(Cực hay) Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo

Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm tổng hợp kiến thức Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 của các nội dung nằm trong chương trình SGK Ngữ văn mới. Sau đây là nội dung chi tiết file tri thức Ngữ văn 6-9 của bộ sách Chân trời sáng tạo, mời các em cùng tham khảo.

Tri thức Ngữ văn THCS sách Chân trời sáng tạo

Tri thức Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

A. Truyện

VĂN 6

1.Truyền thuyết

- Là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.

- Đặc điểm của truyền thuyết được thể hiện qua cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng yếu tố kì ảo, lời kể,...

- Nhân vật truyền thuyết có các đặc điểm:

+ Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,...

+ Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.

+ Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Cốt truyện truyền thuyết có các đặc điểm:

+ Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

+ Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

+ Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

- Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết là những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyền thuyết thường được sử dụng khi cần thể hiện sức mạnh của nhân vật truyền thuyết, phép thuật của thần linh,... Qua đó, thể hiện nhận thức, tình cảm của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử.

2.Truyện cổ tích

Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, mở đầu bằng “Ngày xửa ngày xưa...” và kết thúc có hậu. Truyện được kể theo trình tự thời gian.

Truyện cổ tích thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh... Phẩm chất của nhân vật truyện cổ tích chủ yếu được thể hiện qua hành động.

Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác.

Căn cứ để xác định chủ đề : Chủ đề là vấn đề chính mà tác phẩm muốn nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Để xác định chủ đề của tác phẩm văn học, cẩn dựa trên nhiều yếu tố như: nhan đề, hệ thống các chi tiết và mối quan hệ giữa chúng trong tác phẩm; giọng điệu, ngôn tử, thái độ, tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình (trong tác phẩm thơ), cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, sử dụng tình huống, hành động, xung đột,... (trong tác phẩm truyện và tác phẩm kịch).

Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc. Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”. Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình. Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

Lời của người kể chuyện là phần lời người kể dùng để thuật lại một sự việc cụ thể hay giới thiệu, miêu tả khung cảnh, con người, sự vật,... Lời của nhân vật là lời nói của các nhân vật trong truyện.

3. Truyện đồng thoại

Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

4. Truyện và những vấn đề về truyện

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...

Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

B. Thơ

Thể thơ

Đặc điểm

VĂN 6

1. Lục bát

- là thể thơ có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Một cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng (dòng lục) và một dòng 8 tiếng (dòng bát).

- Về cách gieo vần tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó, tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo.

- Về ngắt nhịp: thơ lục bát thường được ngắt nhịp chẵn, ví dụ như 2/2/2, 2/4/2, 4/4,...

- Về thanh điệu: sự phối hợp thanh điệu giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát được thể hiện như sau:

- Lục bát biến thể là thể thơ lục bát được biến đổi về số tiếng, cách gieo vần, cách ngắt nhịp, cách phối hợp bằng trắc trong các dòng thơ.

- Hình ảnh là một yếu tố quan trọng của thơ, giúp người đọc “nhìn thấy, tưởng tượng ra điều mà nhà thơ miêu tả, cảm nhận qua các giác quan như: thính giác, khứu giác, vị giác, thị giác, xúc giác.

- Tính biểu cảm của văn bản văn học là khả năng văn bản gợi cho người đọc những cảm xúc như vui, buồn, yêu, ghét,..

1. Thơ là gì?

(Thơ tự do)

- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần...

- Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. Vì vậy, tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.

Tri thức Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

A. Truyện

VĂN 7

1.Truyện ngụ ngôn

- là những truyện kể ngắn gọn, hàm súc, bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường đưa ra bài học về cách nhìn sự việc, cách ứng xử của con ng trong cuộc sống.

- Đề tài trong truyện ngụ ngôn: thường là những vấn đề đạo đức hay cách thức ứng sử trong cuộc sống.

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn: sự vật, cây cối và con người. Các nhân vật hầu như không có tên riêng, thường được kể bằng các danh từ giúp người đọc, người nghe có thể rút ra được bài học sâu sắc từ suy nghĩ, hành động, lời nói của nhân vật trong truyện.

- Sự kiện (hay sự việc): yếu tố quan trọng góp phần làm nên câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn, một câu chuyện thường xoay quanh một sự kiện chính.

- Cốt truyện của truyện ngụ ngôn: thường xoay quanh một sự kiện (hành vi, ứng xử, quan niệm…) nhằm đưa ra bài học hay lời khuyên nào đó.

- Tình huống truyện: là tình thế được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt; qua đó đặc điểm, tính cách, tư tưởng của nhân vật được thể hiện rõ nét.

- Không gian trong tuyện ngụ ngôn : Khung cảnh, môi trường hoạt động của nhân vật ngụ ngôn, nơi xảy ra sự kiện, câu chuyện.

- Thời gian trong truyện ngụ ngôn : là một thời điểm, khoảnh khắc nào đó mà một sự việc, câu chuyện xảy ra, thường không xác định cụ thể.

2. Truyện khoa học viễn tưởng

- là loại truyện hư cấu về những gì diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên trí thức khoa hoc và trí tưởng tượng của tác giả.

- Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ.

- Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

- Tình huống truyện: thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khan hay mẫu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng.

- Sự kiện: thường trộn lẫn giữa các sự kiện của thế giới thực tại với thế giới giả tưởng.

- Nhân vật: thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thường,…

- Không gian, thời gian: mang tính giả định.

B. Thơ

VĂN 7

3. Thơ bốn chữ, năm chữ

- Thơ 4 chữ là thể thơ mỗi dòng có 4 chữ, thường có nhịp 2/2.

- Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng có 4 chữ, thường có nhịp 2/3 hoặc 3/2.

- không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ thơ, số khổ thơ trong một bài thơ và thường sử dụng đan xen vần chân với vần lưng.

- Hình ảnh trong thơ là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người. Chẳng hạn hình ảnh “buồm trắng” trong câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi...” thể hiện niềm khao khát được đi đến những bờ bến mới của nhân vật “con” trong bài thơ Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).

*Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ

Vần trong thơ Việt Nam gồm vần chân và vần lưng. Vần chân (hay cước vận) là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ.

Vần lưng (hay yêu vận): là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau.

Ví dụ:

Chúng em trong bản nhỏ

Phơi thật nhiều cỏ thơm

Để mùa đông đem tặng

Ngựa biên phòng yêu thương. (Phan Thị Thanh Nhàn, Ngựa biên phòng)

Hạt gạo làng ta

Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta ... (Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta)

- Vai trò của vần trong thơ: liên kết các dòng và câu thơ, đánh dấu nhịp thơ, tạo nhạc điệu, sự hài hoà, sức âm vang cho thơ, đồng thời làm cho dòng thơ, câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc.

- Nhịp thơ và vai trò của nhịp trong thơ: nhịp thơ được biểu hiện ở chỗ ngắt chia dòng và câu thơ thành từng vế hoặc ở cách xuống dòng (ngắt dòng) đều đặn cuối mỗi dòng thơ. Nhịp có tác dụng tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời cũng góp phần

Cái xắc xinh xinh Cải chân/ thoăn thoắt

Cải đầu/ nghênh nghênh.

(Tố Hữu, Lượm)

Cách ngắt nhịp ngăn 2/2 của từng dòng thơ và ngắt ở cuối mỗi dòng thơ trong vi trên góp phần tạo nên tiết tấu rộn ràng, vui tươi cho đoạn thơ, gợi lên hình ảnh hồn nhiều hoạt bát của chú bé Lượm.

Thông điệp

Thông điệp (của văn bản) là ý tưởng quan trọng nhất, là bài học, cách ứng xử mà tá giả muốn gui đến người đọc.

Ví dụ: Những thông điệp trong truyện cổ tích mà tác giả dân gian muốn gửi đến đọc là gieo nhân nào gặt quả ấy, ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác.

4.Tục ngữ, Thành ngữ

- Tục ngữ 1 trong những thể loại sáng tác dân gian, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

- Về hình thức, tục ngữ có các đặc điểm sau:

- Thường ngắn gọn

- Có nhịp điệu, hình ảnh

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau ( gọi là “vần sát”- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.) hoặc gieo ở hai tiếng cách nhau (gọi là”vần cách”- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông)

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.(Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa)

- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội.

Đặc điểm và chức năng của thành ngữ, tục ngữ

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, thường có tính hình tượng, biểu cảm. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cấu tạo nên nó mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm. TN làm cho lời nói câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc.

+ Thành ngữ có thể làm thành một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ

+ Tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (Nhận xét, kinh nghiệm). => tăng độ tin cậy, thuyết phục về nhận thức hay kinh nghiệm.

5.Thơ

Thơ và sự thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ

Thơ được sáng tác nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước những khoảnh khắc của đời sống.

Ngôn ngữ thơ có khả năng truyền cảm, lan toả tình cảm, cảm xúc.

Tri thức Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

A. Truyện

VĂN 8

1. Truyện cười

- Là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đã kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.

- Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cuối truyện thường có sự việc bất ngờ, đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười.

- Bối cảnh thưởng không được miêu tả cụ thể, ti mỉ, có thể là bối cảnh không xác định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hoa, phong tục gắn với từng truyện.

- Nhân vật thường có hai loại:

+ Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt... hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hải hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.

+ Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển Bột...) hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại (truyện Bác Ba Phi...).

- Ngôn ngữ thường ngắn gọn, súc tích, hải hước, mang nhiều nét nghĩa hàm ẩn...

- Các thủ pháp gây cười khá đa dạng, linh hoạt. Dưới đây là một số thủ pháp thường gặp:

1. Tạo tình huống trào phúng bằng một trong hai cách sau hoặc kết hợp cả hai cách:

a. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động...

b. Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, đổi sánh bất ngờ, hài hước, thú vị.

2. Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tinh trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại,

chơi chữ...).

2.KT chung

1. Một số đặc điểm của văn bản truyện

- Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ đề của truyện.

- Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thú đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

2. Tư tưởng của tác phẩm văn học

- Tư tưởng của tác phẩm văn học là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề về cuộc sống con người được đặt ra trong tác phẩm. Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo...

Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lại của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì đang có trong hiện tại. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau; qua giọng thơ day dứt, thổn thức...

3. Truyện lịch sử

- Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân ...) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.

- Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ...

- Bối cảnh (thời gian – không gian): Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Quá khứ ấy thường cách xa thời điểm tác giả viết tác phẩm. Không gian truyện lịch sử gắn với thời gian, xác định niên đại, thời đại cụ thể. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không

- Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một tuyển truyện duy nhất. Các truyện ngụ ngôn, truyện cười dân gian và phần lớn các truyện ngắn hiện đại thường có loại cốt truyện này.

- Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay hơn hai tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyển truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Các tác phẩm tự sự nhiều chương hồi như truyện lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện trinh thám, tiểu thuyết hiện đại ... thường dùng cốt truyện đa tuyến.

- Cốt truyện trong truyện lịch sử: Truyện lịch sử cần kết nối nhiều loại sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, hưng thịnh, diệt vong của các nhà nước, những biến cố lớn trong đời sống xã hội ở một quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia,... nên thường sử dụng cốt truyện đa tuyến. Đó là kiểu cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, liên quan đến nhiều tuyến nhân vật vận động, phát triển đồng thời. Các tuyến sự kiện này có thể được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương/ hồi của truyện. Ví dụ trong Hoàng Lê nhất thống chỉ có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi ...

- Nhân vật: Trong truyện lịch sử, nhân vật chính thường là những nhân vật mà cuộc sống, sự nghiệp của họ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của một dòng tộc, một quốc gia,... tên tuổi, công trạng được ghi chép trong lịch sử. Nhân vật phụ trong truyện thưởng do người viết bổ sung, có thể không có vai trò quan trọng về lịch sử, nhưng cần thiết cho việc làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính.

- Đối với các nhân vật, sự kiện có thật, gắn với bối cảnh thời gian – không gian xác định trong quá khứ, được các tài liệu lịch sử ghi chép lại hoặc người đời truyền tụng, người viết truyện lịch sử thường tôn trọng, tái hiện một cách chân thực. Nhưng để tái hiện, làm sống dậy các sự kiện, nhân vật ấy, nhà văn phải sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra các chi tiết về ngoại hình, hành vi, tâm lí, lời nói,... của nhân vật chính; tạo ra các nhân vật phụ, cảnh quan, không khí lịch sử bao quanh nhân vật. Vì thể, truyện lịch sử cần đến sự hư cấu.

- Ngôn ngữ Truyện lịch sử cần tái hiện bối cảnh cụ thể của một niên đại, thời đại đã qua nên ngôn ngữ tác phẩm thường mang đậm sắc thái lịch sử. Sắc thái này thể hiện qua các hệ thống chi tiết miêu tả thiên nhiên, đồ vật, ngoại hình nhân vật, cách sử dụng từ ngữ của người kể chuyện, cách nghĩ, cách nói năng của nhân vật trong một bối cảnh lịch sử cụ thể.

Tri thức Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

A. Truyện

VĂN 9

Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI - XVII, tiêu biểu là Thánh Tông đi thảo , tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

- Đặc điểm của truyện truyền kì thể hiện qua các yếu tố: không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện, lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

+ Không gian truyền kì : Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới thánh thần, ma, quỷ có sự tương giao. Điều này làm nên đặc điểm riêng cho không gian truyện truyền kì - không gian giàu yếu tố kì ảo.

+ Thời gian truyền kì : Có sự khác biệt về thời gian ở cõi trần với cõi âm ti, thuỷ phủ hoặc nơi thượng giới (biểu hiện qua nhịp độ nhanh chậm của thời gian); con người có thể sống nhiều đời, nhiều cuộc đời hoặc sống nhờ các phép thuật kì ảo.

+ Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ... Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người.

+ Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.

+ Lời của người kể chuyện: Lời của người kể chuyện trong truyện truyền kì là lời kể của một người biết hết mọi chuyện ở trần gian, địa phủ, thượng giới; mọi hành động, suy nghĩ của nhân vật. Lời của người kể chuyện thường chiếm tỉ lệ cao trong văn bản.

2. Lời đối thoại và độc thoại trong văn bản truyện

- Lời đối thoại trong văn bản truyện là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau. Lời độc thoại trong văn bản truyện là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).

* Đôi nét về lịch sử văn học Việt Nam

- Văn học Việt Nam có lịch sử lâu đời, gồm văn học dân gian (sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng) và văn học viết.

- Văn học dân gian Việt Nam rất đa dạng về thể loại, từ các thể tự sự ( thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,...) , trữ tình ( ca dao, dân ca ) đến các thể lời nói dân gian ( tục ngữ, câu đố ,...),...

- Văn học viết Việt Nam gồm ba bộ phận: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và văn học chữ Quốc ngữ (từ đầu thế kỉ XX đến nay). Cả ba bộ phận văn học này, tuỳ theo bối cảnh lịch sử xã hội và hoàn cảnh sáng tác mà thiên về nội dung yêu nước, tự hào dân tộc (ví dụ: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, ...) hoặc thiên về nội dung nhân đạo: thể hiện lòng yêu thương, bênh vực, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Truyện Kiều... ).

Trong bộ phận văn học chữ Hán, các thể loại tự sự, gồm cả các thể truyện, đều được viết bằng văn xuôi (ví dụ: Thánh Tông di thảo tương truyền của vua Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái). Trong bộ phận văn học chữ Nôm, thơ trữ tình và các thể truyện đều được viết bằng văn vần (thơ lục bát hoặc một vài thể thơ khác).

Điều khác biệt đáng lưu ý giữa văn học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm với văn học viết bằng chữ Quốc ngữ là trong khi văn học chữ Hán, chữ Nôm coi trọng tính quy phạm, vẻ đẹp mực thước, cao nhã, ưa chuộng sử dụng các điển tích, điển cố,... thì văn học chữ Quốc ngữ lại thường đề cao cái đẹp độc đáo, muôn màu muôn vẻ và tinh thần tự do trong sáng tạo của các nhà thơ, nhà văn.

Truyện thơ Nôm

Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm, ra đời từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX.

Xét theo thể thơ, truyện thơ Nôm chủ yếu được viết theo thể thơ lục bát. Xét về ngôn ngữ và đặc điểm nghệ thuật, truyện thơ Nôm được phân loại thành truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Xét theo tác giả, truyện thơ Nôm được phân loại thành truyện thơ Nôm khuyết danh và truyện thơ Nôm hữu danh. “Khuyết danh” là để chỉ những tác phẩm không xác định được tác giả (ví dụ Thạch Sanh, Tống Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa ,...) khác với “hữu danh” là có tên tác giả (ví dụ Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu).

- Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường theo một trong hai mô hình: gặp gõ (hội ngộ) - tai biến (lưu lạc) - đoàn tụ (đoàn viên), ví dụ như Truyện Kiều , Truyện Lục Vân Tiên ,... hoặc mô hình nhân - quả (ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ), ví dụ như Quan Âm Thị Kính, Thạch Sanh ,...

- Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hại tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ). Nhân vật chính thường được xây dựng theo khuôn mẫu như: chàng trai tài giỏi, nghĩa khí; cô gái xinh đẹp, nết na,... Bên cạnh nhân vật là con người, trong các truyện thơ Nôm mô phỏng truyện cổ tích thần kì còn có những nhân vật kì ảo như đồ vật hay loài vật thần kì. Đặc điểm, tính cách của nhân vật trong truyện thơ Nôm cũng thường được thể hiện qua hành động, ngôn ngữ (lời thoại), tâm trạng, cảm xúc,...

Lời thoại là lời của nhân vật, gồm đối thoại (lời của các nhân vật nói với nhau) và độc thoại (thường là những lời thoại bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, còn gọi “độc thoại nội tâm”). Trừ một số ít truyện thơ Nôm như Truyện Kiều của Nguyễn Du có lời của nhân vật gồm cả đối thoại và độc thoại, trong các truyện thơ Nôm nói chung, lời của nhân vật phần lớn là đối thoại.

KT Văn bản

1. Ý tưởng, thông điệp của văn bản

- Ý tưởng là những suy nghĩ, dự định, mục tiêu của người viết. Ý tưởng thường nảy sinh qua quá trình người viết trải nghiệm, quan sát, khám phá, trăn trở trước cuộc sống, từ đó thôi thúc ý định viết. Thông điệp là những ý tưởng quan trọng (bài học, tư tưởng, cách ứng xử,...) Được gửi gắm trong văn bản.

- Thông thường, từ ý tưởng ban đầu, người viết sẽ phát triển thành thông điệp, qua đó tác động đến suy nghĩ, hành động của người đọc. Ví dụ: Trong văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Ngữ văn 8, tập một, bộ sách Chân tròi sáng tạo ), từ những ý tưởng ban đầu về mối quan hệ giữa người da đỏ với thiên nhiên, Xi-át-tô đã gửi thông điệp về thái độ tôn trọng và cách sống hài hòa với tự nhiên. Hiểu thông điệp ấy, người đọc sẽ nâng cao nhận thức và có hành động phù hợp khi ứng xử với tự nhiên.

2. Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội trong việc đọc hiểu văn bản

- Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội là hoàn cảnh, điều kiện lịch sử, văn hóá, xã hội tại thời điểm văn bản ra đời giúp cho việc đọc hiểu văn bản được sâu sắc hơn; là bối cảnh tại thời điểm người đọc đọc văn bản, tác động đến cách hiểu, cách suy nghĩ, cảm xúc của người đọc.

- Khi đọc văn bản, việc liên hệ với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội giúp người đọc hiểu thêm về mục đích viết và nội dung (bao gồm ý tưởng và thông điệp) của văn bản. Ví dụ: Khi đọc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ , hiểu được bối cảnh văn hóa, xã hội (truyền thống sống hòa hợp với tự nhiên của người da đỏ), người đọc sẽ hiểu được quan điểm bảo vệ thiên nhiên và tình cảm yêu quý, gắn bó máu thịt với thiên nhiên của tác giả. Liên hệ với bối cảnh hiện nay, khi môi trường bị tàn phá, người đọc càng hiểu rõ hơn sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường và sống hài hòa với thiên nhiên.

1. Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Nội dung và hình thức là hai phương diện không tách rời nhau của văn bản văn học. Khi nói đến nội dung của văn bản văn học, người ta thường nói đến các yếu tố như đề tài, chủ đề, xung đột, bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, tính cách, tư tưởng, cảm hứng, thông điệp,... Nói đến hình thức của văn bản văn học là nói đến các yếu tố như quy cách của thể loại, bố cục, ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật,... Sự thống nhất giữa hình thức và nội dung tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.

Vai trò của hình thức trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của văn bản văn học: Các yếu tố thuộc nội dung trong văn bản văn học đều phải được thể hiện qua các yếu tố hình thức của tác phẩm và ngược lại, mọi yếu tố hình thức đều phải phù hợp, góp phần thể hiện nội dung. Chẳng hạn: Tính cách của nhân vật Lục Vân Tiên (yếu tố nội dung) thể hiện qua cách miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ, lời nói, cách cư xử,... (các yếu tố hình thức) của nhân vật trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu). Cảm hứng ngọi ca tình mẫu tử bình dị mà thiêng liêng trong bài thơ Trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) được thể hiện qua hàng loạt yếu tố hình thức nghệ thuật như cách dùng từ ngữ, hình ảnh, thể thơ, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...

Truyện trinh thám

- Truyện trinh thám là thể loại truyện kể lại quá trình tìm kiếm sự thật về một vụ án. Dựa vào những manh mối ban đầu, người điều tra (thám tử, cảnh sát,...) từng bước khám phá sự thật.

Về nội dung, truyện phải có: (1) một vụ việc đã xảy ra và thủ phạm còn giấu mặt; (2) một cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu bởi các thám tử và/ hoặc nhân vật bị tình nghi là thủ phạm.

- Không gian, thời gian: Không gian trong truyện trinh thám là nơi diễn ra hoặc lưu giữ các manh mối về vụ án (dấu vết, tung tích của tội phạm, của nạn nhân hoặc những người liên quan,...). Đó cũng là không gian diễn ra các hoạt động điều tra, khám phá những sự thật về vụ án. Thời gian trong truyện trinh thám là thời gian diễn ra các hoạt động điều tra, từ lúc khởi đầu cuộc điều tra cho đến khi các nhà điều tra chính thức đưa ra bằng chứng, những phân tích, lí giải thuyết phục và kết luận về vụ án. Thời gian này thường có giới hạn trong một vài tuần hoặc vài ngày, thậm chí vài giờ. Điều này mang lại những thách thức cho nhân vật chính trong quá trình khám phá vụ án.

- Cốt truyện, sự kiện: Cốt truyện của truyện trinh thám xoay quanh quá trình điều tra, làm sáng tỏ vụ án:

Tri thức Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Những bí mật về thủ phạm được giữ kín đến cùng, tạo nên sự hấp dẫn, khiến người đọc luôn luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

- Chi tiết: Chi tiết trong truyện trinh thám là loại chi tiết gắn với các tình huống có tác dụng gợi mở phán đoán đối với hoạt động điều tra. Mỗi chi tiết ấy như một bằng chứng hoặc một manh mối quan trọng trong quá trình điều tra.

- Nhân vật, nhân vật chính: Truyện trinh thám thường có những kiểu nhân vật quen thuộc: kẻ gây án giấu mặt, nạn nhân, cảnh sát, thám tử,... trong đó, nhân vật chính là thám tử (chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư) - người có kĩ thuật điều tra vượt trội, đồng thời có khả năng quan sát tinh tường, khả năng phân tích, suy luận, đánh giá sắc bén.

- Lời người kể chuyện: Trong truyện trinh thám, lời của người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất) gồm lời kể, miêu tả, phân tích, bình luận thường được kết hợp với lời của các nhân vật khác, nhất là lời của nhân vật thám tử, nhằm tái hiện một cách sinh động, hấp dẫn quá trình điều tra, khám phá vụ án.

- Lời đối thoại trong truyện trinh thám thường góp phần mở ra các manh mối cho cuộc điều tra.

- Lời độc thoại nội tâm trong truyện trinh thám được sử dụng nhằm thể hiện diễn biến tâm lí của nhân vật, nhất là nhân vật thám tử.

........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ 31 trang tri thức Ngữ văn lớp 6, 7, 8, 9 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 151
0 Bình luận
Sắp xếp theo