Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này? Giải bài tập Ngữ văn lớp 6. Đây là câu hỏi trong chương trình Sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo mà các em học sinh cần nắm được. HoaTieu.vn xin đưa ra gợi ý lời giải cho câu hỏi trên, mời các bạn cùng tham khảo để bổ sung kiến thức cho môn ngữ văn nhé!

Tìm hiểu về đặc điểm văn bản truyền thuyết
Tìm hiểu về đặc điểm văn bản truyền thuyết

1. Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này?

Câu hỏi: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm nào của thể loại này? (Trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo)

Đáp án: Khi đọc một văn bản truyền thuyết, cần lưu ý những đặc điểm của thể loại này:

  • Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
  • Nhân vật trong truyện là con người, loài vật, đồ vật được nhân hoá. Nhân vật thường có các đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng; thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng, được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Cốt truyện là chuỗi các sự việc được sắp xếp theo một trình tự nhất định, có liên quan chặt chẽ với nhau. Truyện thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh của nhân vật.
  • Truyện thể hiện thái độ, tình cảm và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử.

2. Truyền thuyết là gì?

Văn bản truyền thuyết là gì?

Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt nam có kho tàng truyền thuyết khổng lồ với nội dung cực kì phong phú, hấp dẫn.
Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt nam có kho tàng truyền thuyết khổng lồ với nội dung cực kì phong phú, hấp dẫn.

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:

+ Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...

+ Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN-208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN-938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...

+ Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:

  • Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
  • Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
  • Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Núi Ngũ Hành...
  • Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
  • Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

3. Kể tên các truyện truyền thuyết đã học lớp 6

Trong chương trình Ngữ văn 6, tùy theo các bộ sách mà các em học sinh có thể sẽ được học các truyện truyền thuyết như: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm...

Tùy vào sách các em sẽ học có thể đối chiếu và rút ra các truyền thuyết phù hợp.

Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt nam có kho tàng truyền thuyết khổng lồ với nội dung cực kì phong phú, hấp dẫn. Bởi vậy việc nắm giữ những kiến thức về văn bản truyền thuyết không chỉ là một nội dung mà các em học sinh cần hoàn thành tốt mà còn là nền tảng để các em tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, thêm yêu lịch sử, quê hương đất nước.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 2.560
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm