12 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023-2024
TOP 12 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024, bao gồm 12 đề thi có kèm theo cả đáp án và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2.
Nội dung Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cuối học kì 2 Kết nối tri thức được biên soạn theo cấu trúc chương trình GDPT 2018, phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo và tải miễn phí file Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Kết nối tại đường link trong bài viết của HoaTieu.vn.
Số đề | Nội dung | Mức độ nhận biết | Cấu trúc | Tổng số câu |
1 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 5 câu Tập làm văn 1 câu | 6 câu |
2 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 4 câu Tập làm văn 2 câu | 6 câu |
3 | Đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 8 câu Tập làm văn 2 câu | 10 câu |
4 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 4 câu Tập làm văn 2 câu | 6 câu |
Đề 5+6 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 4 câu Tập làm văn 1 câu | 5 câu |
Đề 7+8 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 12 câu Tập làm văn 2 câu | 14 câu |
9 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 4 câu Tập làm văn 2 câu | 6 câu |
10 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 5 câu Tập làm văn 1 câu | 6 câu |
11 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 4 câu Tập làm văn 1 câu | 5 câu |
12 | Ma trận, đề thi, đáp án theo TT27 | 4 mức độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao | Đọc hiểu 7 câu Tập làm văn 1 câu | 8 câu |
TOP 12 Đề Văn 6 kì 2 Kết nối tri thức
I. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | |||
Mức độ | Mức độ cao |
| |||
I. Đọc- hiểu Ngữ liệu: Văn bản ngoài SGK | - Nhận biết được ngôi kể, phương thức biểu đạt - Giải nghĩa từ - Nhận diện được biện pháp tu từ | - Giải thích được hành động của nhân vật - Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ | - Liên hệ được việc làm của bản thân trong thực tế đời sống |
|
|
Số câu: 2,5 Số điểm: 2,5 25 % | Số câu: 1,5 Số điểm:1,5 15% | Số câu: 1 Số điểm:1,0 10% |
| Số câu: 5 Số điểm:5 đ Tỉ lệ 50 %: | |
II. Viết Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cô tích
|
|
|
| Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích |
|
|
|
| Số câu: 1 Số điểm: 5 đ 50% | Số câu:1 Số điểm: 5 đ Tỉ lệ 50%: | |
Tổng số câu
| Số câu: 2,5 Số điểm: 2,5 25 % | Số câu: 1,5 Số điểm:1,5 15% | Số câu: 1 Số điểm:1,0 10% | Số câu: 1 Số điểm: 5 50% | Số câu: 6 Số điểm:10 Tỉ lệ 100% |
2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS ...
|
KIỂM TRA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ Văn 6 Ngày kiểm tra:..... Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
PHẦN I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình ông già nói với cô bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến đến gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh…hai cánh…ba cánh…bốn cánh…năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao nhỉ? Chẳng lẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.”
(Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB Văn học)
Câu 1: (1,0 điểm) Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0,5 điểm) Theo em, vì sao cô bé lại tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh hoa nhỏ?
Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống bằng ấy năm.”
Câu 4: (0,5 điểm) Giải nghĩa từ “hiếu thảo”.
Câu 5: (1,0 điểm). Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Phần II. Viết (5,0 điểm)
Đóng vai một nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em đã học hoặc đã đọc?
3. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phần I (6.0 điểm) | ||
Phần I: Đọc - hiểu | Yêu cầu | Điểm |
Câu 1 1,0 điểm | - Ngôi kể thứ 3 - Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 2 (0,5 điểm) | - Cô bé tước mỗi cánh hoa lớn ra thành nhiều cánh nhỏ vì cô mong muốn người mẹ yêu quý của cô được sống lâu hơn. | 0,5 đ |
Câu 3 (2,0 điểm) | - Biện pháp tu từ: So sánh - Tác dụng: + Câu văn thêm sinh động, giàu sức gợi cảm + Gợi sự hình dung kì diệu: Có bao nhiêu cánh hoa cúc thì người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm + Gợi tình yêu mẹ bao la của cô bé với mong ước người mẹ của mình sống thật lâu. Từ đó, tác giả ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng | 0,5 đ 0,5đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 4 (0,5 điểm) | Nghĩa của từ “hiếu thảo”: có lòng kính yêu cha mẹ | 0,5 đ |
Câu 5 (1,0 điểm) | Bản thân em đã làm được những việc gì để tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ: * HS có thể kể ra những việc làm sau: - Giúp đỡ những việc vừa sức: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo… - Chăm sóc ông bà, cha mẹ khi ông bà, cha mẹ ốm đau. - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ. - Học tập chăm chỉ, rèn luyện đạo đức tốt để ông bà, cha mẹ vui lòng. * Trên đây chỉ là một số gợi ý. Nếu HS có ý nào khác, hay sáng tạo, phù hợp thì GV căn cứ vào đó để cho điểm | (mỗi ý đúng 0,25 điểm) |
| Phần II (5,0 điểm) | |
Phần II Viết | Yêu cầu | Điểm |
(5,0 điểm) | 1. Về hình thức: - Bài văn đủ 3 phần: mở - thân - kết - Các phần, các đoạn có sự liên kết - Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót về chính tả, dùng từ, diễn đạt. 2. Nội dung: HS có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể, cảm xúc khái quát của người kể. - Thân bài: + Ý 1: Kể về diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định ở ngôi thứ nhất. + Ý 2: Khi kể có tưởng tượng sáng tạo nhưng không thoắt ly cốt truyện, tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện. + Ý 3: Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn những chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. + Ý 4: Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật. - Kết bài: Nêu được ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện kể; cảm xúc của bản thân khi được đóng vai nhân vật; lời cảm ơn của bản thân em… 3. Thang điểm: - 5 điểm: đạt yêu cầu - 4 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung tương đối đầy đủ, còn một vài sai sót về dùng từ, diễn đạt. - 3 điểm: bố cục đủ 3 phần, nội dung chưa thật đầy đủ. - 1 – 2 điểm: nội dung còn sơ sài, bài viết chưa đủ 3 phần. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. | 1,0đ 4,0 đ |
II. Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Kết nối số 2
1. Ma trận Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Kết nối
Mức độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Cộng |
Phần I. Đọc hiểu Ngữ liệu: - Văn bản + Truyện đồng thoại + Truyện, thơ hiện đại Tiếng Việt: + Các biện pháp tu từ + Từ loại: danh từ, động từ, tính từ + Cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ | - Nhận diện ngôi kể trong đoạn trích, văn bản. - Xác định được các biện pháp tu từ, các từ loại, các cụm từ. | - Nêu được phẩm chất của nhân vật (con kiến) trong đoạn trích - Nêu được nội dung chính của đoạn trích | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 2 1 10% | 2 2 20% | 4 3 30% | ||
Phần II. Làm văn - Tạo lập đoạn văn -Tạo lập văn bản hoàn chỉnh: Văn tự sự.
| Viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng) | Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 1 2,0 20% | 1 5 50% | 2 7 70% | ||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 2 1 10% | 2 2 20% | 1 2 20% | 1 5 50% | 6 10 100% |
2. Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Kết nối
TRƯỜNG THCS .....
| KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:
- Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?
- Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!
Ðàn kiến con vội nói:
- Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!
Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.
(Truyện Đàn kiến con ngoan quá)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, em thấy đàn kiến con có phẩm chất gì đáng quý?
Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Qua câu chuyện trên, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng).
Câu 2 (5,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.
3. Đáp án Đề kiểm tra cuối kì 2 Văn 6 Kết nối
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. ĐỌC HIỂU | 1 | - Ngôi kể: Thứ ba | 0,5 |
2 | - Biện pháp tu từ : Nhân hóa. | 0,5 | |
3 | Phẩm chất đáng quý của đàn kiến: - Biết quan tâm, giúp đỡ người khác - Giàu tình yêu thương, tinh thần đoàn kết cao. | 1,0 | |
4 | Nội dung chính của đoạn trích: Bà kiến già bị ốm và được đàn kiến con đến hỏi thăm, giúp đỡ nên bà kiến cảm thấy được dễ chịu, khoan khoái. | 1,0 | |
* Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: Trả lời đúng hết các ý trên. + Mức chưa tối đa: Tùy từng trả lời của HS mà cho điểm phù hợp. + Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. | |||
II. LÀM VĂN
| 1 | a. Đảm bảo thể thức đoạn văn | 0,25 |
b. Xác định đúng nội dung | 0,25 | ||
c. Triển khai đoạn văn HS có thể trình bày theo các gợi ý sau: + Chia sẻ vật chất: ủng hộ lương thực, quần áo, sách vở... + Chia sẻ tinh thần: hỏi thăm, động viên, an ủi... | 1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc | 0,25 | ||
2
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề của đề bài: Kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề - HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm sẽ được kể. * Thân bài - Kể diễn biến của trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian…) - Câu chuyên xảy ra ở đâu? Khi nào? Những nhân vật liên quan? - Những sự việc đã xảy ra? - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc và ý nghĩa của người viết khi kể lại câu chuyện? * Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của trải nghiệm và mong muốn của bản thân. | 0,25 3,0 0,25 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc. | 0,5 | ||
Tổng số điểm toàn bài | 10,0 |
*Lưu ý:
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Phần Làm văn: nội dung phần thân bài tùy bài làm của học sinh mà có cách chấm điểm phù hợp.
III. Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cuối Học kì 2 Kết nối tri thức số 3
1. Đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cuối Học kì 2 Kết nối tri thức
Trường THCS | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023- 2024 |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua...
(Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Ký.
B.Truyện.
C. Nghị luận.
D. Thông tin.
Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán:
A. Đường sá.
B. Thay đổi.
C. Thống trị.
D. Đất đai.
Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào?
A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài.
B. Những họat động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài.
C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài.
D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại.
Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào?
A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao.
B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra.
C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.
D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người.
Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ?
A. Đường sá và hầm mỏ.
B. Những con vật.
C. Số lượng nhiều nhất.
D. Tuyệt chủng tự nhiên.
Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn).
A. Đa cấp.
B. Trung cấp.
C.Thứ cấp.
D. Cao cấp.
Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Trái đất.
D. Con vật.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì?
“Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất”
A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.
Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra.
Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn Tả lại các hoạt động hưởng ứng Ngày hội đọc sách ở trường em.
2. Đáp án đề thi Ngữ Văn lớp 6 Cuối Học kì 2 Kết nối tri thức
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | D | 0.5 | |
2 | C | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | B | 0.5 | |
7 | C | 0.5 | |
8 | B | 0.5 | |
9 | Kể 2 đến 3 hiểm họa từ thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác: + Hiện tượng mưa lũ ở miền Trung kéo dài bất thường năm 2021. + Hiện tượng siêu bão hàng năm. + Hiện tượng nắng hạn kéo dài và nắng nóng bất thường. Lưu ý : Học sinh nêu được 2-3 hiện tượng, GK cho 1.0 điểm, được 1 hiện tượng cho 0.5 điểm. | 1.0 | |
10 | Những việc làm nhỏ nào mà lại có ý nghĩa lớn góp phần bảo vệ môi trường: - Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô. - Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa,... - Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà. - Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học,... - Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. - Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình. Lưu ý : Học sinh nêu được 3-4 việc làm, GK cho 1.0 điểm, được 1-2 việc làm cho 0.5 điểm | 1.0 | |
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo bố cục bài văn tự sự gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. | 0.25 | ||
b Xác định đúng yêu cầu của đề: Tả lại các hoạt động của Ngày hội đọc sách ở trường em. | 0.25 | ||
c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: - Mở bài: Giới thiệu chung về Ngày hội đọc sách (Diễn ra ở đâu, khi nào?...) - Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của Ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh. + Diễn biến: Miêu tả chi tiết hoạt động (Văn nghệ chào mừng, Nghi lễ chào cờ, Khai mạc, Các hoạt động thuyết trình, trưng bày sách,…) chú ý các hoạt động nổi bật; hoạt động của ban giám khảo và thái độ, tình cảm của học sinh… + Kết thúc Ngày hội. - Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về Ngày hội đọc sách. | 3.0 | ||
d. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. | 0.25 | ||
e. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp, hấp dẫn | 0.25 | ||
Lưu ý: - Giáo viên cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, không dập khuôn máy móc. Cần trân trọng những sáng tạo của học sinh. | |||
Tổng điểm | 10.0 |
IV. Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 số 4
1. Đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức
PHÒNG GD&ĐT TP......... TRƯỜNG THCS ..... | KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định ngôi kể của v ăn bản trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
Câu 4 (1,0 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ: "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta" không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Qua nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng) để nói về tính tự lập của bản thân trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày.
Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em.
-------------------Hết----------------------
2. Đáp án đề thi Cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I. ĐỌC HIỂU | 1 | - Ngôi kể: Thứ ba | 0,5 |
2 | - Biện pháp tu từ : Nhân hóa. | 0,5 | |
3 | - Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. | 1,0 | |
4 | - HS có thể lựa chọn theo ý kiến cá nhân. * Gợi ý: + Đồng ý. Vì: Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, nghĩa là chúng ta phải sống tự lập, biết vươn lên để trưởng thành hơn trong cuộc sống. + Đồng ý một phần hoặc không đồng ý. Vì: Phải tự lập là chính ngoài ra cũng cần sự trợ giúp của gia đình và người thân. | 1,0 | |
* Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: Trả lời đúng hết các ý trên. + Mức chưa tối đa: Tùy từng trả lời của HS mà cho điểm phù hợp. + Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời. | |||
II. LÀM VĂN | 1
| Viết đoạn văn ngắn (từ 5-7 dòng) để nói về tính tự lập của bản thân trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. | 2,0 |
a. Đảm bảo thể thức đoạn văn | 0,25 | ||
b. Xác định đúng nội dung | 0,25 | ||
c. Triển khai đoạn văn HS có thể trình bày theo các gợi ý sau: - Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống. - Biểu hiện của tự lập: + Trong học tập: Tự mình đi học, làm bài kiểm tra không quay cóp, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, …. + Trong sinh hoạt: Tự sắp xếp đồ đạc, tự vệ sinh cá nhân….. - Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,… cần phê phán. - Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân,… | 1,0 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. | 0,25 | ||
| e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc | 0,25 | |
2
| Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | ||
b.Xác định đúng vấn đề của đề bài: - Kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. | 0,5 | ||
c.Triển khai vấn đề - HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm sẽ được kể. * Thân bài - Kể diễn biến của trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian…) - Câu chuyên xảy ra ở đâu? Khi nào? Những nhân vật liên quan? - Những sự việc đã xảy ra? - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc và ý nghĩa của người viết khi kể lại câu chuyện? * Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của trải nghiệm và mong muốn của bản thân | 0,25 3,0 0,25 | ||
| d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. | 0,25 | |
e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc | 0,5 | ||
Tổng số điểm toàn bài | 10,0 |
*Lưu ý:
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giáo viên cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Phần Làm văn: nội dung phần thân bài tùy bài làm của học sinh mà có cách chấm điểm phù hợp.
...............
Tải miễn phí Đề thi Ngữ Văn lớp 6 cuối học kì 2 Kết nối tri thức về máy để xem tiếp nội dung
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nam Nguyễn
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
-
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Top 12 Tóm tắt Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn, dễ hiểu lớp 6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe siêu hay
-
Tóm tắt Chị sẽ gọi em bằng tên ngắn nhất, đầy đủ
-
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
-
Top 25 mẫu Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt siêu hay
-
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em lớp 6 (18 mẫu)
Viết đoạn văn 5-7 câu miêu tả về hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp lớp 6 chân thực, sinh động
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 ngắn nhất (KNTT)
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau Đời cha ông với đời tôi
Top 6 mẫu Tóm tắt văn bản Cây tre Việt Nam