Top 25 mẫu Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt siêu hay
Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 hay nhất. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp Ngữ văn 6 bộ Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống.
Dưới đây là 25 mẫu bài văn viết tả cảnh sinh hoạt chọn lọc với nội dung tả cảnh chào cờ, sinh hoạt lớp, sum họp gia đình, sinh hoạt gia đình ngày tết, cảnh đón tết trung thu... ngắn gọn, hay nhất mà HoaTieu.vn đã sưu tầm từ những bài làm văn đạt điểm cao của các em học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo để có thêm vốn từ và ý tưởng cho bài làm của mình.
Tả cảnh sinh hoạt lớp 6
- 1. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt
- 2. Dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt: phiên chợ quê
- 3. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt số 1
- 4. Bài văn tả cảnh sinh hoạt số 2
- 5. Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 số 3
- 6. Tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 số 4
- 7. Bài văn tả cảnh sinh hoạt số 5
- 8. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết số 6
- 9. Tả cảnh sinh hoạt gia đình ngày Tết vui vẻ số 7
- 10. Tả cảnh sinh hoạt dưới cờ lớp 6 số 8
- 11. Kể lại một buổi sinh hoạt lớp em số 9
- 12. Tả cảnh sinh hoạt số 10
- 13. Tả cảnh sinh hoạt ở trường ý nghĩa số 11
- 14. Tả cảnh sinh hoạt ở thành phố sôi động số 12
- 15. Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt số 13
- 16. Bài văn tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 (3 mẫu)
- 17. Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ (6 mẫu)
- 18. Tả cảnh gói bánh chưng ngày tết (4 mẫu)
1. Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt. |
2. Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Khung cảnh và ấn tượng chung: - Cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian: - Hoạt động của những người tham gia: - Cảm xúc của em: |
3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ về cảnh sinh hoạt |
2. Dàn ý cho bài văn tả cảnh sinh hoạt: phiên chợ quê
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt.
- Giới thiệu chung về phiên chợ quê (Địa điểm, thời gian họp chợ).
2. Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt.
- Khung cảnh và ấn tượng chung:
- Tả bao quát: Ồn ào, đông đúc, nhiều màu sắc, …
- Tả cụ thể (chú ý đến các đặc sản của chợ quê).
- Cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian: Các dãy hàng bán trong chợ: mặt hàng, màu sắc, hình dáng, mùi vị, …
- Cảnh mua bán: Lúc bắt đầu họp chợ, lúc hội chợ đông đúc, lúc kết thúc phiên chợ.
- Hoạt động của những người tham gia: Con người trong chợ: người mua, người bán, người đi dạo chơi, … Tâm trạng: Háo hức, vui vẻ
- Cảm xúc của em: Thích thú, mới lạ...
3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ về cảnh sinh hoạt.
- Đánh giá của người viết về phiên chợ. (Thú vị, đáng nhớ, là một nét văn hóa địa phương).
3. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt số 1
Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Hàng tuần vào chiều thứ sáu, lớp tôi sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt tổng kết thi đua. Buổi sinh hoạt này diễn ra trong tiết học cuối cùng và được cô giáo chủ nhiệm giám sát.
Cô giáo yêu cầu lớp trưởng tổng kết lại kết quả thi đua của các tổ, và bạn Hòa lớp trưởng đã đại diện cho cả lớp đề ra mục tiêu thi đua của tháng tới. Sau khi phát biểu xong, cô giáo yêu cầu Hòa lấy ý kiến của các bạn trong lớp. Một câu hỏi của Hòa đưa ra đã khiến cả lớp im lặng. Một vài phút sau, Lan Anh - tổ trưởng của tổ ba - đã đưa ra ý kiến của mình về bạn Tùng, một học sinh mới trong lớp. Lan Anh cho rằng Tùng là một cậu bạn nghịch ngợm, thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở và ảnh hưởng đến thành tích của lớp. Lan Anh đề nghị cần có những biện pháp kiểm điểm đối với Tùng.
Sau ý kiến phát biểu thẳng thắn của Lan Anh, cả lớp bắt đầu tranh luận. Có bạn đưa ra ý kiến tán thành, có bạn lại phản đối. Trong ấn tương của riêng tôi, dù Tùng có tính cách khá nghịch ngợm, nhưng cậu bạn lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Đúng lúc này, lớp trưởng đề xuất việc giải quyết vấn đề này:
- "Thưa các bạn cùng cô giáo, trước khi bàn luận tiếp về vấn đề này, tôi xin ghi nhận ý kiến của bạn Lan Anh, và đồng ý với một số quan điểm của bạn. Tùng là một học sinh mới chuyển đến lớp chúng ta không lâu. Quả thật bạn Tùng có tính cách nghịch ngợm, nhưng cậu ấy lại là một người bạn rất tốt. Trong học tập, Tùng có thành tích khá nổi trội và thường xung phong trả lời những câu hỏi, bài tập khó của giáo viên. Đối với bạn bè, Tùng cũng luôn nhiệt tình giúp đỡ như giảng bài cho các bạn học kém, giúp một số bạn đến muộn trực nhật... Nên tôi nghĩ bên cạnh những khuyết điểm, Tùng cũng có rất nhiều ưu điểm cần được ghi nhận và chúng ta nên cho bạn một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm."
Nhờ những dẫn chứng vô cùng thuyết phục của lớp trưởng Hòa, cả lớp bắt đầu tranh luận sôi nổi và những ý kiến tán thành dường như ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, Tùng đã tự mình đứng lên kiểm điểm và hứa sẽ cải thiện tình hình.
Cuối cùng, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu cả lớp bỏ phiếu để đưa ra quyết định. Tất cả thành viên trong lớp đều đồng ý cho Tùng một cơ hội sửa chữa. Lan Anh cũng đã thay đổi quan điểm của mình.
Để kết thúc buổi sinh hoạt, Hòa đã trình bày các mục tiêu của tuần mới và buổi sinh hoạt đã kết thúc một cách tốt đẹp.
4. Bài văn tả cảnh sinh hoạt số 2
Tả lại buổi tổng vệ sinh hàng tuần ở phố em
Chủ nhật vừa rồi, em cùng mọi người trong tổ dân phố tham gia tổng vệ sinh để dọn dẹp, làm cho không gian sống của khu phố nơi em ở thêm "xanh-sạch-đẹp".
Đúng bảy giờ sáng, tất cả mọi người cùng có mặt ở đầu phố để nhận phân công nhiệm vụ từ bác tổ trưởng. Mọi người ai cũng ăn mặc gọn gàng và đeo khẩu trang kín đáo. Khi bác tổ trưởng phân công kế hoạch, ai cũng chăm chú tập trung lắng nghe. Thật tuyệt, là ngày hôm ấy trời không có nắng, mà râm mát, rất phù hợp cho việc dọn vệ sinh ngoài trời.
Sau khi nhận nhiệm vụ, mọi người bắt đầu vào công việc của mình. Các bác trai thì nhổ cỏ, tỉa lại hàng rào. Các bác gái thì trồng thêm hoa vào hai bên lối đi. Các bạn nhỏ như em thì quét dọn rác và cỏ rồi đem đổ vào thùng rác. Vừa làm việc, mọi người vừa trò chuyện với nhau vui vẻ. Từ chuyện công việc, đến chuyện nhà cửa, rồi những câu chuyện tiếu lâm. Tiếng cười, tiếng nói rôm rả. Thực sự, đã rất lâu mọi người trong khu phố không có mặt đông đủ như thế. Tuy vất vả, nhưng ai trông cũng vui vẻ lắm.
Sau một hồi vất vả dọn dẹp. Cả con đường đã lột xác hoàn toàn. Cỏ dại và rác đã được dọn sạch sẽ. Phần đất trống hai bên đường đã được trồng thêm hoa xinh. Những cây bàng, me, sấu cũng được tỉa bớt cành cho gọn gàng lại. Xong xuôi, mọi người trịnh trọng lấy lá cờ tổ quốc ra, treo lên cổng nhà. Nhìn ngắm thành quả lao động cả một buổi sáng của mình, mọi người vui sướng, đồng loạt vỗ tay chúc mừng.
Được tham gia vào hoạt động dọn dẹp nơi mình sống với mọi người khiến em vô cùng vui sướng. Không chỉ vì đã góp phần làm đẹp cho con đường nhà. Mà hơn hết, còn là vì em đã được trò chuyện và thân thiết hơn với những người hàng xóm của mình. Đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa.
Hy vọng những mẫu bài văn trên sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, kinh nghiệm để biết cách kể chuyện như thế nào cho hay, hấp dẫn. Các em tham khảo cách người viết bài dẫn dắt, triển khai câu chuyện, và tìm đề tài cho câu chuyện của riêng mình nhé!
5. Bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6 số 3
Bài văn tả cảnh sinh hoạt gia đình
Thật khó để có thể nói hết được ý nghĩa của mái ấm gia đình, khó có thể dùng từ ngữ nào diễn tả được sự hạnh phúc của một tổ ấm đầy yêu thương.
Em luôn cảm thấy may mắn vì gia đình của em là một gia đình hạnh phúc, dù ban ngày mỗi người một công việc ở những nơi khác nhau nhưng đến tối là tất cả đều tụ họp đông đủ sum vầy bên nhau.
Gia đình em gồm bốn thành viên, bố mẹ em và chị gái của em, sau khi tan làm và tan học mọi người trở về nhà cùng nhau dọn dẹp. Bố thì tưới cây, chị thì quét sân, còn em phụ mẹ nấu cơm, bữa cơm tối luôn thịnh soạn nhất, mẹ nấu nhiều món ngon ai cũng thích ăn. Nhà em thường ăn cơm lúc 7 giờ tối, cả nhà quây quần bên chiếc bàn tròn nhỏ ở giữa nhà bếp, mọi người ăn rất ngon miệng và vui vẻ. Sau khi ăn và dọn dẹp bát đĩa xong cả nhà lại cùng nhau quây quần trong phòng khách, em cùng chị gọt hoa quả mời bố mẹ và cả nhà cùng ăn, chuyện trò rất vui vẻ. Bố hỏi em và chị ngày hôm nay đi học như thế nào, dù có điểm thưởng hay không bố vẫn khen và tặng em một cái thơm. Công việc của bố mẹ tuy rất mệt và căng thẳng nhưng khi về nhà bố mẹ lại là những người tươi vui nhất, không hề than vãn dù nửa lời, chỉ lắng nghe lời kêu của con cái rồi mỉm cười động viên.
Em nhận ra dù chỉ là khoảnh khắc gia đình sinh hoạt ngắn ngủi buổi tối nhưng đó chính là thứ keo tốt nhất gắn kết tình cảm gia đình.
6. Tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 số 4
Đối với mỗi người, gia đình chính là điểm tựa vô cùng quan trọng. Với riêng em cũng vậy, bởi ở đó có bố mẹ - những người mà em vô cùng yêu thương. Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm bình dị đã trải qua cùng với bố mẹ, đặc biệt là những bữa cơm sum họp của gia đình.
Hôm đó, mùng 8 tháng 3 - ngày Quốc tế phụ nữ. Em và bố đã quyết định sẽ dành cho mẹ một điều bất ngờ nho nhỏ. Do là thứ hai nên mẹ vẫn phải đi làm. Điều đó đã tạo cơ hội thuận lợi cho em và bố thực hiện kế hoạch của mình. Em đã gợi ý cho bố nhờ đến sự giúp đỡ của cô Chi - cô là một đồng nghiệp của mẹ. Kế hoạch đặt ra là sau giờ dạy, cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm cho đến khi cả hai bố con chuẩn bị xong món quà dành cho mẹ. Em đã nhờ bố gọi điện cho cô, và tự mình nói cho cô biết kế hoạch. Sau khi nghe xong, cô Chi rất vui vẻ nhận lời.
Sau khi tan học, em cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm trước một tiếng để chuẩn bị. Khi về đến nhà em đã thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Đó là hoa hướng dương - loài hoa mà mẹ tôi rất thích. Em nhớ mẹ nói rằng mẹ thích hoa hướng dương vì nó tượng trưng cho niềm tin và hy vọng.
Sau đó, em nhanh chóng chạy vào bếp thì đã thấy bố đang bận rộn rửa rau. Em liền đến giúp bố. Hai bố con em đã quyết định sẽ nấu cho mẹ một bữa ăn thật đặc biệt. Sau hơn một tiếng đồng hồ bận rộn trong căn bếp của mẹ. Cuối cùng hai bố con đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, canh cá nấu chua, măng kho tương… Một bàn ăn hấp dẫn đã được sắp xếp đâu vào đây. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa do chính tay em tự cắm nữa. Tuy không được đẹp bằng mẹ cắm nhưng em tin chắc nếu mẹ biết là do cô con gái rượu tự tay cắm tặng mình, thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi. Hai bộ con đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả. Mẹ thật phi thường khi vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà.
Hai bố con em đã cố gắng tắm rửa nhanh nhất có thể. Khoảng sáu rưỡi tối, em nhắn tin cho cô Chi rằng mọi công việc đã xong xuôi. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Trước đó, bố đã tắt hết điện trong nhà. Khi mẹ mở cửa bước vào thì bỗng nhiên điện bật lên, em và bố bước ra. Bố cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó em nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Mẹ càng ngạc nhiên hơn khi biết được những món ăn trên bàn là do bố con tôi chuẩn bị riêng cho mẹ.
Sau đó, cả gia đình vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Mẹ đã còn khen các món ăn rất ngon. Em khẽ nháy mắt với bố, trong lòng khen thầm rằng bố cũng có tài năng nấu nướng lắm đó. Khi nhìn lọ hoa trên bàn, mẹ đã hỏi hai bố con xem ai là tác giả của lọ hoa. Em vừa mỉm cười nhìn mẹ, vừa trả lời: “Là con ạ”. Lúc đó khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, mẹ còn khen lọ hoa rất đẹp nữa. Điều đó khiến em cảm thấy vô cùng sung sướng. Ăn cơm xong, em cùng bố rửa bát. Còn mẹ thì ngồi bổ hoa quả ngoài phòng khách. Sau đó, cả nhà cùng nhau ngồi em vô tuyến, và còn trò chuyện rất vui vẻ.
Sau buổi tối ngày hôm đó, các thành viên trong gia đình em thêm gắn kết hơn. Bản thân em đã thấu hiểu được sự vất vả của mẹ khi làm những công việc nội trợ. Em cũng tự hứa sẽ cố gắng giúp đỡ mẹ nhiều hơn.
7. Bài văn tả cảnh sinh hoạt số 5
Trung Thu là Tết của thiếu nhi. Vào dịp Tết Trung Thu, quê hương em không chỉ đẹp đẽ mà còn rất nhộn nhịp, sôi động.
Khi ông mặt trời dần khuất sau lũy tre làng. Cũng là lúc màn đêm buông xuống. Bầu trời cao thăm thẳm và lấp lánh những vì sao đêm. Một đêm mùa thu với tiết trời se lạnh. Gió thoảng thoảng khẽ vờn trong những tán cây. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng cười của lũ trẻ rủ nhau đi phá cỗ Trung Thu.
Mặt trăng bắt đầu lên cao hơn, to hơn và sáng rõ hơn. Trăng giống như một chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì sao nhỏ bé. Ánh trăng đêm nay dường như sáng kì lạ, soi xuống trước sân nhà những vệt sáng vàng. Làng xóm ngập trong ánh trăng đêm rằm.
Khoảng tám giờ, trẻ em trong làng bắt đầu với lễ hội Trung Thu của mình. Tất cả tụ họp lại khoảng sân rộng rãi ở nhà văn hóa xem tiết mục múa lân do các anh chị thanh thiếu niên biểu diễn. Em cùng các bạn trong xóm cũng rủ nhau đến tham gia. Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Cùng với đó là các tiết mục văn nghệ của các anh chị, các bạn nhỏ.
Sau các tiết mục văn nghệ là phần chia bánh kẹo. Chúng em đứa nào cũng háo hức nhận quà từ chị Hằng và chú Quậy. Phần thi trình bày mâm ngũ quả cũng rất hấp dẫn. Ba đội dự thi gồm có: xóm trên, xóm giữa và xóm dưới. Mâm ngũ quả của mỗi đội đều rất cầu kỳ và đẹp đẽ. Những loại quả hàng ngày em vẫn ăn như dưa hấu, dứa, thanh long, bưởi… đã được cắt tỉa thành những bông hoa rực rỡ màu sắc, những chú chó xinh xắn… Ban giám khảo đã phải rất khó khăn trong việc lựa chọn đội chiến thắng. Cuối cùng với phần trình bày độc đáo nhất, mâm ngũ quả của đội xóm giữa đã giành được chiến thắng. Cuối chương trình, chúng em được phá cỗ. Bạn nhỏ nào cũng háo hức khi được thưởng thức bánh trung thu, hoa quả… Mọi người vừa ăn uống vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Tết Trung Thu là dịp để mọi người có thể gần gũi nhau hơn, đặc biệt là với chúng em. Bởi vậy, trong những dịp lễ, em thích nhất là Tết Trung Thu.
8. Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết số 6
Hằng ngày, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, mọi người trong gia đình em lại có một khoảng thời gian ý nghĩa để quây quần bên nhau.
Từ những ngày giáp Tết, trên đường phố đã đông đúc người qua lại. Những khu chợ rộn nhịp tiếng nói của người mua người bán. Chợ hoa Tết rực rỡ sắc màu của trăm loài hoa khoe sắc. Những cây đào, cây mai, cây quất đã trở thành biểu tượng của dịp Tết cổ truyền dân tộc.
Gia đình em cũng háo hức chuẩn bị đón Tết. Đặc biệt là vào đêm ba mươi Tết, cả nhà em lại sum vầy bên mâm cơm giao thừa. Cả gia đình vừa ăn uống, vừa trò chuyện với nhau về những điều đã xảy ra trong một năm vừa qua. Đêm giao thừa cả nhà ngồi xem chương trình “Táo Quân”. Đến đúng mười hai giờ, em cùng với chị gái lên tầng để xem pháo hoa. Màn pháo hoa rực rỡ khiến cho người xem cảm thấy xao xuyến. Khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới đem đến cho con người những cảm xúc thật đẹp đẽ.
Sau đó, em cùng với chị gái đến chúc Tết ông bà, bố mẹ. Cả hai còn nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Những lời chúc mừng năm mới mong cho một năm may mắn, an khang và thịnh phượng. Một ngày cuối cùng của năm cũ đã qua đi với niềm hạnh phúc.
Em rất yêu ngày tết. Bởi Tết đã đem đến cho con người thật nhiều khoảng thời gian ý nghĩa bên gia đình thân yêu của mình.
Tham khảo thêm:
9. Tả cảnh sinh hoạt gia đình ngày Tết vui vẻ số 7
10. Tả cảnh sinh hoạt dưới cờ lớp 6 số 8
Để bắt đầu một tuần học mới nhiều kết quả tốt, chúng em thường có buổi chào cờ vào thứ hai đầu tuần. Và buổi chào cờ nào cũng chính là động lực để chúng em cố gắng chăm ngoan, học tập thật tốt trong tuần mới này.
Cứ vào sáng thứ hai đầu tuần, dù mùa đông hay mùa hè, khi bầu trời còn quang đãng những đám mây; chúng em đã chuẩn bị ghế, khăn quàng đỏ, mũ ca nô để tiến hành nghi thức đặc biệt đầu tuần. Trên sân khấu được giăng một tấm phông màu xanh rất lớn có ghi lễ chào cờ đầu tuần. Nhìn vào đó chúng em thấy mình có nghị lực hơn. Bao giờ cũng vậy, cô Tổng phụ trách đội sẽ lên trình bày các đầu việc có trong buổi lễ chào cờ. Và kết thúc lời nói của cô chính là những tiếng vỗ tay.
Chúng em được sắp xếp ngồi theo hai hàng dọc, theo lớp một cách ngay ngắn và yên tĩnh. Vì nếu nói chuyện các bạn đội viên trưởng sẽ ghi vào sổ, cuối tuần sẽ đánh giá hạnh kiểm. Thông thường đồng phục vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần chính là áo trắng, quần âu, khăn quàng đỏ đầy đủ. Đây là đồng phục được quy định hàng tuần do nhà trường đặt ra. Chúng em ngồi chăm chú ngước lên sân khấu.
Khi nghe hiệu lệnh “Chào cờ” của bạn đội viên trưởng vang lên. Lúc ấy sân trường yên lặng một cách lạ thường, tiếng đài cất lên bài hát quốc ca bắt đầu chào cờ đầu tuần ở trường em. Đây là giây phút thiêng liêng nhất, vì chúng em đều tự hào về đất nước, về những gì đang được hưởng từ thế hệ đi trước để lại. Khi chào cờ, chúng em sẽ hướng mắt lên lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay phấp phới ở trên cao. Chúng em thấy lòng mình vui phơi phới.
Sau khi chào cờ xong, chúng em tiến hành phút tưởng niệm để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ. Kết thúc màn chào cờ sẽ là màn phát biểu của cô giáo hiệu trưởng. Tiếng cô giáo vang lên dõng dạc và to, đủ để chúng em phải yên lặng và lắng nghe. Cô giáo nhận xét những thành tích và hạn chế mà các lớp đạt được trong thời gian qua. Đồng thời cô giáo tuyên dương những bạn có thành tích học tập tốt, hoạt động tích cực và kế hoạch khen thưởng. Cô nghiêm khắc phê bình những bạn quậy phá, nghịch ngợm trong tuần và sẽ xử lý theo quy định.
Chúng em ngồi nghiêm túc, lắng nghe lời cô giáo nhận xét, rất ít bạn có thể nói chuyện riêng được. Kết thúc buổi chào cờ thường là tiếng reo hò, tiếng bước chân của các bạn bước vào lớp để chuẩn bị một tuần học mới nhiều năng lượng. Những buổi chào cờ đầu tuần thường khiến cho em có nhiều ấn tượng, giúp em có thêm động lực để học tập tốt hơn.
11. Kể lại một buổi sinh hoạt lớp em số 9
Cứ vào thứ 7 hằng tuần, lớp em lại sinh hoạt lớp một lần để tổng kết tuần vừa qua cũng như triển khai công việc của tuần sắp tới. Buổi sinh hoạt luôn có mặt đầy đủ các thành viên trong lớp, và có sự tham gia của cô giáo.
Buổi sinh hoạt lớp thường bắt đầu khi kết thúc tiết 3 của ngày thứ 7. Hầu như lớp nào cũng sinh hoạt lớp vào thời điểm này. Buổi sinh hoạt lớp do lớp trưởng chủ trì, có thư kí ghi chép lại quá trình sinh hoạt. Kết thúc buổi sinh hoạt thì thư kí sẽ ghi chép lại đầy đủ gửi lại cô giáo chủ nhiệm để cô nắm bắt tình hình của lớp.
Hôm đó bạn lớp trưởng Nguyễn Văn Bình cầm một quyển sổ nhỏ ghi chép lại những gì lớp đạt được tuần qua. Bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm. Bạn An tổng kết số bạn không chịu học bài cũ, không ghi bài đầy đủ, đi học muộn, đạt điểm xấu để cô giáo nắm rõ được tình hình của lớp học.
Khi lớp trưởng báo cáo thì hầu như các bạn đều im lặng lắng nghe. Em thấy rằng giờ sinh hoạt lớp là giờ mà các bạn không ai dám làm ồn, vì ai cũng sợ tên mình được nêu danh. Cô giáo thường nhìn từng bạn rất chăm chú và lắng nghe lớp trưởng.
Cô giáo thường nhắc bạn thư kí phải ghi thật đầy đủ và chi tiết để cô làm tài liệu báo cáo với phụ huynh. Khi các bạn có hành vi không tốt trong tuần thường sẽ bị cô giáo gọi lên bảng đứng thành hàng và phát biểu ý kiến của mình, hứa cố gắng và sửa chữa như thế nào. Bạn nào cũng cúi mặt bước lên mục giảng và không dám nhìn ai.
Khi bạn lớp trưởng đã phát biểu xong thì cô giáo bắt đầu đưa ra ý kiến của mình. Thường thì cô sẽ đề ra hình phạt đích đáng cho những bạn vi phạm và tuyên dương các bạn có thành tích tốt. Sau đó cô sẽ phổ biến kế hoạch tuần tới lớp sẽ phải làm những gì và phân công làm cho thật tốt.
Buổi sinh hoạt khép lại khi cô giáo đã bước ra khỏi lớp, nhiều bạn hớn hở ra về, nhiều bạn bị phạt lại bắt đầu than thở.
Sinh hoạt lớp lúc nào cũng là giờ "học" để lại nhiều dấu ấn đối với mỗi bạn học sinh như vậy.
12. Tả cảnh sinh hoạt số 10
Sáng nay, trường em đã diễn ra buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước 30-4. Đây là một hoạt động diễn ra hằng năm vô cùng ý nghĩa của trường em.
Từ trước đó một tháng, các lớp đã háo hức tập luyện các tiết mục văn nghệ thật hay và bổ ích. Sau đó tham gia vòng loại để được chấm điểm và chọn vào biểu diễn chính thức. Đến hôm qua, sau khi các tiết mục của các lớp đã được chọn và sắp xếp thứ tự biểu diễn, thì sân khấu cũng bắt đầu được trang trí. Vẫn là thảm đỏ dày nặng ấy, vẫn là tấm rèm xanh với dòng chữ trắng nổi bật ấy, vẫn là bức tượng Bác Hồ mỉm cười hiền từ ấy, nhưng bầu không khí lại rộn ràng và hào hùng hơn hẳn các buổi chào cờ hàng tuần. Từ cổng dẫn vào đến sân trường và sân khấu, là dãy dài các lá cờ đỏ sao vàng. Gió thổi vi vu làm những lá cờ ấy tung bay phần phật, hòa chung nhịp với những lá cờ lớn trên mái nhà tòa nhà dạy học. Hình ảnh rực rỡ ấy khiến ai cũng vui mừng. Hòa trong không khí ấy, là sự hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt của từng bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô. Ai cũng phấn khởi, tươi vui mừng ngày độc lập dân tộc.
Đúng 8 giờ sáng, khi ánh nắng vàng ươm trải dài khắp nơi, thì chương trình văn nghệ cũng diễn ra. Xen kẽ với các tiết mục múa hát, là các bài phát biểu ngắn gọn của thầy cô và các chú cựu chiến binh. Lúc các chú cựu chiến binh phát biểu và kể chuyện, chúng em ai cũng tập trung lắng nghe và vỗ tay nhiệt tình hết mức. Bởi các bác, các ông đều là những người đã góp phần làm nên ngày hôm nay của đất nước, là những người vô cùng tôn kính. Các tiết mục trong buổi văn nghệ đều có đề tài về tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Trong đó, được yêu thích nhất là tiết mục diễn kịch kể lại trận chiến cuối cùng ở Sài Gòn, với khoảnh khắc xa tăng của quân ta đâm ngã cổng Dinh độc lập. Giờ phút lịch sử thiêng liêng ấy đã được tái hiện lại trên sân khấu nhỏ bé của trường chúng em. Tất cả các bạn học sinh cùng nhau reo hò, có bạn còn đứng dậy, đồng thanh hét lên “Việt Nam! Việt Nam!...” theo tiếng bạn diễn viên trên sân khấu.
Buổi biểu diễn kết thúc, đến nay đã gần một ngày trôi qua, mà những cảm xúc kia vẫn còn vẹn nguyên trong tim em. Nhờ những buổi sinh hoạt tập thể như vậy, mà chúng em thêm gần gũi nhau hơn, biết thêm nhiều điều bổ ích hơn. Và quan trọng nhất, là nó đánh thức dậy và nung nấu thêm cho tình yêu quê hương đất nước trong lòng thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay.
13. Tả cảnh sinh hoạt ở trường ý nghĩa số 11
Một tuần học tập của chúng em lại sắp trôi qua, thời gian trôi thật nhanh mới thứ hai đầu tuần ngồi chào cờ dưới sân trường hôm nay đã là thứ bảy và chúng em lại có buổi sinh hoạt tổng kết. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng là giờ được chờ mong nhất vì có những trò chơi và luôn ngập tràn tiếng cười.
Buổi sinh hoạt vào tiết cuối của thứ bảy, sau 4 tiết học tập căng thẳng, tiết sinh hoạt là tiết để chúng em thư giãn, tổng kết lại các hoạt động nề nếp, học tập, rèn luyện của cả lớp sau một tuần. Đầu tiên cô giáo chủ nhiệm sẽ lên lớp rồi yêu cầu các bạn tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ. Bạn nào đi học muộn, không quàng khăn đỏ hoặc nói chuyện trong giờ học hay tất cả các hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp đều được ghi lại, bên cạnh đó bạn nào đạt thành tích tốt, điểm cao, giúp đỡ bạn bè hay làm việc tốt lại được tuyên dương trước lớp. Nhờ bản báo cáo của tổ trưởng cô giáo sẽ nắm sát được tình hình của từng học sinh trong lớp. Lớp trưởng là người tổng kết mọi hoạt động của lớp, báo cáo thi đua và đưa ra phương hướng cho tuần tới. Sau cùng cô giáo chủ nhiệm sẽ đưa ra quyết định thưởng - phạt cho từng bạn, những lỗi nhẹ cô sẽ phạt lên hát hoặc múa một bài, và khi đó là lúc lớp em vui nhộn nhất.
Cũng nhờ những buổi sinh hoạt mà lớp chúng em thêm đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn và cùng nhau cố gắng học tập. Hơn thế còn tìm ra được những tài năng như hát hay, nhảy đẹp, múa dẻo, đối với em giờ sinh hoạt lớp thật ý nghĩa.
14. Tả cảnh sinh hoạt ở thành phố sôi động số 12
Cảnh sinh hoạt là một trong những đề tài chủ yếu trong nhiều thơ văn, tác phẩm bởi nó mang nhiều dấu ấn, gần gũi với đời sống dân dã. Vì thế mà cảnh sinh hoạt đã dần trở thành điểm nhấn, khó quên trong tim mỗi người. Và cả tôi cũng vậy, tôi cũng đã bắt đầu cú ý đến cảnh sinh hoạt ở đời sống hiện tại. Bởi hình ảnh ấy khó quên, ấn tượng trong tim tôi.
Tôi ở thành phố, không phải như ở nông thôn: có tiếng gà đánh thức, có tiếng người thợ bán bánh, có tiếng loa phường báo hiệu mõi người thức giấc. Nhưng sinh hoạt ở tôi lại vô cùng đặc sắc. Mọi người từ tờ mờ sáng đã nườm nượp, tấp nập nhau đi làm, học tập và làm việc. Nhưng ai nấy đều không quên chào nhau, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.
Cũng giống sáng sớm, buổi chiều chính là thời điểm tan tầm nên dòng xe cộ rất đông đúc, xe đi lại tấp nập. Và vào buổi tối-khoảng thời gian nghỉ ngơi của mọi người. Dường như ai nấy đều đi chơi, hay quây quần bên gia đình, tìm cho mình một mục đích, một công việc riêng,...
Dù sinh hoạt ở mỗi nơi, mỗi chỗ đều khác nhau nhưng tất cả đều có một nét chung. Đó là người dân ai nấy đều hòa thuận, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
15. Hãy tả lại một cảnh sinh hoạt số 13
Hàng năm, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, cả gia đình em lại cùng nhau đi dạo chợ hoa xuân để chụp những bức ảnh thật đẹp và mua hoa đón Tết. Khung cảnh sinh chợ hoa xuân ngày Tết luôn là những kỉ niệm tuyệt vời và ý nghĩa với em.
Khác với những gia đình khác hay đi dạo chợ hoa xuân vào ban ngày, gia đình em lại đi chơi vào buổi tối trời rét mướt, không khí ẩm và lạnh lẽo. Trên khoảng đất trống lớn, các thương lái dừng xe, dựng lều và bày hoa ra bán suốt từ giữa tháng Chạp. Đủ các loài hoa mà em có thể nghĩ đến đều được bày bán ở đây. Từ cây cao, to như quất, mai, đào, phát tài… Đến các loài hoa trồng trong chậu như cúc, thược dược, loa kèn, ly, lay ơn… Và vô số các loài hoa khác được bày sẵn để mua về cắm bình mà em không thể nào kể hết được.
Vào buổi tối lạnh giá với lớp sương dày, ánh đèn vàng hắt lên những đóa hoa thật lung linh. Hòa chung bài ca xuân được phát trên radio khiến lòng người vui tươi lạ thường. Người đi mua hoa, xem hoa, dạo chợ hoa đông vui nhộn nhịp. Những chiếc áo dày, khăn quàng cũng khó che đi nụ cười tươi rạng rỡ. Mọi người thích thú ngắm, rồi mua. Ai cũng trở nên dễ tính hơn ngày thường. Xung quanh toàn là tiếng cười, tiếng nói, tiếng chúc tụng nhau năm mới an lành.
Mãi khi trở về nhà, em vẫn cứ nhớ mãi những hình ảnh tuyệt vời ở chợ hoa ấy. Thật mong sao nhanh đến cuối năm, để em lại được chiêm ngưỡng khung cảnh ấy thêm lần nữa.
16. Bài văn tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 (3 mẫu)
17. Tả quang cảnh buổi lễ chào cờ (6 mẫu)
18. Tả cảnh gói bánh chưng ngày tết (4 mẫu)
Trên đây là những bài văn mẫu tả cảnh sinh hoạt lớp 6 ngắn gọn, hay đặc sắc với các chủ đề đa dạng, sử dụng ngôn ngữ giản gị, bút pháp miêu tả sống động. Qua đó giúp các em HS mở rộng vốn từ, mang đến nhiều ý tưởng hay cho bài tập làm văn của mình.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Moon_tran
- Ngày:
Tham khảo thêm
Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?
Top 5 mẫu Dàn ý kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em lớp 6
Viết về ngôi nhà trong tương lai bằng tiếng Anh ngắn gọn
Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích siêu hay
Top 15 bài văn biểu cảm về loài cây em yêu
Top 10 bài cảm nghĩ về nụ cười của mẹ
- Duy Ninh KhánhThích · Phản hồi · 13 · 15/12/23
- NgocDiep NguyenThiThích · Phản hồi · 10 · 17/12/23
- Nguyễn Ngọc MếnThích · Phản hồi · 10 · 15:00 23/12
- Lê Đức Hiếu CRThích · Phản hồi · 8 · 13:59 08/01
- Ngọc Thắng ĐàoThích · Phản hồi · 8 · 21:14 10/01
- Tú Phạm Thị CẩmThích · Phản hồi · 14 · 15:31 04/07
- Bài 1
- Bài 2
- Trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật mèo - Kiều Phương? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
- Bài 6
- Bài 7: Thế giới cổ tích
- Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn
- Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời văn của em ngắn nhất (6 mẫu)
- Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
- Tóm tắt Vua chích chòe
- Tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây khế
- Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám
- Bài 8
- Bài 9
- Bài 10
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất lớp 6
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến siêu hay
Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ Dế mèn đã rút ra được bài học gì?
Viết đoạn văn (5-7 câu) với nhan đề Gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Tóm tắt Vua chích chòe ngắn gọn, siêu hay