Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ chết như rạ

Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ chết như rạ. Đây là bài tập trong chương trình Ngữ Văn 6 sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Mời các bạn cùng tham khảo lời giải chi tiết tại bài viết dưới đây của HoaTieu.vn.

Giải bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo
Giải bài tập Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

1. Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ "chết như rạ"

- Nghĩa quân Lam Sơn khí thế mạnh mẽ khiến cho quân địch chết như rạ

- Nghĩa quân Lam Sơn tiến nhanh về phía quân địch, tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác, khiến cho chúng chết như rạ

- Trước thế tiến công dũng mãnh của quân ta, kẻ địch chết như ngả rạ

2. Thành ngữ "chết như rạ" có nghĩa là gì?

Câu hỏi: Thành ngữ “chết như rạ” có nghĩa là:

A.Chết rất nhiều

B. Chết do bị bắn

C. Chết không sống sót một ai

D. Chết cháy do đốt rạ

Đáp án: Chọn A là đáp án đúng.

Giải thích:

“Chết như rạ” có nghĩa là: chết hàng loạt, xác nằm ngổn ngang, la liệt khắp mặt đất

So sánh hình ảnh quân giặc chết với rạ ngoài ý nghĩa mô tả sự nhiều, quân giặc chết như rơm như rạ ngoài đồng.

3. Đặt câu với từ Chết như rạ

- Lũ giặc tàn phá giết người chết như rạ.

- Chỉ cần một ít thuốc độc nhỏ xuống dòng sông, cũng có thể khiến cá chết như rạ.

- Thánh Gióng giết giặc Ân chết như rạ.

- Gặp nạn đói, người chết như ngả rạ.

4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
HÌnh ảnh minh họa: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tham khảo chi tiết tại bài viết:

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc thành lập trở lại nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê

Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng.

Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó.

Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn đã chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa đã đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh. Đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.

Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn cũng thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta. Đồng thời, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ. Công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với biết công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc.

Trên đây là lời giải cho bài tập Ngữ Văn 6 sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hy vọng sẽ giúp cho các em có thêm tài liệu để hoàn thành tốt bài tập và đạt điểm cao môn học này nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 5.866
0 Bình luận
Sắp xếp theo