Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7

Giải bài tập Tiếng Việt: Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7 là đề bài giúp các em học sinh hiểu rõ và rèn luyện khả năng vận dụng các từ trái nghĩa môn Tiếng Việt. Mời các em tham khảo gợi ý giải bài tập đặt câu với các cặp từ trái nghĩa dưới đây để hoàn thành tốt bài tập đặt câu và đạt điểm cao môn Tiếng Việt nhé.

Giải bài tập đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5 bao gồm các mẫu câu được HoaTieu.vn sưu tầm với đa dạng chủ đề như: đặt câu với cặp từ trái nghĩa cao - thấp, vui vẻ-buồn bã, thật thà-dối trá, đoàn kết - chia rẽ, yêu - ghét, thẳng - cong,...

Đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7
Đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7

1. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa cao - thấp

  • Con người vốn không phân cao thấp sang hèn.
  • Khi luyện tập và phát huy đúng mức, giọng nói có thể có độ cao thấp tới ba quãng tám
  • Anh ấy có một chân cao một chân thấp.
  • Em thấp hơn chị gái, và chị ấy còn cao hơn cả hơn mẹ.
  • Trong ngôn ngữ có thanh điệu, hãy tăng hay giảm độ cao thấp của giọng.
  • Khi còn nhỏ, cô ấy có chiều cao thấp, nhưng dần dần tăng dần theo năm tháng.
  • Hàng vạn ngôi nhà to nhỏ, cao thấp nhấp nhô dần dần hiện rõ đường nét, sắc màu
  • Sự di chuyển của những phiến đá này có thể thay đổi độ cao thấp của mặt đất.
  • Trong khi đó, các đám mây tại các vành đai mỏng hơn và nằm ở độ cao thấp hơn.
  • So với khỉ đột miền tây đất thấp, chúng được tìm thấy ở rừng nhiệt đới ở độ cao thấp.
  • Khi những lỗ bấm được bịt hoặc mở chúng sẽ phát ra âm thanh cao thấp khác nhau lúc thổi.
  • Phần phía nam của vườn quốc gia có độ cao thấp hơn nhưng khung cảnh vẫn vô cùng ngoạn mục.

2. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa vui vẻ - buồn bã

Đây là đề bài đặt câu với cặp từ trái nghĩa môn Ngữ Văn lớp 6.

  • Minh đang vui vẻ thì đột nhiên buồn bã.
  • Mình vui vẻ vì được 10 điểm bài kiểm tra nhưng buồn bã vì em mình chỉ được 5 điểm.
  • Tôi và Hoa chơi rất vui vẻ nhưng mẹ tôi lại buồn bã vì điểm thi cuối kì của tôi
  • Người thắng cuộc rất vui vẻ , còn người thua cuộc có vẻ buồn bã .
  • Vào các đợt thi cử, các bạn được điểm cao thì cười đùa vui vẻ, còn những bạn điểm thấp thì vô cùng buồn bã
  • Bạn đang vẻ vui vẻ hay buồn bã?
  • Không giống như hai cô chị luôn buồn bã và tức giận, cô này thì lại vui vẻ.

3. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa thật thà - dối trá

  • Người em thật thà, còn người anh thì dối trá .
  • Ngỡ tưởng như anh ta là người thật thà, nào ngờ cũng chỉ là kẻ đội lốt dối trá.
  • Thật thà thường được mọi người yêu quý, còn dối trá sẽ bị mọi người ghét bỏ.
  • Dối trá là một đức tính xấu cần được loại bỏ, còn thật thà là đức tính tốt cần được rèn luyện mỗi ngày.
  • Bà Hoa luôn thật thà trong mọi chuyện, còn bác Phương lúc nào cũng dối trá, lười biếng khi làm việc để được về nghỉ sớm.
  • Tương phản với kẻ thù dối trá là Sa-tan Ma-quỉ, Đức Giê-hô-va luôn luôn chân thật.

4. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa thẳng - cong

  • Đuôi được thiết lập trên cấp độ với các đường thẳng, mạnh mẽ ở gốc, thon ở cuối, thẳng, thực hiện trong một đường cong lên nhẹ, và đạt đến khuỷa chân sau.
  • Một đường nào phi tuyến tính, nôm na là chúng có thể bắt đầu như một đường thẳng và sau đó lại cong.
  • Hãy xem công việc của Đức Chúa Trời, vì những gì ngài đã bẻ cong thì ai có thể làm thẳng lại được?
  • Cái ô vuông nhỏ bị cong trước đây thì bây giờ thẳng tắp và bằng phẳng trong mô hình vẽ trên cánh cửa sổ.
  • Đuôi được gắn cao và cong một cách duyên dáng và thẳng
  • Chúng ta có ý gì khi nói về 1 đường thẳng trên 1 mặt cong?
  • Việc đeo đai không làm cột sống thẳng lại nhưng có thể ngăn chặn mức cong vẹo
  • Một định nghĩa năm 1828 của tiếp tuyến là "đường thẳng chạm vào đường cong, nhưng không cắt nó".
  • Giữ thân người thẳng, khuỷu tay và đầu gối hơi cong, bàn tay hơi khum lại nhưng không nắm chặt.
  • Quỹ đạo trong không thời gian của nó (khi tính tới chiều thời gian ct) sẽ là một đường gần thẳng, hơi cong (với bán kính cong có độ lớn tới vài năm ánh sáng).
  • Chúng ta đang uốn cong đường cong này.
  • Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: khả năng của người bắn, chiều gió và mũi tên thẳng hay cong.
  • Vì thế tia sáng này sẽ không tiếp tục đi theo một đường thẳng, nhưng sẽ bị bẻ cong và chiếu đến mắt chúng ta.

5. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa đoàn kết - chia rẽ

  • Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
  • Đừng nên chia rẽ nhau, vì đoàn kết mới làm nên sức mạnh
  • Nó sẽ khiến Đảng Dân chủ càng thêm đoàn kết chứ không phải là chia rẽ.
  • Thật ra ngay các quốc-gia cũng đồng ý là “Đoàn-kết thì sống, chia rẽ thì chết.”
  • Tục ngữ đã nói " Đoàn kết hoặc chia rẽ "
  • Có nhiều thứ đoàn kết chúng ta lại hơn là chia rẽ chúng ta.
  • Trong diễn văn thắng lợi, Nixon cam kết rằng chính phủ của ông sẽ cố gắng đoàn kết quốc gia đang chia rẽ.

6. Đặt câu với cặp từ trái nghĩa yêu - ghét

  • Yêu điều thiện, ghét điều ác
  • Tôi yêu chó nhưng ghét mèo
  • Em rất yêu phở nhưng cực kì ghét cho hành vào phở.
  • Đã là thầy cô giáo sẽ yêu tất cả học sinh không ghét ai và công bằng với tất cả mọi người
  • Tình yêu thương khắc phục lòng thù ghét
  • Trẻ con thường yêu vị ngọt và ghét vị đắng
  • Lòng oán ghét không bao giờ đưa đến tình yêu thương.
  • Tôi yêu đôi giày này, nhưng tôi ghét những chiếc dây
  • Người ta từng nói rằng trái ngược với yêu thương không phải là ghét mà là thờ ơ lãnh đạm.

Trên đây là đáp án trả lời cho bài tập đặt câu với cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 17.778
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm