Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào?

Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào? Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông? Đây là câu hỏi trong chương trình Ngữ văn 6 của các em học sinh cấp hai. Để hiểu rõ ý nghĩa của câu ca dao Cửu tự cù lao, mời các em tham khảo nội dung giải nghĩa chi tiết sau đây.

1. Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào?

Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào?
Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào?

Cù lao đến chín chữ hay còn gọi là Cửu tự cù lao.

Trong Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh (NXB Duy Tân năm 1949) chú giải:

- Cù nghĩa là nhọc nhằn siêng năng/ Cù lao - siêng năng khó nhọc”.

- Lao nghĩa là: “Nhọc lòng, nhọc sức - Khó nhọc - Công khó nhọc”.

Cù lao chín chữ là câu ca dao nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. 

- Và một từ “cù lao” khác là danh từ được hiểu theo nghĩa là phần đất hoặc là núi nổi lên giữa biển.

2. Chín chữ Cửu tự Cù Lao là những chữ nào?

Trong Tầm nguyên tự điển giải thích chín chữ đó gồm: sinh (đẻ), cúc (nâng, đỡ), phủ (vuốt ve), xúc (cho bú), trưởng (làm cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (đoái tưởng đến), phục (săn sóc, dạy bảo), phúc (bảo vệ). Ngoài ra có một vài tự điển khác có cách giải thích khác đi một ít, ví dụ phục (quấn quýt), xúc (nuôi cho lớn)… Nhưng nhìn chung các sách đều cùng một cách giải thích chín chữ cù lao có nghĩa công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Chín chữ cù lao gồm:

1. Sinh: Cha mẹ đẻ ra.

2. Cúc: Nâng đỡ con.

3. Phủ: Vỗ về vuốt ve.

4. Súc: Cho ăn bú mớm.

5. Trưởng: Nuôi dưỡng thể xác cho con.

6. Dục: Giáo dưỡng con về tinh thần.

7. Cố: Trông (xem, nhìn, ngắm).

8. Phục: Quấn quýt, săn sóc không rời tay.

9. Phúc: Ẵm bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị người khác ăn hiếp.

2. Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông?

Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên.

  • Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao
  • Ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.

Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ.

Qua giải đáp chi tiết trên, chắc hẳn mỗi em học sinh đều đã có cho mình những giải nghĩa riêng về câu ca dao Cù lao chín chữ và công lao của cha mẹ. Với những giá trị thiêng liêng cao đẹp đó, những câu ca dao về cha mẹ chính là những lời dạy được ông cha đúc kết theo năm tháng. Chúng mang giá trị to lớn trong giáo dục nhân cách và lòng hiếu thảo. Càng đọc, càng ngẫm, chúng ta lại càng thấm thía, nhận ra sự thiếu sót của bản thân và thấu hơn về công ơn to lớn của đấng sinh thành. Những câu ca dao ấy còn góp phần hình thành nên những giá trị đạo đức, truyền thống, đặc biệt là đạo đức, truyền thống về gia đình của người Việt Nam ta.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
15 3.142
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm