Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca daoCâu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều. Sau đây là gợi ý trả lời cho bài tập về phép tu từ so sánh: Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ, Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn, Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?... Mời các em cùng tham khảo.

Đề bài: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao (Câu 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều).

Giải câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều
Giải câu hỏi 2 trang 43 Ngữ văn 6 tập 1 Cánh Diều

1. Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao

Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao số 1 xin vui lòng dẫn nguồn. 

Câu ca dao:

Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy

Phép so sánh:

  • Yêu nhau - tay chân (tình anh em - tay chân)

- Tác dụng: Phép so sánh những hình ảnh gần gũi, dễ hiểu khiến cho người đọc dễ hình dung được ý nghĩa của câu ca dao muốn nhấn mạnh về tình cảm anh em trong gia đình rất thiêng liêng, quý báu. Tình cảm ấy gắn bó mật thiết với nhau như thể tay chân - đều là bộ phận gắn liền với cơ thể con người, đều cần thiết và quan trọng, nếu tách rời thì sẽ rất đau đớn, khó khăn.

2. Câu ca dao Công cha như núi thái sơn sử dụng phép tu từ nào tác dụng của phép tu từ đó?

Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?

Đề bài: Nêu tác dụng của phép so sánh: Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Phép so sánh:

  • Công cha – núi Thái Sơn
  • Nghĩa mẹ – nước trong nguồn

- Tác dụng: Phép so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu ca dao, khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng hình dung hơn, nhấn mạnh sự hy sinh lớn lao của cha mẹ dành cho con cái, một tình yêu thương bao la vô bờ bến mà không gì có thể đo đếm được.

3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao Công cha như núi ngất trời

Em hiểu gì về hình ảnh núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông?

 Lưu ý: Nội dung dưới đây được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn , không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao số 1 xin vui lòng dẫn nguồn. 

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Phép so sánh:

  • Công cha - núi ngất trời
  • Nghĩa mẹ - nước ngoài biển Đông

- Tác dụng: Phép so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho câu ca dao, khiến cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu được ý nghĩa của câu ca dao này là: nhấn mạnh công lao trời bể của cha mẹ dành cho con cái, đó là ơn nghĩa to lớn không thể đong đếm. Từ đó nhắc nhở con cái phải biết ơn cha mẹ, ghi lòng, tạc dạ về công lao đó.

4. Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?

Thành ngữ này thường dùng để chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. Cù là siêng năng, lao là khó nhọc.

Chín chữ cù lao gồm:

1. Sinh: Cha mẹ đẻ ra.

2. Cúc: Nâng đỡ con.

3. Phủ: Vỗ về vuốt ve.

4. Súc: Cho ăn bú mớm.

5. Trưởng: Nuôi dưỡng thể xác cho con.

6. Dục: Giáo dưỡng con về tinh thần.

7. Cố: Trông (xem, nhìn, ngắm).

8. Phục: Quấn quýt, săn sóc không rời tay.

9. Phúc: Ẵm bồng, gìn giữ, lo cho con đầy đủ, sợ con bị người khác ăn hiếp.

Tham khảo thêm:

5. Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?

“Cây” và “Cội”: Cây cối là một sự vật gắn liền với đời sống nông nghiệp của nông dân. Hơn nữa, dòng đời sinh trưởng của một cái cây như được lấy làm sự tương đồng với con người. “Cội” có thể xem như là gốc của một cái cây, cũng chính là khởi nguồn cho mọi sự phát triển của cây. “Cây” có thể cao lớn thông qua vạn sự biến đổi, nhưng “cội” vẫn là giá trị cốt lõi.

“Nước” và “Nguồn”: Nước luôn tượng trưng cho sự sống mạnh mẽ, còn “nguồn” ý chỉ điểm khởi đầu của nước. Nước có thể lưu chuyển mà chảy khắp năm châu bốn bể, có thể là con sông nhỏ cũng có thể là đại dương rộng lớn, tuy nhiên phải có nguồn thì nước mới có thể bắt đầu hành trình của mình.

Phải có “cội” thì mới có “cây”, có “nguồn” mới có “nước”. Vì thế hai cặp hình tượng trên đúc kết một chân lý khuyên răn con người tri ân nhớ về cội nguồn tổ tiên của mình. Đó cũng chính là truyền thống đáng trân trọng được duy trì qua nhiều thế hệ.

Xem tiếp:

6. Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ? 

Công cha nghĩa mẹ
Công cha nghĩa mẹ

Công cha nghĩa mẹ là công ơn sinh thành, công ơn nuôi dưỡng và tình cảm yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái. Công lao ấy nặng tựa Thái Sơn, tình thương ấy bao la như nước trong nguồn mãi chẳng vơi cạn. Vì vậy mỗi người con đều phải biết ơn và báo hiếu cha mẹ mình.

Tham khảo thêm phần giải nghĩa tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
40 9.186
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm