Nam qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân Việt Nam trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh Gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân Việt Nam. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của Việt Nam, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân Việt Nam. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre Việt Nam chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân Việt Nam trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người Việt Nam ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.

Từ Hán Việt:

  • Lịch sử: là những gì đã diễn ra trong quá khứ
  • Chứng kiến: trông thấy tận mắt (sự việc nào đó xảy ra)

3. Từ văn bản Cây tre Việt Nam, viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre số 3

Từ lâu tre đã trở thành người bạn của ng dân Việt Nam, là biểu tượng cho những phẩm chất của con người Việt Nam: nhũn nhặn, đoàn kết, thuỷ chung, bất khuất ... Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề riêng lẻ. Nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất, chẳng sợ sự tàn phá của đạn bom... Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Yêu sao cây tre Việt Nam. Tre không khác gì một người bạn của con người và cũng là hiện thân của đức tính con người Việt Nam. Dù cho đến ngàn đời sau, khi công nghệ có phát triển thì tre vẫn luôn tồn tại trong tâm hồn dân tộc như những gì gần gũi và thân thương nhất.

Từ Hán Việt:

  • Đoàn kết: Sự tập hợp, kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.
  • Thuỷ chung: Trước và sau không thay đổi thái độ.
  • Bất khuất: Không chịu khuất phục.
  • Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật.

4. Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cây tre ngắn gọn số 4

Từ bao đời nay, cây tre luôn gắn bó với cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang trong mình cốt cách riêng của nền văn hóa, con người Việt Nam: kiên cường mà mềm dẻo, bản lĩnh mà linh hoạt, dung dị mà sáng tạo... Trong lịch sử và văn hóa Việt Nam, hoa sen và cây tre là hai hình tượng đặc trưng. Nếu như hoa sen là sự kết tinh những giá trị nhân văn của dân tộc, thì cây tre là biểu trưng của bản lĩnh quật cường, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Từ thuở hồng hoang, những ý niệm về quốc gia - dân tộc của Việt Nam được hình thành từ sự cố kết cộng đồng trải qua hàng nghìn năm trường kỳ phòng, chống thiên tai và địch họa. Cây tre tạo nên những lũy, thành, giúp cha ông ta bảo vệ làng quê trước thử thách của thiên nhiên và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.

Từ Hán Việt:

  • Kiên cường: Có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó khăn, nguy hiểm.
  • Bản lĩnh: Tính cách của người có năng lực và tự tin, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, không lùi bước trước khó khăn, trở ngại.
  • Giặc ngoại xâm: Sự chiếm đoạt hoặc đánh phá đất đai do quân đội nước ngoài tiến hành ồ ạt, theo qui mô lớn

5. Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cây tre siêu hay số 5

Hình ảnh cây tre trong tùy bút "Cây tre Việt Nam" nổi tiếng của tác giả Thép Mới đã gây ấn tượng sâu đậm trong tâm trí em. Có thế thấy tre Việt Nam cứng cỏi mà linh hoạt. Tre mọc thẳng, nhưng dáng mềm, gió táp tứ phía mà không đổ gãy. Tre cũng giống như người quân tử không hạ mình, mà biết nhún nhường; người quân tử chính trực, mà cũng dung hòa vì đại cục. Tre là biểu tượng cho con người Việt Nam luôn vững vàng, thích ứng trước những khắc nghiệt và chuyển biến của thời cuộc.

Từ Hán Việt:

  • Tùy bút: Tùy thời mà biên chép (Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh).
  • Tâm trí: tình cảm và suy nghĩ của con người trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó.

6. Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về cây tre đặc sắc nhất số 6

Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam

Từ Hán Việt:

  • Khiêm nhường: Khiêm tốn trong quan hệ đối xử, không giành cái hay cho mình mà sẵn sàng nhường cho người khác.
  • Bản sắc: Tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành phẩm cách riêng

7. Đoạn văn cảm nhận về hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam số 7

Trong bài tùy bút "Cây tre Việt Nam", tác giả Thép Mới đã đem lại cho em những cảm nhận hết sức sâu sắc về hình ảnh cây tre - loài cây thân thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam. Có thể thấy, tre được coi là người bạn thân của nông dân Việt Nam bởi tre đã gắn bó với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Ở khắp miền quê, tre mọc lên, vươn mình, xanh tốt. Vì vậy, tre trở thành hình ảnh tiêu biểu cho vùng nông thôn. Nhìn những hàng tre, em càng thêm yêu quê hương, đất nước thanh bình của mình.

Từ Hán Việt:

  • Nông dân: người làm nghề trồng trọt, cày cấy.
  • Thanh bình: lặng lẽ, yên ổn.

8. Bài viết cảm nhận về hình ảnh cây tre Việt Nam của học sinh

Bài văn Cảm nhận về hình ảnh cây tre Việt Nam

Bài văn Cảm nhận về hình ảnh cây tre Việt Nam

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 10.715
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm