Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Dưới đây là một số mẫu viết về cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả siêu hay, đủ mọi cung bậc cảm xúc để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.
Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6
- 1. Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
- 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Mây và sóng (7 mẫu)
- 3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 Những cánh buồm (8 mẫu)
- 4. Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Chuyện cổ tích về loài người
- 5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ (5 mẫu)
- 6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Lượm
- 7. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Gấu con chân vòng kiềng
- 8. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Trường hoa
- 9. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Nói với con
- 10. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đất nước
- 11. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Trời xanh
28 đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 là văn mẫu cảm nhận về những bài thơ rất quen thuộc trong chương trình ghọc của các em như: Mây và sóng, Chuyện cổ tích về loại người, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Gấu con chân vòng kiềng... Mời các em cùng tham khảo để có thêm tài liệu bổ ích hoàn thiện bài làm văn của mình nhé.
1. Dàn ý đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả và bài thơ
- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
- Thân đoạn:
- Nêu ấn tượng, cảm xúc của em về câu chuyện được kể hoặc các chi tiết miêu tả có trong bài thơ
- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả
- Đánh giá tác dụng của việc kể lại câu chuyện kết hợp với các chi tiết miêu tả trong bài thơ
- Kết đoạn: Nêu khái quát điều em tâm đắc về bài thơ (trong đó có nói tới đặc điểm nghệ thuật riêng của bài thơ đã được phân tích ở thân đoạn)
Sơ đồ tư duy Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Mây và sóng (7 mẫu)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả số 1
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Những câu thơ là những câu hỏi đáp đầy giản gị, chứa đựng cả nét ngây thơ, tinh nghịch, tình cảm đong đầy mà con bé bỏng dành cho mẹ yêu thương. Có lẽ chính điều đó đã làm nên sức hút cho hồn thơ Ta-go sống động, dễ dàng chạm đến trái tim người đọc. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Mây và sóng số 2
“Mây và sóng” của Ta-go là áng thơ hay, nổi tiếng viết về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh lời thơ ý nghĩa và hình ảnh liên tưởng xuất sắc thì những yếu tố tự sự và miêu tả được ông sử dụng trong bài thơ cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Xem thêm TOP 5 đoạn văn mẫu hay tại đây:
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả lớp 6 Những cánh buồm (8 mẫu)
Nêu cảm xúc của em về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Những cánh buồm số 1
Bài thơ “Những cánh buồm” của tác giả Hoàng Trung Thông đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc. Trước hết là hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình đến tương lai. Tiếp theo hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Người con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm chính là nơi để gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ, lí tưởng cao đẹp. Qua bài thơ, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Những cánh buồm số 2
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho em nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con. Những câu từ ấy khiến em nhớ đến cha em, người luôn lắng nghe, động viên và tự hào về em. Thật hạnh phúc khi có cha trên đời!
Xem them TOP 6 đoạn văn mẫu siêu hay:
4. Đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Chuyện cổ tích về loài người
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Chuyện cổ tích về loài người số 1
Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tài hoa đã viết nên nhiều bài thơ hay, đóng góp cho nền văn học Việt Nam. Trong đó, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến Chuyện cổ tích về loài người - áng thơ lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người qua cách thức độc đáo và thú vị. Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ giàu tính tự sự, như một câu chuyện kể. Những vần thơ kể rằng khi trái đất còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả số 2
Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhớ về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Khi đọc tác phẩm, người đọc cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
5. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ (5 mẫu)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả số 1
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ số 2
Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Minh Huệ. Bài thơ do ông sáng tác vào thời kì chống Pháp năm 1951 đã để lại ấn tượng sâu sắc tong lòng nhân dân đất Việt. Hình ảnh Bác thức trắng suốt đêm không ngủ vì dân công đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Bác vì thương những người hoạt động cách mạng nước Việt mà đã bỏ đi giấc ngủ của mình. Còn về phần anh đội viên, anh hết mức nằng nặc Bác ngủ nhưng Bác lại không đi. Thay vào đó, Bác lại động viên anh đi ngủ đi ngủ để mai còn đánh giặc. Qua đó, em có thể thấy được tình cảm yêu nước thương dân, cống hiến vì cách mạng của Bác. Bác là một người "Cha" của toàn thể nhân dân Việt Nam. Hình ảnh ân cần như một người cha của Bác được thể hiện hết qua bài thơ này. Qua đó, em có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc, yêu thương đất nước, công dân, cách mạng của Bác Hồ. Bài thơ còn cho em hiểu thêm về sự vui sướng của những người đã được làm việc cùng Bác (như anh đội viên trong bài). Được nghe Bác tâm sự là niềm hạnh phúc. Đó là những gì mà bài thơ đã cho em thấy, đã cho em cảm nhận được sự sâu sắc và giá trị bao la của tấm lòng vị cha già kính yêu của dân tộc.
Xem thêm TOP 3 bài văn hay tại đây:
- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
- Bài cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
6. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Lượm
Đoạn văn Ghi lại cảm xúc về bài thơ Lượm số 1
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh một em bé thiếu niên hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc rất hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quân, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng ở những dòng thơ cuối, em nằm đó, máu chảy đỏ xuống cánh đồng lúa đang chín vàng. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của chú bé liên lạc còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng người dân Việt Nam. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị thân thuộc, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên yêu nước nhỏ tuổi trong thời kì kháng chiến.
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Lượm số 2
“Lượm” là một bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu. Đến với bài thơ, người đọc sẽ thấy được hình ảnh của người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi, nhưng đầy dũng cảm. Dáng người nhỏ “loắt choắt”, với hành trang là một cái xắc nhỏ “xinh xinh”. Và đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” cùng cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng “nghênh nghênh”. Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên chân thực. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại tham gia công việc làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta - một công việc nguy hiểm, cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Hành trình thực hiện nhiệm vụ của Lượm cũng đầy gian khó. Đặc biệt là hình ảnh Lượm đưa thư “Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo” đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ “thượng khẩn” thì “sợ chi hiểm nghèo”. Việc sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự ở đây giúp tác giả khắc họa chân dung cũng như lòng dũng cảm của nhân vật Lượm.
7. Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ Gấu con chân vòng kiềng
Bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng” đã đem đến cho người đọc một bài học ý nghĩa. Tác phẩm kể về việc một chú gấu con trong bài thơ đang vào rừng đi dạo. Bỗng nhiên, một quả thông rụng vào đầu khiến chú luống cuống và bị ngã. Chị sáo tình cờ ngang qua thấy vậy liền trêu chọc. Đàn thỏ cũng nhanh nhảu hùa theo, chê gấu có đôi chân vòng kiềng. Điều đó khiến gấu con cảm thấy xấu hổ, buồn bã trở về nhà mách mẹ. Sau nghi nghe con kể, gấu mẹ rất ngạc nhiên, và nói với gấu con: “Vòng kiềng giỏi nhất vùng/Chính là ông nội đấy” để chứng minh rằng chân vòng kiềng không xấu, cả bố mẹ và ông nội - người giỏi nhất vùng cũng có đôi chân như vậy. Chính vì điều đó, gấu con có thể cảm thấy tự hào, vui vẻ vì hơn để rồi gấu con lại vào rừng đi dạo, vui vẻ hét thật to: “Chân vòng kiềng là ta/Ta vào rừng đi dạo!”. Qua đó thấy rằng gấu con đã hiểu được những lời mẹ khuyên, nhận ra đôi chân vòng kiềng không hề xấu mà còn tự hào hơn. Bài thơ gửi gắm thông điệp về vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Đó là một yếu tố quan quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định tất cả. Và chúng ta không nên trêu chọc về ngoại hình của người khác. Bởi không ai sinh ra đã đẹp đẽ, hoàn hảo. Lời trêu chọc sẽ vô tình gây ra sự tổn thương, khiến họ trở nên tự tin hơn.
8. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Trường hoa
Ngay khi đọc nhan đề bài thơ “Trường hoa”, Ta-go đã mở ra cho chúng ta những liên tưởng thú vị. Đó là một trường học có nhiều hoa rất đẹp; ngôi trường của các loài hoa; ngôi trường đẹp như hoa hay cũng có thể hiểu là ngôi trường của các em bé đẹp như hoa vậy. Trong bài thơ, em bé đang nói chuyện với mẹ và kể cho mẹ một câu chuyện tưởng tượng thú vị về các loài hoa. Đó là một ngôi trường hoa trong lòng đất. Ở đó, hoa cũng đi học. Mùa mưa là mùa nghỉ hè, các loài hoa đột nhiên ùa ra sân chơi, ấy là mặt đất. Các loài hoa mặc áo rực rỡ đủ sắc màu, nhảy múa, chơi đùa vui vẻ như các em học sinh. Buổi chiều hoa tàn, các cánh hoa theo gió bay lên không trung nên em bé tưởng tượng rằng, hoa cũng như em, tan học, hoa vội về nhà của hoa ở trên trời. Chúng đi rất vội vã vì biết rằng có vòng tay mẹ đang mở rộng chờ đón ở nhà. Em bé trong bài thơ mượn câu chuyện của hoa để nói lên tình yêu đối với mẹ của các em bé nói chung và của em nói riêng. Trong những dòng thơ kể về hoa, nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ nhân hóa khiến người đọc liên tưởng những bông hoa với các em bé, cánh đồng hoa với trường học của các em bé. Giữa các em bé và những bông hoa có nhiều điểm tương đồng nên không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi tuổi thơ là “tuổi hoa”, “hoa niên”,… Trẻ em tươi đẹp, rực rỡ, sinh động như hoa. Hoa rung rinh trong gió như các em vui say ca múa. Hoa xuất hiện trên mặt đất theo mùa như các em được nghỉ ngơi, vui chơi theo kì (nghỉ hè). Những cánh hoa tàn theo gió bay lên không trung như các em bé hăm hở về nhà với mẹ sau một ngày đi học ở trường. Nghệ thuật nhân hóa nhấn mạnh vẻ đáng yêu và dễ thương của cả hoa và các em bé. Với bài thơ “Trường hoa” có thể thấy nhà thơ Ta-go rất yêu trẻ thơ, ông nâng niu, trân trọng những gì đẹp đẽ trong các em với một tấm lòng bao dung, độ lượng và cái nhìn thiết tha trìu mến. Qua cái nhìn ấy, trẻ em hiện lên với tất cả sự ngây thơ, trong sáng, giàu tình cảm, thông minh và sáng tạo, như là những thiên sứ mang thông điệp yêu thương đến với mặt đất này.
9. Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Nói với con
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả - Nói với con của Y Phương dưới đây thuộc bản quyền của HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương không đơn thuần là những lời dậy ân tình của cha dành cho con mà còn là tiếng nói giản gị nhưng chân thành, thiết tha, được cất lên từ trái tim nặng sâu yêu thương với gia đình, ân tình với quê hương đất nước. Chính tình yêu ấy đã chạm đến những sợi dây cảm xúc sâu kín nhất trong tôi. Qua những lời tâm sự, thủ thỉ, cha đã truyền cho con tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lao động và những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam. Cuộc sống xoay vần, tình yêu thương mà Y Phương dành cho con luôn chân thành và thiết tha như vậy. Ông vẽ lên hình ảnh đứa con từ lúc còn bé, gieo vào con nhận thức về những tháng năm đó, để tình yêu cha mẹ, yêu gia đình nảy mầm trong con. Rồi tác giả lại kể về cuộc sống của người đồng bào dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm lam, chăm làm qua những từ ngữ “đan lời”, “cài” để gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, để biết ơn và để trở thành người có ích hơn. Như bao người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ, những lời dạy bảo giản dị của cha đã thấm sâu vào tâm hồn tôi, trở thành hành trang quý giá trên con đường trưởng thành. Qua bài thơ, tôi hiểu rằng quê hương không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn, mà còn là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, là động lực để mỗi người vươn lên trong cuộc sống. Lời nhắn nhủ "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói" như một lời nhắc nhở chúng ta luôn giữ vững tinh thần lạc quan, vượt qua mọi khó khăn để vươn tới những ước mơ. Bài thơ "Nói với con" không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một bài học sâu sắc về tình cha, tình cảm gia đình, về ý nghĩa của cuộc sống. Nó nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn trân trọng những giá trị truyền thống, hãy sống thật với chính mình và đóng góp cho quê hương đất nước.
10. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đất nước
Bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là một tác phẩm đầy cảm xúc với những hình ảnh và những câu từ đơn giản nhưng sâu sắc. Bài thơ mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng quan về quê hương, về đất nước và những người dân sống trong nó. Bài thơ bắt đầu bằng việc miêu tả về quê hương, về quá trình lớn lên của mỗi người. Đất Nước là nơi mà người ta đến trường, tắm, hò hẹn và kỷ niệm và là nơi gắn kết tình yêu thương gia đình. Đất Nước cũng được nhắc đến qua những địa danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, sông Hạ Long, đồng bào ta trong bọc trứng do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Bài thơ cũng nhắc đến những người dân đã góp phần xây dựng và bảo vệ Đất Nước, từ những người vợ nhớ chồng tới những người dân nghèo giúp đỡ đất nước. Bài thơ nhấn mạnh sự đoàn kết, sự tự hào và tình yêu thương dành cho quê hương. Nhờ những cảm nhận sâu sắc và hình ảnh tươi đẹp, bài thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm đã truyền tải được những giá trị văn hóa và lòng yêu nước sâu sắc của người Việt Nam.
11. Ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Trời xanh
Bài thơ "Trời xanh" của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc và tươi mới. Đầu tiên, bài thơ mang đến cho tôi một cảm giác thanh thản và yên bình khi miêu tả vẻ đẹp của bầu trời xanh ngát. Từng câu thơ như những hình ảnh tươi sáng, mở ra một không gian rộng lớn, nơi tâm hồn được tự do bay lượn giữa những đám mây trắng và ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bài thơ còn chứa đựng một thông điệp sâu sắc về sự tự do và hy vọng. Xuân Quỳnh đã khéo léo kết hợp giữa hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người để thể hiện ý nghĩa của cuộc sống. Bầu trời xanh trở thành biểu tượng cho sự tự do và mong muốn bay cao, bay xa của con người. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự động lòng và khát khao tự do trong tâm hồn mỗi người. Cuối cùng, bài thơ "Trời xanh" còn mang đến cho tôi một cảm giác sự sống và hy vọng. Từng câu thơ như những hạt mưa nhỏ, rơi xuống lòng tôi và làm tôi tin rằng cuộc sống vẫn đầy triển vọng và khát khao. Bài thơ này như một lời nhắc nhở rằng dù có khó khăn và gian truân, chúng ta vẫn có thể bay lên cao, vươn tới những giấc mơ và ước mơ của mình. Tóm lại, bài thơ "Trời xanh" của Xuân Quỳnh đã gợi lên trong tôi những cảm xúc thanh thản, tự do và hy vọng. Đó là một tác phẩm thơ tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng một ý nghĩa lớn lao về cuộc sống và tâm hồn con người.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trang Nguyễn
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
- Quốc Đô LaThích · Phản hồi · 3 · 05/10/21
- Rosie1331Thích · Phản hồi · 4 · 06/10/21
-
- Quốc Đô LaThích · Phản hồi · 7 · 05/10/21
- Hạt đậu nhỏThích · Phản hồi · 2 · 06/10/21
- thanh trúc nguyễnThích · Phản hồi · 2 · 25/10/21
-
- minh đứcThích · Phản hồi · 6 · 11/10/21
- Sen NguyenThích · Phản hồi · 4 · 15/10/21
- Sen NguyenThích · Phản hồi · 4 · 15/10/21
- Phương Anh ĐàoThích · Phản hồi · 3 · 18/12/21
- Hanh NguyenThích · Phản hồi · 5 · 01/04/22
- phú TrịnhThích · Phản hồi · 0 · 18/10/23
- phú TrịnhThích · Phản hồi · 1 · 18/10/23
Gợi ý cho bạn
-
Lời bài hát Sầu Đắng (Dunghoangpham)
-
Bài cảm nghĩ về ngày 22-12 - Bài viết về ngày 22/12 hay và ý nghĩa
-
Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024
-
Đáp án Nhanh hơn chớp MoMo - Đáp án trường học Heo đất
-
Đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết đại hội XIII của Đảng 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tài liệu
Lời bài hát Yêu sao nghề giáo viên (Lyrics, Hợp âm, Beat, Karaoke, Múa)
Cách copy dữ liệu nội dung file PDF sang Word
Có hai thùng dầu, nếu chuyển 2 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai
Lệnh ATC là gì?
Lập Hạ 2021 vào ngày nào?
Bài thu hoạch chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh