10 Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024, bao gồm 10 đề thi có kèm đáp án chi tiết để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề được thiết kế bám sát chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, bộ sách Kết nối tri thức, do đó phù hợp để các em học sinh làm đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức. Mời các em tải file Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6 2024 tại bài viết.
Lưu ý: Còn rất nhiều Bộ Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức có đáp án. Tuy nhiên do hạn chế về dung lượng, HoaTieu.vn chỉ trình bày 6 bộ đề trong bài viết này. Bạn đọc tải file về máy để xem bản đầy đủ nhé!
Đề thi giữa kì II Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức
- 1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn
- 2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
- 3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức số 2
- 4. Đề thi Ngữ Văn lớp 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức số 3
- 5. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 4
- 6. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 Kết nối số 5
- 7. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 6
1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn
Mức độ/Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1. Văn học Văn bản: Thánh Gióng | Nhận biết về tên tác phẩm,thể loại, phướng thức biểu đạt chính | Hiểu nội dung đoạn trích | Ý nghĩa về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng. | ||
Số câu Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 3 Số điểm: 1,5 15% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 5% | Số câu: 1 Số điểm: 1 10% | Số câu: 0 Số điểm: 0 | Số câu: 5 Số điểm: 3 tỉ lệ% : 30% |
2. Tiếng Việt Từ mượn Nghĩa của từ | - Xác định từ mượn | Giải thích nghĩa của từ |
| ||
Số câu Số điểm Số điểm tỉ lệ% | Số câu: 3 Số điểm: 1,5 15% | Số câu: 1 Số điểm: 0,5 5% |
|
| Số câu: 4 Số điểm: 2 tỉ lệ%: 20% |
3. Tập làm văn. - Ngôi kể trong văn kể chuyện - Phương pháp kể chuyện | Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh |
| |||
Số câu Số điểm Số điểm tỉ lệ% |
|
|
| Số câu: 1 Số điểm: 5,0 50% | Số câu: 1 Số điểm: 5 tỉ lệ% : 50% |
- Tổng số câu: - Tổng số điểm: - Tỉ lệ% | Số câu: 6 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 30% | Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10% | Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ 10% | Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% | Số câu: 10 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 100% |
2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
TRƯỜNG THCS …. | ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày thi: ............ (Đề gồm 01 trang) |
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
A. Sơn Tinh, Thủy Tinh
B. Thánh Gióng
C. Cây Khế
D. Thạch Sanh
Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?
A. Cổ tích
B. Tục ngữ
C. Truyền thuyết
D. Ca dao
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Miêu tả kết hợp biểu cảm
Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Tục truyền
B. Vợ chồng
C. Mặt mũi
D. Làm ăn
Câu 6. Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai” ?
A. Từ mượn Anh - Mỹ
B. Từ mượn Hán Việt
C. Từ mượn Pháp
D. Từ mượn Nga
Câu 7: Nội dung của đoạn trích trên là gì?
A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.
B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.
C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân
D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.
Câu 8: Giải thích nghĩa của từ “ tục truyền”.
A. Truyền đạt ý kiến nào đó.
B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.
C. Chỉ người có quyền hành
D. Theo dân gian truyền lại.
PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm)
Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
Câu 2. (5,0 điểm)
Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh
2.1. Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | A | D | A | B | D | D |
II. Phần tập làm văn (6 điểm)
Câu 1 (1 điểm) | Ý nghĩa: + Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công. + Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước. + Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân + Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Câu 2 ( 5 điểm) | - Bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức, ngôi kể phù hợp, trình bày sạch đẹp - Mở bài: Đóng vai nhân vật để kể lại sơ lược về mình và câu chuyện định kể. - Thân bài: + Xuất thân của nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính . ·Cuộc gặp gỡ giữa Lý Thông và Thạch Sanh, hai người kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh giết trăn tinh bị Lý Thông cướp công. Thạch Sanh cứu công chúa bị Lý Thông cướp công. Thạch Sanh Cứu con vua thủy tề. Thạch Sanh bị vu oan và phải ngồi tù Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nghe hiểu tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Mẹ con Lý Thông phải trả giá bằng cái chết. Thạch Sanh dẹp loạn quân 18 nước. Thạch Sanh lên ngôi vua, sống vui vẻ hạnh phúc bên công chúa. + Khi kể có sử dụng yếu tố tưởng tưởng. - Kết bài: + Kết thúc câu chuyện + Rút ra bài học từ câu chuyện | 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 |
3. Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức số 2
Câu 1: (2.0 điểm)
a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy?
b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Cụm động từ là gì?
b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:
- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà
(Em bé thông minh)
- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
Câu 3: (6.0 điểm)
Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.
3.1. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức số 2
Câu 1:
a.
- Thể loại: Truyền thuyết
- Đặc điểm:
+ Là loại truyện dân gian
+ Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử
+ Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo
+ Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử
b.
- Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần.
- Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân.
- Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi sông và trong lòng nhân dân.
Câu 2:
a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
b. Cụm động từ trong câu
+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
+ yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Câu 3: Tham khảo chi tiết tại:
4. Đề thi Ngữ Văn lớp 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức số 3
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
(Trích Thánh Gióng – SGK Kết nối tri thức – Ngữ văn/Tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì?
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”.
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
D. Cả A, B, C
II. Tự luận
Viết một bài văn bàn về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
4.1. Đáp án đề thi Ngữ Văn lớp 6 giữa kì 2 Kết nối tri thức số 3
I. Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | B | D |
II. Tự luận
Tham khảo chi tiết tại bài viết: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
5. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 4
PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
- Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi )
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.
PHẦN II: Viết (5,0 điểm)
Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.
- Hết-
5.1. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 4
Phần I. Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (4,0 điểm) | ||
Câu 1 (1,0 điểm) | - Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích - 3 tác phẩm cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây khế, Sọ Dừa... | 0,5đ 0,5đ |
Câu 2 (0,5 điểm) | Phương thức biểu đạt chính: Tự sự | 0,5đ |
Câu 3 (0,5 điểm) | Từ "đủng đỉnh" nghĩa là thong thả, chậm rãi trong từng cử chỉ, từng động tác, tỏ ra không khẩn trương hoặc không vội vã | 0,5đ |
Câu 4 (1,0 điểm) | Thành ngữ trong đoạn trích: “ mò cua bắt ốc ” : chỉ cuộc sống vất vả của Tấm ; “ ba chân bốn cẳng ” gợi hành động đi rất vội, rất nhanh của Cám sau khi đã lừa dối và lấy hết giỏ tép của Tấm . | 0,5đ 0,5đ |
Câu 5 (2,0 điểm) | Mở đoạn (câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Tấm chăm chỉ, siêng năng qua văn bản) để dẫn vào vấn đề (đức tính chăm chỉ) và nhận định đức tính chăm chỉ có nhiều tác dụng. Thân đoạn (khoảng 5 câu): -“Đức tính chăm chỉ” là cần cù, siêng năng học tập, lao động, không bê trễ trong công việc, luôn hoàn thành công việc. - T ác dụng của đức tính chăm chỉ : - Phê phán: Kẻ lười biếng, dựa dẫm, có khi trở thành gian dối, trộm cắp…không thể thành công. Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học | 0.5 đ 1.0đ 0.5đ |
Phần II. Viết (5,0 điểm) | ||
Mở bài | Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích nào Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. | 0,5đ |
Thân bài | - Trình bày xuất thân của nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3... - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). | 3,0 đ |
Kết bài | Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra | 0,5đ |
Cách thức trình bày (1,0 điểm) | ||
- Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc - Bài làm nổi bật được cốt truyện, có sự sáng tạo phù hợp. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết. - Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo | 1,0 đ |
6. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 Kết nối số 5
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
“Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, đất cùng Tiên vương”.
( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi )
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Kể thêm 3 văn bản cùng thể loại với văn bản trên mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn.
Câu 3 (0,5 điểm). Giải nghĩa từ “ngẫm nghĩ” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Tìm chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn trích? Ý nghĩa của chi tiết đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của sự sáng tạo.
PHẦN II: Viết (5,0 điểm)
Đóng vai nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.
- Hết -
6.1. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 6 Kết nối số 5
Phần I. Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt (5,0 điểm) | ||
Câu 1 (1,0 điểm) . | - Đoạn trích trên được trích trong văn bản Bánh Chưng, bánh Giầy thuộc thể loại truyện truyền thuyết - 3 tác phẩm cùng thể loại: Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm... | 0,5đ 0,5đ |
Câu 2 (0,5 điểm) | Phương thức biểu đạt chính: Tự sự | 0,5đ |
Câu 3 (0,5 điểm) | Từ "ngẫm nghĩ" nghĩa là suy nghĩ rất kĩ rồi mới nói ra | 0,5 đ |
Câu 4 (1,0 điểm) | Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong đoạn trích: Lang Liêu bỗng nằm mơ thấy thần về chỉ bảo cho mình về cách làm bánh Ý nghĩa: + Đề cao người lao động – người lao động là Lang Liêu, thành quả lao động (hạt gạo). + Đề cao nghề nông. + Trân trọng sản phẩm do chính cọn người làm ra. + Đề cao sự cần cù, chịu khó, chăm chỉ và sáng tạo của con người. | 0,5đ 0,5đ |
Câu 5 (2,0 điểm) | Mở đoạn (1 câu chủ đề): Nêu ý có liên quan (nhân vật Lang Liêu đã có sự sáng tạo khi tự làm ra bánh Chưng, bánh Giầy khi được thần mách bảo) để dẫn vào vấn đề (sự sáng tạo) và vai trò của sự sáng tạo trong cuộc sống Thân đoạn (khoảng 5 câu): - Sáng tạo: là phát minh ra những điều, những thứ mới lạ - Biểu hiện của sự sáng tạo: Luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, phát minh ra những cái mới, cái hay nhằm mục đích để cuộc sống thuận tiện, dễ dàng hơn. - Vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống: + Sự sáng tạo giúp cho con người chăm chỉ hơn, phát triển bản thân mình nhiều hơn, khai thác được nhiều tiềm năng hơn. + Sự sáng tạo khiến cho cuộc sống của con người trở nên tiện ích hơn, không chỉ giải quyết được những nhu cầu cần thiết mà còn khiến cho cuộc sống thêm thú vị hơn. - Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tư duy, lối sống lạc hậu không chịu tiếp thu, sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. - Kết đoạn (2 câu): Ý nghĩa, bài học Khái quát lại ý nghĩa, tầm quan trọng của sáng tạo trong cuộc sống; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân mình. | 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ |
Phần II. Viết (5,0 điểm) | ||
Mở bài | Giới thiệu nhân vật em định đóng vai, trong truyện cổ tích nào Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc. | 0,5 đ |
Thân bài | - Trình bày xuất thân của nhân vật. - Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện - Diễn biến chính: + Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3... - Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí. (Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí). | 3,0 đ |
Kết bài | Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra | 0,5đ |
Cách thức trình bày (1,0 điểm) | ||
- Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câ , diễn đạt. - Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc - Bài làm nổi bật được cốt truyện. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết. - Lưu ý: Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo | 1,0 đ |
7. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 6
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau:
“Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.
Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :
- Làm sao con khóc ?
Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
- Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói : - Chỉ còn một con cá bống.
- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !
Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy.
(Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích từ câu chuyện nào?
A. SơnTinh, Thuỷ Tinh
B. Tấm Cám
C. Thánh Gióng
D. Cây Khế
Câu 2. Văn bản chứa đoạn trích trên mang đặc điểm của thể loại nào?
A.Truyện cổ tích.
B. Cổ tích
C. Truyện truyền thuyết.
D. Truyện ngắn
Câu 3.Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A..Ngôi thứ nhất
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Cả ngôi thứ nhất với ngôi thứ 3
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
D.Tự sự
Câu 5. Thành ngữ “ba chân bốn cẳng” trong câu: “Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước” có nghĩa là gì?
A. Đi thong thả, chậm rãi
B. Đi hết sức vội, hết sức nhanh
C. Đi từ từ nhịp nhàng
D. Chạy với tốc độ thật nhanh
Câu 6. Nếu chọn một trong các nhân vật sau để kể lại đoạn trích trên, em sẽ chọn nhân vật nào?
A. Bụt
B. Dì ghẻ
C. Cám
D.Tấm
Câu 7.Trong đoạn trích trên em cảm nhận Cám là người như thế nào ?
A. Lười nhác, ích kỉ
B. Hiền lành, chăm chỉ.
C. Ngay thẳng, thật thà.
D. Gan dạ, dũng cảm.
Câu 8. Vì sao mà Tấm khóc?
A. Vì sợ bị dì ghẻ đánh
B. Vì không bắt được tôm tép
C. Vì bị Cám trút hết giỏ tép
D. Vì không được Bụt giúp đỡ
Câu 9. Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên?
Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh.
7.1. Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức số 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | HS nêu được các ý sau +.Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm. -Ý nghĩa:Tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện - Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu. Thể hiện ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội , ở hiền thì gặp lành. | 1,0 | |
10 | HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cần nêu được nội dung sau: - Bài học về sự giúp đỡ, tương trợ kịp thời khi gặp khó khăn… - Bài học về sự chăm chỉ, thật thà - Bài học về tình yêu thương trong gia đình ….. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện cổ tích đã đọc ngoài chương trình sách giáo khoa ngữ văn 6. | 0,25 | |
| c. Một truyện cổ tích đã đọc HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:HS triển khai đảm bảo các nội dung sau: * Mở bài: - Đóng vai nhân vật để kể lại sơ lược về mình và câu chuyện định kể. * Thân bài: + Xuất thân của nhân vật. + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện. + Diễn biến chính . - Cuộc gặp gỡ giữa Lý Thông và Thạch Sanh, hai người kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh giết trăn tinh bị Lý Thông cướp công. Thạch Sanh cứu công chúa bị Lý Thông cướp công. Thạch Sanh Cứu con vua thủy tề. Thạch Sanh bị vu oan và phải ngồi tù Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nghe hiểu tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Mẹ con Lý Thông phải trả giá bằng cái chết. Thạch Sanh dẹp loạn quân 18 nước. Thạch Sanh lên ngôi vua, sống vui vẻ hạnh phúc bên công chúa. + Khi kể có sử dụng yếu tố tưởng tưởng. * Kết bài: + Kết thúc câu chuyện + Rút ra bài học từ câu chuyện | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời thuyết minh sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa... (3 mẫu)
-
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe siêu hay
-
(Siêu hay) Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhất 2024
-
Viết đoạn văn miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé
-
Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc suy ngẫm của em về một cảnh đẹp
-
Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc suy nghĩ gì?
-
TOP 15 Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt vào ngày Tết lớp 6 ngắn nhất
-
Kể lại trải nghiệm ngày đầu tiên đi học (15 mẫu)
-
Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
TOP 4 Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân siêu hay
Em thích nhất đặc điểm gì của nhân vật mèo - Kiều Phương? Vì sao?
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây khế lớp 6
Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình Lớp 6 (8 mẫu)
Trong truyện ngắn bức tranh của em gái tôi người kể chuyện là ai? Xuất hiện ở ngôi thứ mấy?