Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống dùng trong năm học 2023-2024. Dưới đây là một số mẫu trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, đã học ngắn gọn, truyền cảm, hay nhất để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn hay và ý nghĩa.
STT | Nội dung | Số từ |
Bài văn mẫu số 1 | Tình người trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng | 916 |
Bài văn mẫu số 2 | Tình cha con qua tác phẩm Chiếc lược ngà | 1126 |
Bài văn mẫu số 3 | Sự thờ ơ hay đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn trong Cô bé bán diêm | 585 |
Bài văn mẫu số 4 | Lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong Thép đã tôi thế đấy | 474 |
Bài văn mẫu số 5 | Trách nhiệm của con người đối với môi trường trong Chuyện con mèo dạy hải Âu bay | 387 |
Bài văn mẫu số 6 | Hiện tượng bắt nạt trong cuộc sống qua tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí | 551 |
Bài văn mẫu số 7 | Thói ỷ lại qua tác phẩm Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể | 596 |
Văn mẫu 6: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
- 1. Các bước viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
- 2. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 1
- 3. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 2
- 4. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã học số 3
- 5. Ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 4
- 6. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc ngắn số 5
- 7. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc lớp 6 số 6
- 8. Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 7
1. Các bước viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn đề tài: Chọn một cuốn sách em yêu thích và suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
b) Tìm ý
- Điều em muốn viết liên quan tới cuốn sách nào? Ai là tác giả của cuốn sách đó?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật nào trong sách để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?
- Chi tiết, sự việc, nhân vật đó khiến em suy nghĩ đến hiện tượng đời sống nào?
- Em có ý kiến như thế nào về hiện tượng đó?
c) Lập dàn ý: Sắp xếp các thông tin và ý tưởng theo trật tự phù hợp.
- Mở bài: Giới thiệu tên sách, tác giả và hiện tượng đời sống mà cuốn sách gợi ra.
- Thân bài:
+ Nêu ý kiến (suy nghĩ) về hiện tượng.
+ Nêu lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ hiện tượng.
+ Trình bày cụ thể về chi tiết, sự việc, nhân vật gợi lên hiện tượng cần bàn.
- Kết bài: Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách.
2. Viết bài
Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các phần mở bài, thân bài, kết bài; có thể tách ý chính trong thân bài thành các đoạn văn.
3. Chỉnh sửa bài viết
Đọc lại bài văn đã viết để đảm bảo:
- Tính chính xác của tên sách, tên tác giả và các chi tiết, sự việc, nhân vật.
- Viết đúng chính tả, dùng từ ngữ và câu phù hợp, sắp xếp các ý chặt chẽ.
2. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 1
Tình người trong Chiếc lá cuối cùng
Chiếc lá cuối cùng thuộc phần cuối của tác phẩm cùng tên của nhà văn người Mĩ O Hen-ri. Truyện là bài ca, ca ngợi vẻ đẹp, sức mạnh tình người giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn gửi gắm những thông điệp nghệ thuật ý nghĩa.
Trong tác phẩm gồm ba nhân vật chính: Giôn-xi, Xiu và cụ Bơ-men, các nhân vật này được chia làm hai tuyến chính: Giôn-xi sống trong tuyệt vọng, đếm từng chiếc lá để chờ đến lúc mình lìa đời, cụ Bơ-men và Xiu ra sức chăm sóc và giúp đỡ Giôn-xi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo. Giôn-xi là một cô họa sĩ nghèo sống trong một nhà trọ tồi tàn ở ngoại ô, cô sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật (bệnh sưng phổi), đây không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng cô đã mất hết niềm tin vào cuộc sống nên bệnh tình ngày càng xấu đi, cô không buồn uống thuốc, chán nản, chỉ đếm những chiếc lá trên cây thường xuân. Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc cô lìa xa cuộc sống này. Qua một đêm mưa gió vùi dập, khi chiếc mành cửa được kéo lên, cô vẫn thấy một chiếc lá bám trên tường gạch. Đó quả là một điều khó tin vì đêm qua mưa gió, bão tuyết lớn, vậy mà chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám trên cành cây như vậy. Chính chiếc lá cuối cùng đã làm thay đổi suy nghĩ của Giôn-xi, giúp cô lấy lại được nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Bởi vậy, cô đã vượt qua bệnh tật, tiếp tục mang trong mình những ước mơ, hoài bão. Xiu là bạn cùng phòng với Giôn-xi, cũng là một họa sĩ nghèo, trong những ngày bạn ốm, Xiu đã hết lòng thương yêu, chăm sóc: nấu cháo, lời nói dịu dàng, cử chỉ ân cần dỗ dành Giôn-xi mong cho bạn lấy lại tinh thần, bệnh tật sớm qua khỏi. Trong những ngày Giôn-xi ốm, điều cô lo sợ nhất chính là mở tấm mành cửa lên và thấy chiếc là cuối cùng đã rụng xuống. Vào đêm mưa gió, Xiu không thể ngủ được, cô lo sợ chiếc lá ngoài kia đã bị mưa gió cuốn đi và người bạn Giôn-xi sẽ rời xa mình mãi mãi. Bởi vậy, sáng hôm đó, khi nhận lệnh của Giôn-xi cô chán nản, tuyệt vọng, đầy lo lắng kéo tấm mành lên. Và cô đã vui biết nhường nào khi chiếc lá vẫn còn đó, cô nấu cháo, gọi bác sĩ đến khám bệnh cho Giôn-xi. Chính tình yêu thương, sự quan tâm chân thành của Xiu đã phần nào tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, nhưng tấm lòng, sự hi sinh của cụ lại có ý nghĩa quan trọng nhất với Giôn-xi. Cụ Bơ-men là một họa sĩ già, đã ngoài sáu mươi tuổi, kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ trẻ. Hơn bốn mươi năm trong nghề cụ chỉ có một khao khát tột cùng đó là vẽ được một kiệt tác. Khi biết được tâm trạng chán chường, tuyệt vọng của Giôn-xi cụ hết sức lo lắng và tìm cách cứu sống Giôn-xi. Tình yêu thương của cụ dành cho Giôn-xi thật sâu sắc và cao thượng. Trong đêm tối mưa to gió lớn cụ đã không quản gió lạnh, không lo nghĩ cho sức khỏe, tính mạng mình mà thức suốt đêm bí mật vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để cứu sống Giôn-xi. Người họa sĩ già ấy đã quên mình vì người khác – một sự hi sinh thầm lặng, cao cả mà lớn lao.
Chiếc lá cuối cùng của cụ xứng đáng là một kiệt tác không chỉ vì nó giống chiếc lá thật đến nỗi khiến cả Giôn-xi và Xiu không nhận ra, mà nó còn chứa đựng niềm hi vọng sống. Chiếc lá được vẽ bằng cả tài năng và tấm lòng, sự hi sinh cao thượng của cụ Bơ-men. Đồng thời kiệt tác của cụ cũng chứa đựng thông điệp nghệ thuật giàu ý nghĩa: một tác phẩm nghệ thuật thực sự là tác phẩm được tạo ra để phục vụ con người. Tác phẩm được thuật lại bằng lối kể chuyện hấp dẫn, giàu kịch tính với những chi tiết được lựa chọn kĩ càng, đặc biệt là ở tình huống truyện đảo ngược hai lần. Giôn -xi từ chỗ tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống đến chỗ lấy lại niềm tin, khỏi bệnh và sống vui vẻ; cụ Bơ-men từ chỗ khỏe mạnh đến chỗ mất đi một cách đột ngột.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng rất thành công. Ba nhân vật có cảnh ngộ gần gũi, nhưng mỗi người đều có tính cách riêng. Kết thúc bất ngờ, giàu ý nghĩa tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc. Với kết cấu truyện đầy kịch tính, bất ngờ tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương cao cả có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc đời. Ngoài ra cũng thấy được giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chân chính sinh ra là để phục vụ, vì cuộc sống con người.
3. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 2
Tình cha con qua tác phẩm Chiếc lược ngà.
Nhắc tới tình cảm gia đình người ta thường nói tới tình mẫu tử, nhưng có thứ tình cảm cũng không thua kém gì là tình phụ tử. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn hay khắc họa tính cách nhân vật và tình cảm cha con sâu sắc.
Ông Sáu, một hình tượng đẹp về người cha hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt, dù chiến tranh, hình thức bên ngoài thì tình cảm đó chưa bao giờ phai nhạt trong người đàn ông này.
Nhớ con, thương con vô hạn, Sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, bé Thu lên tám tuổi thì ông Sáu người cha xa biệt con từng ấy thời gian giờ mới có dịp về phép thăm nhà, gặp mặt đứa con gái đầu lòng mà ông vô cùng thương nhớ,ông nghĩ rằng đó là động lực để ông cố gắng chiến đấu. Khi vừa cập bến tàu, nhìn thấy Thuồng đã vội cất tiếng gọi con cùng với điệu bộ "vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con", có lẽ lúc này ông rất vui và xúc động, hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng oái oăm thay bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má khiến ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.
Và trong hai ngày phép ở lại cùng con ngắn ngủi, ông Sáu đã làm hết sức của mình không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn,... nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Ông cứ nghĩ về tới nhà con sẽ chạy lại ôm ông và chia sẻ với ông những điều mà ông xa nó trong từng ấy thời gian nhưng tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé, rồi nó bỏ đi sang nhà ngoại, vừa đi vừa vùng vằng, đánh đổ một số thứ đồ kêu loạng choạng để báo cho ông biết là hãy để nó yên.
Nhưng rồi, cuộc vui nào cũng phải tàn, dù không được con bé chấp nhận và yêu thương, nhưng đối với ông thời gian ngắn ngủi đó cũng khiến ông vơi đi nỗi nhớ về con sau 8 năm xa cách đằng đẵng. Cho đến lúc chia tay, ông nhìn con trìu mến lẫn buồn rầu "Đôi mắt của người cha giàu tình thương yêu, độ lượng, có phần thất vọng, sợ con không đón nhận tình cảm của mình. Nhưng rồi như có một thứ sức mạnh nào khiến bé Thu gọi ông là cha trong tiếng khóc nghẹn ngào, em hôn lên tất cả những gì em với tới và hôn ngay vào vết thẹo trên khuôn mặt ông,trước cử chỉ của bé Thu, "Anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Có thể nói rằng những giọt nước mắt của hai cha con đang rơi đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.
Đặc biệt tình cảm ông dành cho con gái của mình là lúc con đã dành thời gian rảnh rỗi của mình để làm cho con cái lược ngà, tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ.
Dù đã xa con thật rồi, nhưng khi trở về căn cứ, ông lại có cảm giác nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông không nghĩ mình sẽ đánh con vì ông đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con, nhưng có lẽ ông quá yêu con, bất lực nên ông mới hành động như thế. Rồi lời dặn của đứa con: "Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!" đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Chứng tỏ ông rất chiều con và luôn giữ lời hứa với con. Đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và sâu nặng của người cha.
Ông đã hạnh phúc biết bao nhiêu khi kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kỳ diệu làm sao! Chiếc lược ngà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỷ niệm này.
Nhưng chiến tranh thật tàn nhẫn, nó là thứ độc ác khiến tình cảm cha con sâu nặng trở thành thứ tình cảm thật đáng thương, anh không kịp đưa cho đứa con gái của mình cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hy sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con,ông vẫn không quên nhờ người đưa cho con gái giúp ông, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: "Chỉ có tình cha con là không thể chết được". Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.
Có lẽ chiến tranh là thứ khiến chúng ta xa cách nhau, nó gây ra cho đồng loại những nỗi đau về thể xác và tâm hồn. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tụy vì tình yêu thương con. Một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào.
4. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã học số 3
Mẫu trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin dẫn nguồn.
Sự thờ ơ hay đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn trong Cô bé bán diêm?
Câu chuyện "Cô bé bán diêm" của Andersen đã khiến em thật sự xúc động và đau lòng trước số phận thảm thương của cô bé. Khép lại trang sách, những suy tư về tình yêu thương con người luôn mãi trăn trở trong tâm trí em. Liệu nếu là người qua đường trong câu chuyện "Cô bé bán diêm", chúng ta sẽ lựa chọn thờ ơ hay đồng cảm, phớt lờ hay sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn?
Trong đêm giao thừa lạnh giá, cô bé bán diêm đã ra đi với cái chết đau lòng. Cái chết của em là lời tố cáo đanh thép cho sự vô tình và bất công của xã hội đương thời. Đồng thời cũng để lại trong lòng độc giả những rung động, nỗi niềm xót thương khó tả. Em bé bán diêm đã phải chịu đựng sự tàn nhẫn của thế giới xung quanh, không ai quan tâm đến lời chào hàng tha thiết của em. Thậm chí khi em bé qua đời, thi thể lạnh giá của em cũng chỉ nhận được sự lạnh lùng và tàn nhẫn từ những người xung quanh. Dẫu biết rằng đêm giao thừa, ai ai cũng chỉ muốn mau chóng về nhà, đoàn tụ với gia đình, người thân. Nhưng người ta đã lỡ quên đi hoặc cố tình phớt lờ sự van xin thương xót, van xin chút tình người của cô bé đáng thương. Có lẽ chết trong đêm tuyết rơi cũng chẳng giá lạnh bằng không nhận được chút tình người ấm áp nào.
Nhưng trong thế giới đầy tàn bạo đó, nhà văn An-đéc-xen đã dành cho em tình yêu và sự thương cảm sâu sắc. Chính tình cảm đó đã khiến ông miêu tả em cuối truyện với đôi má hồng và nụ cười trên môi, và mơ tưởng về cuộc hành trình trở về thiên đường của hai bà cháu. Tuy nhiên, câu chuyện này đem lại cho chúng ta một cảnh tượng đau lòng, gợi lên sự đau xót vô bờ bến cho những kiếp người nghèo khổ.
Sự thờ ơ, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh đâu chỉ có từ thời của An-đéc-xen. Ngay trong chính xã hội hiện đại, đủ đầy vật chất ngày nay, con người ta đôi lúc cũng quên đi việc phải đồng cảm, sẻ chia với những người khó khăn. Hoặc có thể nhiều người đã quá nhàm chán và quen với những tin tức về đói nghèo, bạo lực, chiến tranh... đôi khi là lừa đảo... Tuy nhiên, đừng chỉ vì một vài trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" mà chán ghét, thờ ơ với nhiều người đang thật sự khó khăn cần giúp đỡ. Hãy hành động bằng sự sẻ chia với người đang gặp khó khăn, lên án những việc làm thờ ơ, vô cảm với người khác, lên án những hiện tượng lừa đảo, hay bạo hành, ngược đãi trẻ em. Đó mới là quyết định đúng đắn khi bạn đang phân vân liệu nên lựa chọn thờ ơ hay đồng cảm, phớt lờ hay sẻ chia.
“Cô bé bán diêm” là câu chuyện đầy nhân văn, khơi gợi trong lòng người đọc những xúc cảm và trách nhiệm về lòng nhân ái, bao dung, cảm thông và sẻ chia với mọi người. Dù ra đời đã lâu nhưng cho đến tận ngày nay, những giá trị cao cả ấy vẫn được lưu giữ vẹn nguyên.
Tham khảo thêm:
5. Ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 4
Lòng yêu nước của thế hệ trẻ trong Thép đã tôi thế đấy
Một trong những cuốn sách tâm đắc nhất với tôi là “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai A. Ostrovsky. Với nhân vật Pavel, tác giả đã đặt ra một vấn đề trong cuộc sống về ý chí nghị lực, nhiệt huyết tuổi trẻ mãnh liệt và lòng yêu nước sâu đậm của con người.
Tác phẩm kể về cuộc đời của Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) - một thanh niên trưởng thành trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya, mà sau này trở thành người yêu. Tonya là một cô gái xinh xắn, yêu Pavel với tất cả tình cảm ban đầu trong trắng ngây thơ của một thiếu nữ mới lớn. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Đó là ý tưởng muốn cống hiến sức trẻ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt là khi gia đình của cô lại thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.
Pavel trong tác phẩm được khắc họa là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Tác giả Nikolai A. Ostrovsky đã gửi gắm qua tác phẩm này một lí tưởng sống cao đẹp: “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”. Đó chính là điều mà mỗi thế hệ trẻ cần phải hướng tới dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Như vậy, “Thép đã tôi thế đấy” đã giúp tôi hiểu thêm về thế hệ thanh niên nước Nga trong cách mạng. Đồng thời, tác phẩm còn đặt ra cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước một bài học quý giá về lòng yêu nước, nhiệt huyết tuổi trẻ và nghị lực trong cuộc sống.
6. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc ngắn số 5
Tách nhiệm của con người đối với môi trường trong Chuyện con mèo dạy hải Âu bay
Trong học kì vừa qua, kết quả học tập của em rất tốt và được bố mẹ tặng cho cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải Âu bay" của nhà văn Louis Sepulveda. Câu chuyện về cái chết của chim hải Âu Kenga do ngộ độc dầu đã khiến em có những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của con người đối với môi trường sống trên Trái Đất.
Em chẳng thể nào quyên hình ảnh Kenga vùng vẫy, tuyệt vọng, khi toàn thân ngập trong lớp váng dầu: "Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn của cô". Hành động vô tình làm tràn dầu ra vịnh của con người đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nó không chỉ xảy ra trong khu vực sống của Kenga và đàn hải Âu Hải Đăng Cát Đỏ. Ở rất nhiều nơi khác biển đã bị ô nhiễm vì dầu tràn, rác thải nhựa, cánh rừng,... là môi trường sống của con người nhưng cũng là ngôi nhà chung của muôn loài.
Mỗi người cần làm gì để môi trường sống trên Trái Đất luôn trong lành và sự sống của mọi sinh vật được bảo vệ? Mùa hè vừa qua, khi đi biển, em đã cố gắng không dùng bao gói và ống hút bằng nhựa, không vứt rác ra bãi biển,... Ở nhà và ở trường, em luôn có ý thức cùng các bạn giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, sử dụng tiết kiệm năng lượng,... Mỗi người trong chúng ta cần cố gắng hạn chế xả rác, khí thải, hóa chất độc hại vào môi trường. Đó có lẽ là cách mà ai cũng có thể làm được và là cách ứng xử đúng đắn nhất vì sự sống trên Trái Đất - hành tinh xanh.
Cuốn sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay đã mang đến cho em những hiểu biết thú vị về thế giới thiên nhiên, những bài học sâu sắc về tình yêu thương, sự sẻ chia. Đặc biệt, cuốn sách đã giúp em hiểu rõ hơn những điều em có thể làm để góp phần gìn giữ ngôi nhà Trái Đất của chúng ta.
7. Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc lớp 6 số 6
Suy nghĩ về hiện tượng bắt nạt trong cuộc sống qua tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí
"Dế mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài là tác phẩm nổi tiếng và gắn bó với nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam. Đặc biệt đọc trích đoạn "Bài học đường đời đầu tiên", hình ảnh Dế Mèn kiêu ngạo, ngông cuồng, đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt khiến em không ngừng suy nghĩ về hiện tượng bắt nạt trong cuộc sống.
Từ đầu truyện, Dế Mèn đã xưng tụng mình là "Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm". Chính bởi thế, Dế Mèn tự cho mình cái quyền được nạt dọa các con vật khác "tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ [...] Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên". Những hành động của nhân vật này đã biểu hiện một cách rõ nét về hiện tượng bắt nạt.
Vậy thế nào là bắt nạt? Liệu tất cả chúng ta đã hiểu đúng về bắt nạt chưa? Theo em, bắt nạt là việc một cá nhân cậy vào quyền thế, sức mạnh để dọa nạt, ăn hiếp ai đó. Để ám chỉ tệ nạn này, người xưa thường sử dụng câu nói "ma mới bắt nạt ma cũ".
Ngày nay, bắt nạt không còn là hiện tượng mới mẻ trong xã hội mà trở nên vô cùng phổ biến. Trong mọi tình huống, mọi môi trường sống, chúng ta dễ dàng bắt gặp vấn nạn tiêu cực ấy. Một số người thường cậy vào địa vị bản thân, thời gian gắn bó lâu năm để ăn hiếp người mới. Hoặc có cá nhân dùng lời lẽ khó nghe, hành vi bạo lực tấn công đối phương. Điều này đã để lại rất nhiều hậu quả. Người bị bắt nạt dễ bị tổn thương về thể chất, mang trong mình bóng ma tâm lí. Thậm chí, nạn nhân có thể mắc các bệnh như: trầm cảm, u uất,... Đây là điều mà không ai mong muốn xảy đến.
Bên cạnh những con người "cậy mạnh hiếp yếu", vẫn còn vô vàn người tốt bụng và thiện lương. Họ mang trong mình tấm lòng nhiệt huyết, sự sẻ chia, đồng cảm, sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh. Đồng thời, luôn thân thiện, hòa đồng, không có hành động kì thị hay xa lánh người yếu thế, kém may mắn.
Để xã hội trở nên tốt đẹp, văn minh, chúng ta cần loại bỏ tệ nạn bắt nạt ngay từ bây giờ. Mỗi người phải có suy nghĩ, nhận thức đúng đắn; tích cực trau dồi lối sống, tác phong chuẩn mực. Ngoài ra, hãy mạnh mẽ lên án, phê phán những cá nhân có hành vi bắt nạt, gây tổn hại đến tinh thần, thể chất của người khác.
"Dế Mèn phiêu lưu kí" không chỉ giúp em mở rộng hiểu biết về thế giới loài vật phong phú, đa dạng mà còn mang đến nhiều bài học bổ ích, ý nghĩa. Đó là việc sống yêu thương, đoàn kết, biết cho đi để nhận lại thay vì bắt nạt một ai đó. Từ đây, em luôn nhắc nhở bản thân phải sống đẹp, sống đúng như những thông điệp mà cuốn sách truyền tải.
8. Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc số 7
Thói ỷ lại qua tác phẩm Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể
"Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" là tác phẩm em vô cùng yêu thích. Hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã gửi gắm rất nhiều bài học ý nghĩa, thông điệp nhân văn qua cuốn sách này. Trong đó, có đề cập đến việc sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Đây là một thói quen, hiện tượng xấu, cần phải sớm thay đổi và từ bỏ.
Trong trích đoạn "Bài tập làm văn", nhân vật "tôi" luôn tin tưởng vào bố của mình "Bố thật sự là rất khá". Vì thế, cậu bé thường đợi bố tan làm rồi nhờ bố giúp bản thân làm bài tập. Chuyện chẳng có gì đáng nói cho đến khi ông hàng xóm ghé chơi và tranh luận cùng người bố về đề văn. Nhìn tình cảnh như vậy, "tôi" đã "hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình". Sau cùng, "tôi" đạt kết quả cao và được cô giáo khen "Bài viết rất cá tính, đề tài độc đáo". Từ câu chuyện này, em nhận ra vẫn còn vô vàn cá nhân thường xuyên trông chờ, ỷ lại vào người khác. Đây là một thói quen không tốt, gây ảnh hưởng tiêu cực tới con người.
Người có lối sống ỷ lại thường không chủ động giải quyết các vấn đề của bản thân mà luôn trông mong, chờ đợi người khác giúp đỡ hoặc làm giùm. Họ sống buông thả, không có trách nhiệm với mọi chuyện xung quanh.
Ngày nay, xã hội phát triển không ngừng, con người phải nỗ lực học hỏi để thích ứng với sự thay đổi của nhân loại. Nếu chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại thì chúng ta sẽ giống như những "kí sinh trùng" - sống bám vào sinh vật khác. Từ đó, biến chính mình trở thành kẻ đi lùi, bị động, không thể tự hoàn thành công việc dù là đơn giản nhất. Dần dần, bản thân không những không có sự phát triển mà còn bị xã hội đào thải. Ngoài ra, việc sống ỷ lại, dựa dẫm sẽ làm cuộc sống ngày một thụ động, trì trệ. Đồng thời, gây ảnh hưởng lớn tới mọi người xung quanh. Không ai có thể mãi ở bên cạnh để giải quyết khó khăn giúp chúng ta. Cách tốt nhất là hãy tự suy nghĩ, tự sáng tạo và tự mình làm cho đạt được kết quả tốt.
Từng giây từng phút, thế giới đã và đang có vô vàn đổi thay. Là một công dân trong thời đại 4.0, mỗi người cần rèn luyện, bồi dưỡng lối sống chủ động, tích cực, không nên ỷ lại vào bất kì ai. Giống như nhân vật "tôi" kia, cậu bé đã tự làm bài tập về nhà. Nhờ đó, "tôi" đạt được điểm số cao. Đây chính là kết quả phản ánh đúng thực lực của cậu bé. Mong rằng, mỗi cá nhân sẽ tận dụng hết khả năng bản thân để giải quyết, hoàn thành các vấn đề nan giải. Khi thực sự quá khó khăn thì mới nhờ đến sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
Từ những câu chuyện dung dị, đời thường, hai tác giả Rơ-nê Gô-xi-nhi và Giăng-giắc Xăng-pê đã thành công trong việc truyền tải bài học ý nghĩa, sâu sắc tới các độc giả nhí toàn thế giới. "Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể" sẽ mãi là cuốn sách được đặt ở vị trí nổi bật trên giá sách của em.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách Cô bé bán diêm
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (50+ mẫu)
- Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- Tả cảnh sum họp gia đình của em vào buổi tối
- Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6
- Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất
- Chia sẻ:Nextgen
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Minh NgọcThích · Phản hồi · 3 · 17/04/23
- Phạm Huyền TrangThích · Phản hồi · 1 · 17/04/23
- Vịt CuteThích · Phản hồi · 1 · 17/04/23
- Trần LanThích · Phản hồi · 0 · 17/04/23
- Bài 1
- Bài 2
- Trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
- Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật mèo - Kiều Phương? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ?
- Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
- Bài 6
- Bài 7: Thế giới cổ tích
- Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn
- Kể chuyện Thạch Sanh bằng lời văn của em ngắn nhất (6 mẫu)
- Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
- Tóm tắt Vua chích chòe
- Tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây khế
- Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám
- Bài 8
- Bài 9
- Bài 10
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 ngắn nhất (KNTT)
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em lớp 6 (18 mẫu)
Kể về một trải nghiệm của em ngắn gọn
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ Dế mèn đã rút ra được bài học gì?