Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì? Giải bài tập Trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Việc tóm tắt một văn bản hay câu chuyện bằng sơ đồ sẽ giúp chúng ta ghi nhớ dễ dàng, tổng hợp kiến thức một cách logic hơn. Tuy nhiên, khi tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những gì? Mời các bạn tham khảo lời giải đáp dưới đây cùng HoaTieu.vn nhé!
Hướng dẫn giải bài tập Ngữ văn 6
1. Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
Câu 4: Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý:
- Bước 1: Cần đọc kĩ văn bản cần tóm tắt, xác định văn bản gồm mấy phần hoặc mấy đoạn, mối quan hệ giữa các phần đó. Tìm từ khoá và ý chính của từng phần hoặc đoạn. Từ đó xác định nội dung chính của văn bản và hình dung cách vẽ sơ đồ.
- Bước 2: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ, dựa trên số phần hoặc số đoạn, xác định số ô hoặc số bộ phận cần có trong sơ đồ. Chọn cách thể hiện sơ đồ tốt nhất
- Bước 3: Kiểm tra lại sơ đồ đã vẽ, xem các ý chính của văn bản đã đủ và rõ chưa, cách thể hiện về các phần, đoạn, ý chính và quan hệ giữa chúng đã phù hợp chưa.
2. Tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ là gì?
Khái niệm tóm tắt văn bản bằng sơ đồ: Tóm tắt văn bản bằng sơ đồ là cách lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ.
3. Hướng dẫn quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ
Bước 1: Chuẩn bị tóm tắt
- Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.
- Lựa chọn từ khóa phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.
- Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa.
Ví dụ: Khi tóm tắt truyện Thánh Gióng, em cần thực hiện các bước sau:
- Xác định nội dung cốt lõi của truyện: truyện kể về nhân vật nào? kể về sự việc gì?
- Xác định các từ khóa: Thánh Gióng, lớn nhanh như thổi, đánh đuổi giặc Ân,cưỡi ngựa sắt, Phù đổng Thiên vương.
- Xác định mối liên hệ giữa các từ khóa: Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, cưỡi ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân...
Bước 2: Tiến hành tóm tắt
- Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khóa.
- Sắp xếp các hình (chứa từ khóa) theo trật tự thích hợp.
- Vẽ các đường cong, thẳng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khóa) với nhau.
Bước 3: Hoàn thành việc chỉnh sửa lại tóm tắt
- Kiểm tra xem sơ đồ đã phản ánh đúng cách hiểu của bản thân về nội dung văn bản chưa.
- Xóa hay chỉnh sửa những chi tiết khiến người đọc sơ đồ có thể hiểu sai lệch điều bản thân muốn thể hiện hay chia sẻ về nội dung văn bản.
- Xem xét tính chính xác, phù hợp của việc xếp đặt vị trí các hình và việc thiết lập đường nối giữa chúng.
4. Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ gồm gợi ý tóm tắt văn bản: Thánh Gióng; Bánh Chưng, bánh giày; Sự tích Hồ Gươm trong chương trình Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ.
4.1. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ
Tóm tắt nội dung chính văn bản Thánh Gióng bằng sơ đồ:
>>> Sự việc 1: Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
>>> Sự kiện 2: Gióng bỗng nhiên biết nói, nhận sứ mệnh đánh đuổi giặc xâm lược
>>> Sự việc 3: Gióng được bà con giúp đỡ, lớn nhanh như thổi
>>> Sự việc 4: Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngứa sắt mặc giáp sắt, cầm gậy sắt đi đánh giặc
>>> Sự việc 5: Thánh Gióng đánh tan giặc, để lại giáp sắt rồi cưỡi ngựa bay về trời.
>>> Sự việc 6: Vua nhớ ơn, phong làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ.
>>> Sự việc 7: Nhân dân tưởng nhớ công ơn Thánh Gióng, và những vết tích còn sót lại.
4.2. Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy bằng sơ đồ
4.3. Tóm tắt văn bản Sự tích Hồ Gươm bằng sơ đồ
Trên đây là những lưu ý khi thực hiện tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ theo chương trình Ngữ văn lớp 6 bậc giáo dục THCS. Các em học sinh tham khảo để rèn luyện kỹ năng tóm tắt và học tốt môn Văn lớp 6 nhé!
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Ngữ văn 6 CTST thuộc chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài mở đầu: Hòa nhập
- Bài 1
- Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
- Bài 2
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6: Điểm tựa tinh thần
- Bài 7: Gia đình yêu thương
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ siêu hay (50 mẫu)
- Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
- Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
- Hãy phác họa bằng lời hoặc bằng tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là...
- Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi"
- Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống
- Bài 9
- Bài 10
Bài viết hay Ngữ văn 6 CTST
Top 22 Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo chọn lọc
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
9 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024
Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo 2024
Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?