5 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024

Tải về

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024 bao gồm Top 5 đề thi có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, chuẩn bị cho các bài kiểm tra giữa HK2 đạt điểm cao. Với File Word 5 Bộ đề thi Sử Địa lớp 6 Giữa học kì 2 Cánh Diều có đáp án dễ dàng tải về và chỉnh sửa sẽ là nguồn tài liệu hữu ích để thầy cô giáo tham khảo khi xây dựng đề kiểm tra cho học sinh của mình. Sau đây là nội dung chi tiết Đề kiểm tra giữa kì 2 môn LS - ĐL 6 Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều số 1

Ma trận Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều số 1

Chủ đề

Mức độ

Biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

CHƯƠNG V: NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

5 câu

1 câu

CHƯƠNG VI: THỜI BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC

Ý 1

câu 1

2 câu

Ý 2 câu 1

1 câu

1 câu

Số câu, số điểm

7 c 1,75đ

0,5đ

2 c- 0,5đ

1 c-0,25đ

Tổng điểm Lịch sử

1,75đ

0,25đ

CHƯƠNG IV:KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Ý 1 câu 2

2 câu

Ý 2 câu 2

1 câu

1 câu

CHƯƠNG V: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

5 câu

1 câu

Số câu, số điểm

7c- 1,75đ

0,5đ

2 câu-0,5đ

1 c- 0,25đ

Tổng điểm Địa lí

1,75đ

0,25đ

Tổng điểm LS & ĐL

4 điểm

3,5 điểm

2 điểm

0,5 điểm

Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Việt Nam. D. Đại Cồ Việt

Câu 2. Đâu không phải là phong tục, tập quán của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang?

A. Nhuộm răng đen. B. Ăn trầu

C. Búi tóc D. Đeo hoa tai bằng đá, đồng.

Câu 3. Người Lạc Việt và người Âu việt hợp nhất thành một nước có tên gọi là gì?

A. Văn Lang B. Lạc Việt C. Âu Việt D. Âu Lạc

Câu 4. Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia Âu Lạc thành mấy quận.

A. 3 quận B. 4 Quận C. 5 quận D. 6 quận

Câu 5. Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán ở lẫn với dân ta:

A. Chiếm đất của dân ta B. Đồng hoá dân tộc ta

C. Vơ vét bóc lột D. Bắt dân ta hầu hạ phục dịch cho người Hán

Câu 6. An Dương Vương đóng đô ở đâu?

A. Phong Châu (Phú Thọ) B. Hoa Lư (Ninh Bình)

C. Cổ Loa ( Hà Nội) D. Thăng Long (HN)

Câu 7. Dưới thời Đường nước ta có tên gọi là gì?

A. Châu Giao B. An Nam đô hộ Phủ C. Giao châu D. Giao chỉ

Câu 8. Câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,chém cá kình ở biển khơi.............đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người !" là câu nói của ?

A. Bà Trưng Trắc B. Bà Triệu C. Bà Trưng Nhị D. Bà Lê Chân

Câu 9. Thức ăn chính hàng ngày của cư dân Văn Lang là:

A. Cơm nếp, rau quả, thịt, cá. B. Cơm nếp, cơm tẻ, rau khoai, giá đỗ.

C. Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. D. Cơm tẻ, ngô, khoai, giá đỗ

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là tiền đề dẫn đến sự ra đời của Nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

A. Chuyển biến kinh tế dẫn đến sự phân biệt xã hội.

B. Đoàn kết trị thủy, làm thủy lợi phục vụ nông nghiệp.

C. Yêu cầu liên kết, tập hợp lực lượng để chống ngoại xâm.

D. Yêu cầu liên kết, tập hợp lực lượng để chống quân xâm lược Hán.

Câu 11. Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là:

A. Gió mùa đông Bắc. B. Gió mùa đông Nam.

C. Gió Tây ôn đới. D. Gió Tín Phong.

Câu 12. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?

A. Cận nhiệt. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới.

Cầu 13. Vào mùa Đông có gió lạnh,khô thổi vào miền Bắc nước ta là loại gió nào

dưới đây?

A.Gió Tây Nam. B.Gió Đông. C. Gió Nam. D. Gió Đông Bắc.

Câu 14. Giả sử có một ngày ở tỉnh Bắc Giang, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ

được 230C, lúc 13 giờ được 290C và lúc 21 giờ được 260C. Vậy nhiệt độ trung bình

của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 240C. B . 250C. C. 260C. D.270C.

Câu 15. Hệ thống sông gồm có:

A. Sông chính và sông phụ. B. Chi lưu và sông chính.

C. Sông chính, phụ lưu và chi lưu. D. Phụ lưu và sông chính.

Câu 16. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây

A. Dòng biển. B. Sóng ngầm. C. Sóng biển. D. Thủy triều.

Câu 17. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?

A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.

B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.

C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.

Câu 18. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. Động đất. B. Bão. C. Dòng biển. D. Gió thổi.

Câu 19. Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

A. Hồ Gươm. B. Hồ Tơ Nưng. C. Hồ Tây. D. Hồ Trị An.

Câu 20. Hồ nước mặn thường có ở những nơi như thế nào?

A. Gần biển, có nước ngầm, độ mặn rất lớn. B. Khí hậu nóng, mưa nhiều, bốc hơi lớn.

C. Sinh vật phát triển, nhiều mưa, nhiều cát. D. Khí hậu khô hạn, ít mưa, độ bốc hơi lớn.

PHẦN II: TỰ LUẬN: ( 5 điểm )

Câu 1 (2,5đ): a. Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

b. Tại sao nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi?

Câu 2 ( 2,5 đ):a. Trình bày đặc điểm của 2 đới khí hậu: nhiệt đới và ôn đới.

b. Hãy cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều số 1

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) mỗi câu TL đúng được 0,25đ

M01

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

D

D

A

B

C

B

B

C

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

B

D

C

C

D

C

C

D

D

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1

Yêu cầu cần đạt

2,5đ

a.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

+ Nguyên nhân:

- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán. Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại.

+ Diễn biến và kết quả:

- Mùa xuân năm 40 (Tháng 3 dương lịch) hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa & Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

+ Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, không sợ hy sinh của cả dân tộc chống lại ngoại xâm trong đó có người phụ nữ Việt Nam.

0,5

0,25

0,25

0,5

0,5

b

Nhân dân ta thương tiếc, kính trọng, ghi nhớ công ơn Hai Bà Trưng và những người đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Ngoài ra khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

0,5

Câu 2

2,5

a

Đặc điểm của đới Nhiệt đới và ôn đới:

* Nhiệt đới:

- Giới hạn: Từ Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.

-Lượng mưa: từ 1000mm đến 2000mm.

-Gió thổi thường xuyên: Tín Phong.

- Lượng nhiệt trong năm: tương đối lớn.

2,0

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

*Ôn đới:

- Giới hạn: Từ Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.

-Lượng mưa: từ 500mm đến 1000mm.

-Gió thổi thường xuyên: Tây Ôn Đới.

- Lượng nhiệt trong năm: Trung bình.

1,0

0,25

0,25

0,25

0,25

b

Hãy cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào?

- Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và thường xuyên thay đổi.

- Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định.

0,5

0,25

0,25

2. Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 6 giữa học kì 2 Cánh Diều số 2

3. Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Cánh Diều số 3

Tải file word Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều về máy để xem bản đầy đủ

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 598
5 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm