Top 50 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lớp 6 CTST hay nhất

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ là đề bài tập làm văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh luyện tập kỹ năng biểu đạt cảm xúc của bản thân. Sau đây là hơn 50 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ hay nhất được HoaTieu.vn sưu tầm từ những bài văn đạt điểm 9, 10 của các em học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài làm của mình.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn gọn
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ hay nhất

Dàn ý, yêu cầu đạt khi Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Dàn ý Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

1. Mở đoạn

- Giới thiệu tên bài thơ, tác giả (nếu có), cảm nghĩ chung về bài thơ.

2. Thân đoạn

- Chỉ ra nội dung hoặc nghệ thuật cụ thể của bài thơ khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc, suy nghĩ.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ viết về đề tài gia đình thân thuộc, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa mọi người…; về hình thức, bài thơ sử dụng thể lục bát quen thuộc, gần gũi, có cách ngắt nhịp và gieo vần phù hợp với việc thể hiện nội dung tình cảm gia đình…

- Nêu lên các lý do khiến em yêu thích.

+ Ví dụ: về nội dung, bài thơ cho em những kỉ niệm, tình cảm, cảm xúc thân thương về ông, bà, cha, mẹ... ; về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, hình ảnh rất sinh động, gợi cảm; các biện pháp tu từ và cách gieo vần, ngắt nhịp độc đáo của thơ lục bát…

3. Kết đoạn

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

Yêu cầu cần đạt khi Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ hay nhất số 1

Nội dung bài viết Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ hay nhất số 1 dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, các trang khác lấy bài xin trích dẫn nguồn.

Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Lỹ Dạ là một trong những bài thơ em được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6. Đồng thời, đây cũng là áng thơ mà em yêu thích nhất. Với tình yêu thiết tha dành cho nền văn học nước nhà - đặc biệt là những câu chuyện cổ tích dân gian cùng tài năng văn học tuyệt vời, Lâm Thị Lỹ Dạ đã tái hiện lại một thế giới truyện cổ tích Việt Nam sống động qua “Chuyện cổ nước mình”. Tác phẩm nuôi dưỡng cho mỗi người tình yêu, sự tự hào về kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết của bà, của mẹ là một trong những kí ức tuyệt đẹp, nuôi dưỡng tuổi thơ, hình thành và giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ tấm bé. Đó là kết tình của truyền thống dân tộc tương thân tương ái, nghĩa tình thủy chung sắt son, ở hiền gặp lành, ăn quả nhớ kẻ trồng cây... những truyền thống được lưu truyền tự ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam. Qua đó, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa ra lời khẳng định những câu chuyện cổ tích đã trở thành hành trang quan trọng đi theo mỗi con người Việt Nam suốt hành trình cuộc đời. Những bài học nhân văn sâu sắc chức đựng trong câu chuyện cổ tích ấy chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Con là

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Con là được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Bài thơ "Con là" của tác giả y Phương đã đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc khi lần đầu tiên được biết đến. Tình cảm sâu sắc mà người cha dành tặng cho đứa con của mình - nội dung chính trong tác phẩm này đã khiến em có những trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về người cha thân yêu của mình.

Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi như: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc" để người cha đã định nghĩa sự quan trọng của đứa con đối với bản thân mình - thứ tình cảm to lớn nhưng lại hết sức trìu tượng.

Tại sao tình yêu vô bờ của người cha dành cho con lại được diễn tả qua các cũng bậc cảm xúc: "nỗi buồn", "niềm vui", "hạnh phúc" - những cảm xúc có giá trị vô cùng to lớn đối với cha? Có lẽ kể từ giây phút con chào đời, những cảm xúc trong đời cha đã gắn liền với con, dù cha buồn, vui hay hạnh phúc đều liên quan đến con. Con là niềm vui, là ánh dương soi chiếu cuộc đời, lấp đầy nỗi buồn phiền. Con là động lực để cha cố gắng chăm chỉ làm việc mỗi ngày, là niềm hạnh phúc mỗi khi nhớ về, để cha nở nụ cười trên môi.

Hình ảnh độc đáo như: "trời, hạt vừng, sợi tóc" là hình ảnh được sử dụng đại diện cho những điều rộng lớn, nhỏ bé và mong manh - con là tình yêu to lớn của đời cha những cũng vô cùng bé nhỏ, non nớt, cần sự chăm bẵm, yêu thương.

Và câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất là:

Con là sợi giây hạnh phúc
Mảnh hơn sợi tóc
Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.

Hình ảnh đó khiến cho em cảm nhận được vị trí quan trọng của bản thân trong ngôi nhà -  mỗi người con đều là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai.

Với em, "Con là..." của Y Phương là áng thơ mang những thông điệp sâu sắc, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu to lớn, thầm lặng của người cha. Qua đó, thôi thúc trong em những suy nghĩ về tình cha con, những việc em phải làm để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành của mình.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Con là hay nhất
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Con là hay nhất

3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mây và sóng (6 mẫu)

Em luôn đặc biệt yêu thích các tác phẩm thơ nói về tình mẫu tử, trong đó, em ấn tượng nhất là bài thơ Mây và sóng. Bài thơ có cấu trúc kì lạ với những câu thơ dài như văn xuôi. Nhưng có lẽ chỉ có hình dáng ấy mới lột tả được tình yêu thương mẹ sâu đậm của đứa trẻ trong tác phẩm. Tình cảm ấy đong đầy quá, không thể nào thu ngắn lại được. Dù là bao trò chơi thú vị, bao cuộc rong chơi hấp dẫn, cũng chẳng thể nào khiến cậu bé rời xa mẹ cả. Người con nhỏ bé ấy, mang theo tình yêu mẹ to lớn để trở về nhà. Đứa trẻ ấy đã tự tạo ra những trò chơi đơn giản nhưng rất vui. Vì được chơi cùng mẹ, được ôm lấy mẹ, được lăn mãi vào lòng mẹ. Sự sung sướng giản đơn và trực tiếp của đứa trẻ ấy đã thấm vào lòng em, khiến tâm hồn em cùng đồng điệu. Bài thơ gợi lên trong em tình yêu mẹ da diết và thôi thúc em trở về nhà với mẹ ngay. Giống như đứa trẻ trong Mây và sóng.

4. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ À ơi tay mẹ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn gọn
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn gọn

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ À ơi tay mẹ được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Bài thơ "À ơi tay mẹ" của nhà thơ Bình Nguyên để lại cho em những ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Với bút pháp miêu tả tài tình, tác giả đã mượn hình ảnh hữu hình là "bàn tay mẹ" để nói về điều kỳ diệu, lớn lao, đó là tình yêu thương bao la, vô bờ mẹ dành cho con. Đôi bàn tay ấy nhỏ bé là vậy lại có sức mạnh kì diệu che chở, chắn gió mưa, bão táp, giúp con vượt qua những giông tố cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Kể từ khi lọt lòng, con đã được nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, đi vào giấc ngủ say trong những lời ru ngọt ngào. Mẹ gọi con bằng những cái tên thật trìu mến, thân thương làm sao. Đó là "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái Mặt trời bé con" của mẹ. Lại một lần nữa, nhà thơ sử dụng những câu từ giản gị, nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp vô cùng để khắc họa rõ nét những hy sinh cao cả của mẹ: "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Con bé bỏng là thế đó nhưng lại đem đến động lực to lớn, để mẹ chẳng sợ dãi dầu mưa nắng, cổ vũ cho mẹ mạnh mẽ  chiến đấu với những khó khăn, gian nan để con được ăn no, ngủ ngon. Tình yêu ấy hóa thành những câu thơ lục bát, trong nhịp điệu sâu lắng, thân thương "À ơi cái này", "cái trăng vàng ngủ ngon", gieo vàng lòng người đọc bao xúc động trìu mến. Em thấy thương và biết ơn mẹ thật nhiều!

5. Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

Nội dung đoạn văn dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, các trang khác lấy bài xin trích dẫn nguồn.

Bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" của Xuân Quỳnh là một thi phẩm hay đầy hấp dẫn, lôi cuốn tôi bước lên cuộc hành trình ngắm nhìn sự khởi đầu trần trụi của trái đất, đến sự phát triển phong phú và đa dạng của cuộc sống con người. Xuân Quỳnh không sử dụng ngôn từ hoa mỹ, bóng bảy, nhưng hồn thơ giản gị, trong sáng của nữ thi sĩ lại khiến tôi dễ dàng hình dung về khung cảnh bắt đầu của thuở hồng hoang. Ban đầu thế giới chỉ toàn bóng tối, rồi đến sự xuất hiện của ánh sáng, cây cỏ, sông nước và cuối cùng là con người. Bài thơ khắc họa rõ nét một không gian mênh mông và sự hiện diện của sự sống, tình thương trong mọi vật thể. Những hình ảnh đắt giá như mắt trẻ con sáng lấp lánh, hay những âm thanh nhẹ nhàng của tiếng chim hót, làn gió thổi qua đều làm tăng thêm sự sống động và sắc màu cho bức tranh cổ tích. Tôi cảm thấy ấm áp, bồi hồi trong lòng khi đọc dòng thơ kể về về tình yêu thương của mẹ, sự dạy dỗ của bố, và nỗ lực vun đắp tri thức của thầy giáo. Bài thơ không chỉ là lý giải về nguồn gốc loài người mà ẩn sâu trong đó là bài học về tình người và sự trân trọng cuộc sống. Đó là lý do tại sao, khi đọc xong, tôi cảm thấy lòng tràn đầy ấm áp và hy vọng tích cực về sự phát triển của tương lai.

6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Những cánh buồm (4 mẫu)

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuyên suốt cả bài thơ.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. Bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chang huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả đó chính là những lời nói hôn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bổng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người nhà thơ đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

7. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (10)

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia.

Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước.

Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.

8. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát Hoa bìm (8 mẫu)

Bài thơ "Hoa bìm" của tác giả Nguyễn Đức Mậu là một bài thơ hay viết về vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên thôn quê Việt Nam. Mở đầu bài thơ, em ấn tượng với hình ảnh sắc hoa bìm bên bờ giậu "Rung rinh bờ giậu hoa tím". Những bông hoa bìm màu tim tím hòa mình trong gió đã gợi lại dòng chảy kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình. Xuôi theo dòng chảy ấy, em thấy được khung cảnh thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Khu vườn với ánh nắng dịu êm bao trùm như ru con người vào giấc trưa yên ả. Sự phong phú, đa dạng của thế giới loài vật nhỏ bé "con chuồn ớt lơ ngơ", "con nhện giăng tơ", "ri ri tiếng dế mèn",... đã gợi lên những hình ảnh quen thuộc với tuổi thơ. Tác giả còn tiếp tục phác họa bức tranh thiên nhiên qua âm thanh tươi vui, nhộn nhịp "ri ri tiếng dế mèn", "trưa yên ả rụng vài một vài tiếng chim". Bên cạnh đó, sự xuất hiện của con người cùng các trò chơi thân thuộc như đưa người đọc trở về năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, nhí nhảnh. Cánh diều cùng con thuyền giấy bên dòng nước sông đã chất chứa bao ước mơ non trẻ. Bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, các biện pháp liệt kê và điệp từ, tác giả đã lột tả vẻ đẹp yên bình của làng quê Việt Nam. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu quê hương thiết tha cùng sự trân quý những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp của tác giả.

9. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ (6 mẫu)

Với em "Về thăm mẹ" của nhà thơ Đinh Nam Khương là một trong những bài thơ hay nhất về tình mẫu tử. Bài thơ gợi lên trong em nhiều suy ngẫm về tình cảm cao quý thiêng liêng và trách nhiệm của bản thân đối với cha mẹ mình. Nội dung áng thơ kể về câu chuyện sau bao năm xa quê, người con có dịp trở về nhà thăm mẹ. Mặc dù mẹ không có nhà nhưng hình ảnh mẹ luôn hiện hữu trong từng sự vật thân thuộc xung quanh.

Nhân vật người con về thăm mẹ vào một chiều cuối đông có mưa rơi:

"Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi".

Nhưng về thăm quê mà mẹ lại không có nhà "bếp chưa lên khói". Hình ảnh bếp lửa gắn liền với sự tần tảo của người mẹ, bếp lửa là nơi nấu những bữa cơm gia đình. Những hình ảnh quen thuộc tại quê nhà chợt ùa về từ miền kí ức tuổi thơ khiến người con bồi hồi, xao xuyến:

"Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm.
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con."

Những sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... quen thuộc khi chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì làng quê nào, và với nhà thơ, những sự vật đó gắn liền tình yêu và sự hi sinh của mẹ. Tuổi thơ bên mẹ là một niềm hạnh phúc. Mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi đến khi con xa nhà, mẹ luôn ngóng chờ con trở về. Trái na chín nhưng mẹ không hái mà để phần con, mẹ luôn dành cho con điều tốt đẹp nhất. Tình cảm kính trọng, mến thương mẹ của người con đã vỡ òa ở hai câu thơ cuối bài:

"Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày".

Từ những sự vật gần gũi, những chuyện "giản đơn thường ngày", nhân vật trữ tình càng nghẹn ngào "thương mẹ nhiều hơn". Bằng giọng thơ sâu lắng, thể thơ lục bát, cách gieo vần chân và nhịp thơ linh hoạt, bài thơ đã làm nổi bật tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng những ý nghĩa, tình cảm sâu sắc về tình mẫu tử. Qua đó, cũng bộc lộ tài năng, sự quan sát tinh tế của tác giả. Bài thơ đem đến cho chúng ta những rung động sâu sắc về tình cảm gia đình cao đẹp.

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát

10. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát (16 mẫu)

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà có lẽ bất cứ người Việt Nam nào đều đã từng được nghe đến, câu ca dao nói lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình qua những hình ảnh so sánh sinh động và vô cùng đẹp đẽ. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

11. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ (6 mẫu)

Bài thơ “Đánh thức trầu” của Trần Đăng Khoa đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng. Lời hát của người bà giống như một chiếc cầu nối quá khứ vào hiện tại. Đó là quan niệm xưa về cách hái trầu - khi hái trầu vào ban đêm, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”. Còn lời hát của em bé thể hiện tình cảm dành cho cây trầu. Cách xưng hô “mày - tao” thật gần gũi, thân thiết. Từ đó, em bé bộc lộ mong muốn được hái trầu “Tao hái vài lá nhé” và hy vọng trầu sống mãi, tiếp tục phát triển: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Bài thơ đem đến cho chúng ta bức tranh mát lành của thôn quê mà còn gửi đến bạn đọc tình yêu thương, trân trọng những điều nhỏ bé trong cuộc đời. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.

12. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do

Trương Nam Hương là một nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Với những chùm thơ hay và giàu ý nghĩa đã giúp ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý của văn học nghệ thuật. In trong Ban mai xanh, Trong lời mẹ hát lần đầu được đăng trên báo Khăn quàng đỏ năm 1987. Trong lời mẹ hát có nghĩa là lời ru của mẹ, lời ru ấy mang nhiều ý nghĩa với người con. Bài thơ là những khó nhọc gian truân của cuộc đời mẹ đã vất vả nuôi con khôn lớn. Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà. Hình ảnh người mẹ hiện lên với bao lo toan trong cuộc sống trong đời thường, trong sự trôi chảy của thời gian. Bài thơ chính là sự khẳng định, niềm tin về tương lai của người con khi phải lớn lên và tự mình đối diện với cuộc đời dài rộng. Qua tác phẩm Trong lời mẹ hát, ta có thể cảm nhận được những xúc cảm yêu thương và biết ơn trước công ơn và đức hi sinh của người mẹ. Tình mẫu tử chính là tình cảm cao quý nhất trên thế gian, thiêng liêng và ấm áp đến lạ, không gì có thể so sánh được. Hãy trân trọng khi còn có thể.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
271 60.707
11 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khon9 c0n gj
    Khon9 c0n gj

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ rất hay

    Thích Phản hồi 23/01/23
    • Milky Way
      Milky Way

      Hay ạ

      Thích Phản hồi 23/01/23
      • Thu Tran
        Thu Tran

        👍


        Thích Phản hồi 20/03/23
    • Cinderella
      Cinderella

      Rất hữu ích

      Thích Phản hồi 23/01/23
      • Demons
        Demons

        Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ hay nhất💯

        Thích Phản hồi 23/01/23
        • Hoàng Văn Minh
          Hoàng Văn Minh

          Nice!


          Thích Phản hồi 10/03/23
          • Hoàng Văn Minh
            Hoàng Văn Minh

            Nice!                                                                                                                                                           

            Thích Phản hồi 10/03/23
            • Thu Tran
              Thu Tran

              rất hay nha


              Thích Phản hồi 20/03/23
              • Hùng Phan Gia
                Hùng Phan Gia

                Ai chơi boxfut ko

                Thích Phản hồi 13:19 25/10
                • Thi hong duyen Nguyen
                  Thi hong duyen Nguyen

                  Có bài ghi lại cảm xúc về một bài thơ trong ngoài sách giáo khoa không ?

                  Thích Phản hồi 15:42 12/03
                  • Hòn Nguyễn
                    Hòn Nguyễn

                    👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎👎

                    Thích Phản hồi 20:25 15/03