Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
Kể lại một chuyến tham quan mà em nhớ mãi lớp 6 là tổng hợp những bài văn mẫu Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 ngắn gọn do HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc để gửi tới các em học sinh. Mời các em tham khảo nhằm viết cho mình một đoạn văn hay và ý nghĩa.
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay gồm những bài văn mẫu Kể lại chuyến đi tham quan trải nghiệm của em cùng bạn bè ở trường, Kể về một chuyến đi đáng nhớ của em lớp 6, Kể về một chuyến đi chơi cùng gia đình...với giọng văn giản gị, ngôn từ mạch lạc sẽ giúp các em có thêm vốn từ và nhiều ý tưởng hay cho bài tập làm văn của mình.
Kể về một chuyến tham quan mà em nhớ mãi
- Các bước viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan
- 1. Kể lại một chuyến tham quan số 1
- 2. Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 số 2
- 3. Kể về một chuyến đi tham quan của em ngắn gọn lớp 6 số 3
- 4. Kể về một chuyến đi tham quan của em hay nhất số 4
- 5. Kể về một chuyến đi trải nghiệm của em số 5
- 6. Kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác (10 mẫu)
- 7. Kể lại một chuyến đi tham quan viện bảo tàng xúc động (4 mẫu)
- 8. Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa (4 mẫu)
- 9. Viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em (10 mẫu)
Các bước viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn đề tài
Em liệt kê một số chuyến tham quan mà mình từng tham gia, sau đó, chọn một chuyến đi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất để lại:
Một số đề tài mà các em có thể tham khảo khi viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan: Tham quan cùng bạn bè ở trường; thăm quan di tích lịch sử văn hóa: Lăng Bác, Viện bảo tàng, Lăng vua Bảo Đại...
b. Tìm ý
Sau khi lựa chọn được chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa làm đề tài cho bài viết, hãy tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Chuyến đi tham quan nào? Do ai tổ chức? Mục đích của chuyến tham quan là gì?
- Chuyến đi diễn ra như thế nào?
- Khung cảnh của chuyến tham quan có gì nổi bật?
- Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về chuyến tham quan đó? (Nêu ấn tượng về chuyến đi; hiểu biết mới về văn hóa, lịch sử của đất nước; tình cảm với quê hương…).
c. Lập dàn ý
Sắp xếp các ý dã tìm được vào từng phần để thành dàn ý
- Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan.
+ Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi.
- Thân bài:
+ Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan (trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,…).
+ Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của nơi em tham quan (thiên nhiên, con người, công trình kiến thúc,…).
- Kết bài:
Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan.
2. Viết bài
Bám sát dàn ý để viết bài. Trong qua trình viết, em cần lưu ý:
- Các ý của bài viết đảm bảo phản ánh đúng trình tự thời gian của chuyến tham quan, ứng với từng điểm không gian khu vực đó.
- Nêu được những hoạt động nổi bật khiến chuyến tham quan để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho em.
- Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, vừa kể chi tiết, cụ thể vừa thể hiện được cảm xúc; sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, các yếu tố miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức hấp dẫn cho bài viết.
3. Chỉnh sửa bài viết
Sau khi hoàn thành bài viết, rà soát và chỉnh sửa theo gợi ý sau:
- Nếu bài viết chưa giới thiệu rõ về chuyến tham quan, cần viết cụ thể hơn.
- Nếu bài viết nêu chưa đầy đủ các hoạt động chính theo trình tự thời gian thì bổ sung và sắp xếp lại.
- Nếu việc kể, tả chưa làm nổi bật được đặc điểm của khu di tích và ấn tượng của người viết thì hình dung lại để viết thêm.
- Nếu bài viết chưa nêu rõ suy nghĩ, cảm xúc về chuyến đi thì bổ sung.
1. Kể lại một chuyến tham quan số 1
Cuối tuần trước, em cùng các bạn trong câu lạc bộ Tiếng Anh đã có dịp đến thăm phố cổ Hà Nội. Chúng em bắt xe buýt đi từ ngoại thành mất khoảng bốn mươi phút. Cả nhóm đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị.
Chắc hẳn, ai cũng từng nghe đến ba mươi sáu phố phường của Hà Nội. Trong những bức tranh nổi tiếng về Hà Nội, hình ảnh những con phố cổ nhỏ quanh co với những ngôi nhà mái ngói ngả màu rêu phong đã trở thành một nét riêng, một phần trong tâm hồn người Hà Nội. Và chúng em đã có dịp dạo quanh khu phố cổ của Hà Nội. Phố cổ Hà Nội được đặt tên theo các mặt hàng mà con phố đó buôn bán. Nào là hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay. Ngày nay vẫn còn những tên phố vẫn còn duy trì được nét đặc trưng đó.
Không chỉ dạo quanh khu phố cổ, chúng em còn đến thăm hồ Gươm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Hồ còn có cầu Thê Húc dẫn đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Khi nhắc đến Hồ Gươm người ta nhớ đến “Truyền thuyết Hồ Gươm” kể về việc vua Lê Lợi được Rùa Vàng cho mượn gươm đánh giặc. Sau khi dạo quanh một vòng quanh hồ, chúng em tìm đến thưởng thức những món ăn đặc sản ở Hà Nội. Ví dụ như phở, bún chả, bánh cuốn… Cả nhóm đã có rất nhiều tấm ảnh đẹp cùng nhau.
Chuyến tham quan là một trải nghiệm thú vị với em. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn nữa.
2. Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 số 2
Do hoàn cảnh gia đình nên tham gia du lịch đối với tôi chỉ là một ước vọng xa xôi. Thế mà cuối năm ngoái, ước vọng xa xôi của tôi đã trở thành hiện thực. Lớp tôi có thành tích học tập cao nhất khóa nên đã được nhà trường quyết định chọn đi thăm nhà tưởng niệm Nguyễn Trãi và danh thắng Côn Sơn.
Sáng hôm đó, bố mẹ vui mừng đưa tôi ra xe rất sớm. Đi được vài cây số, chẳng ai bảo ai mà cả xe chúng tôi hát vang những bài ca của Đội làm cho Đoàn tham quan có một không khí vô cùng hứng khởi. Ai ai cũng háo hức đón chờ chuyến tham quan thú vị và bổ ích. Hơn bảy giờ, chúng tôi đã đến Côn Sơn.
Xuống xe, chúng tôi có 30 phút để nghỉ ngơi và ăn sáng. Nơi chúng tôi được đến đầu tiên là đền thờ Nguyễn Trãi. Chị hướng dẫn viên du lịch với chất giọng nhẹ nhàng đầm ấm đã đưa chúng tôi tìm hiểu cả cuộc Nguyễn Trãi để rồi đứa nào đứa nấy trong chúng tôi thầm cảm phục. Không ngờ một danh nhân như Nguyễn Trãi lại có cuộc đời gian truân đến vậy. Có điều dù gian nan nhưng lúc nào Nguyễn Trãi cũng vươn lên để trung quân ái quốc.
Ra khỏi khu tưởng niệm, chúng tôi hào hứng đua nhau leo lên Đỉnh bàn cờ. Đường đi rất dài được xây dựng bằng đá, hai bên là những hàng thông xanh mát, đang dạo những khúc nhạc vi vu. Khoảng hai giờ chiều, chúng tôi xuống núi, tưởng cuộc chơi đã hết, thật không ngờ, bây giờ mới là lúc thú vị nhất của buổi tham quan. Chúng tôi được thầy cho xuống bằng đường tắt. Đó là đường của những con suối cạn chảy giữa những vòm cây mát rượi bên trên.
Hôm ấy, chiều muộn chúng tôi mới về đến nhà, tất cả đều rất mệt nhưng vô cùng vui vẻ. Với riêng tôi, chuyến đi ấy thật nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ là một ngày giúp tôi hiểu thêm về một danh nhân đất nước, cũng không chỉ là buổi tham quan vui vẻ cùng thầy cô và tất cả bạn bè. Nó còn vì một điều khác nữa, chuyến đi giúp tôi tin những ước mơ chân thành của tuổi thơ sẽ thành hiện thực.
3. Kể về một chuyến đi tham quan của em ngắn gọn lớp 6 số 3
Gần hết học kì I của năm lớp 6, nhà trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan ở hồ Núi Cốc. Đây là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa của tôi vì đây là lần đầu tiên được đi xa mà không có bố mẹ.
Khi chuông báo thức đổ một hồi dài, tôi thức dậy ngay lập tức, lúc này mẹ đã dậy và chuẩn bị ba lô cho tôi. Sau đó, bố đèo tôi đến sân trường để cùng các bạn đi tham quan. Đúng 5 giờ sáng xe bắt đầu chạy, tất cả chúng tôi đều vui sướng khi đi ngang qua những con đường quen thuộc.
Đi được một quãng, cô giáo bắt nhịp cho chúng tôi hát những bài hát quen thuộc, vậy là cả xe vang đầy tiếng hát cùng tiếng vỗ tay rào rào. Chỉ hơn hai tiếng sau chúng tôi đã có mặt ở Núi Cốc, đến nơi, cô giáo cho chúng tôi nghỉ nửa tiếng để ăn sáng và nghỉ ngơi.
Hồ Núi Cốc mở ra trước mắt tôi là màu xanh thắm của rừng cây và màu trong xanh của hồ nước. Không khí thật thanh bình, yên tĩnh, khác hẳn không khí nơi chúng tôi sống. Sau khi ăn sáng xong, cô giáo đưa chúng tôi đi vào thăm các hang núi, đây không phải là các hang núi tự nhiên mà nó được tạo ra bởi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của con người, đó quả là những công trình tinh vi đẹp mắt.
Ra khỏi hang, chúng tôi leo lên những quả đồi cao, ở đó có rất nhiều thông và phi lao. Nhìn từ trên cao xuống mặt hồ thật đẹp, ánh nắng vàng tỏa trên mặt hồ làm cho hàng ngàn con sóng nhỏ chạy trên mặt nước nom như những vì sao đang tung tăng, chơi đùa.
Tiếp đến cô trò chúng tôi lại đi dạo trên mặt hồ bằng một chiếc thuyền nhỏ. Mặt hồ rộng mênh mông, sóng gợn lăn tăn, phía xa có những ngôi làng nằm lặng lẽ bên hồ. Khung cảnh thật nên thơ. Trên thuyền, cô giáo kể cho chúng tôi nghe sự tích núi Cốc, rồi cô còn hát cho chúng tôi nghe bài hát "Huyền thoại hồ Núi Cốc", giọng cô mượt mà tha thiết, lúc trầm lúc bổng ngọt ngào, thiết tha.
Thế là sau một ngày tham quan khu du lịch núi Cốc, cô trò chúng tôi lại thu dọn đồ đạc trở về nhà. Dù đi cả một ngày nhưng không khí vui quá, tất cả chúng tôi chẳng còn thấy mệt nữa.
Trở về nhà, tôi háo hức kể cho bố mẹ nghe về chuyến đi đó và tôi thầm nghĩ chắc chắn bài văn tả cảnh ngày mai của mình sẽ rất hay, bởi qua chuyến đi này trong đầu tôi đã thu lượm được bao nhiêu khung cảnh đẹp về thiên nhiên. Quả là một chuyến đi đầy bổ ích.
4. Kể về một chuyến đi tham quan của em hay nhất số 4
Chủ nhật tuần này, em cùng với chị Thu đã có một chuyến tham quan ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Sau chuyến tham quan, em đã biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích.
Hai chị em đi xe buýt mất khoảng một tiếng là đến nơi. Bước qua cánh cổng bảo tàng, em nhìn thấy một khối nhà mái vòm rất lớn. Phía trên có in một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”. Chị Thu đã đi mua vé tham quan. Sau đó, chúng em đã đi tham quan bảo tàng theo sơ đồ hướng dẫn.
Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc) và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Em và chị Thu lần lượt tham quan các khu trưng bày. Đầu tiên là tòa nhà Trống Đồng là nơi trưng bày, giới thiệu bản sắc năm mươi tư dân tộc. Tại đây có khoảng nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc.
Sau khi ra khỏi tòa nhà Trống Đồng, chúng em nhìn thấy một khoảng sân lớn, đó chính khu trưng bày ngoài trời. Em đã được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của người nhiều dân tộc nhà rông của người Ba-na, nhà sàn dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu… Em và chị Thu đã chụp khá nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng với những ngôi nhà sàn độc đáo này.
Cuối cùng là khu trưng bày Đông Nam Á. Tòa nhà này gồm có bốn tầng được mô phỏng theo hình Cánh diều. Nơi đây thường trưng bày về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới)...; ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện. Đây cũng là không gian mà em thích nhất.
Kết thúc một ngày tham quan rất bổ ích. Em đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn.
5. Kể về một chuyến đi trải nghiệm của em số 5
Hôm nay, mình xin kể cho cô và các em về một trải nghiệm đáng nhớ của mình vào mùa hè năm học lớp năm. Đó là một kỉ niệm về chuyến đi chơi cùng gia đình đến thăm quan Phố Cổ Hội An - một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng và xinh đẹp nhất của Việt Nam chúng ta.
Các thành viên có mặt trong chuyến đi gồm có bố mẹ, em gái và mình. Đây vừa là dịp để vui chơi, giải tỏa căng thẳng stress, vừa là dịp để gia đình mình có cơ hội ngồi gần lại với nhau hơn.
Hôm đó, mình dậy từ rất sớm để vệ sinh cá nhân và kiểm tra lại hành lý. Sự háo hức khiến mình và em gái không thể ngồi yên được, chỉ mong sao mau mau đến giờ khởi hành. Gia đình mình đã thuê một căn Villa trong 2 tại gần biển Cửa Đại.
Hội An rất đẹp, đẹp một cách cổ kính và thơ mộng. Sáng ngày đầu tiên, bố mẹ dẫn chúng mình đi ăn sáng, uống cafe và nhìn ngắm phố cổ trong khung cảnh sớm mai. Sau đó, gia đình mình đã đi dạo quanh phố cổ Hội An. Con đường phố cổ buổi sớm vô cùng sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh. Các dãy phố được giữ nguyên phong cách cổ xưa mang màu vàng đặc trưng cùng mái ngói cổ điển khiến mình đặc biệt yêu thích và ấn tượng.
Trong hai ngày ở đó, gia đình mình đã ghé thăm các điểm đến nổi tiếng tại Hội An, như xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An, Chùa Cầu, Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An, Làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế… Vào buổi chiều tối, mình thường cùng em ra tắm biển vì khu villa gần sát biển Cửa Đại.
Mình nhớ nhất là vào buổi tối ngày đầu tiên, được cùng bố mẹ tản bộ trên con đường phố cổ. Buổi tối khung cảnh ở đây rất khác so với ban ngày. Đèn lồng được thắp lên, in bóng dưới mặt nước tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng, lung linh huyền ảo. Gia đình mình đã cùng đi thuyền, thả hoa đăng, tận hưởng cái tiết trời mát mẻ và nhìn dòng người đang thả bước đi trên đường, lòng bỗng an yên lạ thường.
Ngoài các địa điểm tham quan thú vị, Hội An còn khiến mình nhớ nhung bởi ẩm thực đặc sắc với các món ăn đặc trưng như cao lầu, hoành thánh, bánh bột lọc, cơm hến và đặc biệt là các món chè cùng món tàu hủ thơm ngon.
Chuyến đi đến Hội An đã để lại cho mình và gia đình nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Mình đã có thêm nhiều kiến thức về nét văn hóa truyền thống ở Hội An - một mảnh đất mang hơi thở cổ kính, nơi lưu giữ những điều tuyệt đẹp trong dòng chảy lịch sử thời gian và vẫn gìn giữ đến tận ngày nay. Nếu có dịp, chắc chắn mình sẽ quay lại Hội An để được thưởng thức những món ăn mang hương vị đặc trưng nơi đây!
6. Kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác (10 mẫu)
Để khen thưởng cho những nỗ lực học tập, trường cấp hai của em đã tổ chức một buổi tham quan cho các bạn học sinh giỏi. Đây là một chuyến đi vô cùng bổ ích đối với chúng em.Điểm đến của chuyến tham quan là Lăng Bác. Hôm đó là ngày thứ bảy. Đúng sáu giờ sáng, chúng em đã phải có mặt ở trường. Đây là lần đầu tiên em được đi tham quan lăng Bác. Em cảm thấy rất háo hức. Sáu giờ ba mươi phút, chuyến xe xuất phát đứa chúng em đến với mảnh đất thủ đô.
Khoảng một tiếng ba mươi phút thì xe đến nơi. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi lăng Bác. Từ ngay đường đi dẫn vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác. Tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.
Nơi chúng em đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng thì đã diễn ra một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội. Khi ấy thì ánh nhìn của mọi người đều tập trung ở đoàn diễu hành ấy.
Sau lễ duyệt binh, cửa lăng được mở, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng em cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả. Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng em cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng, chúng em đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ, Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười đầy hiền từ. Trong sự quan sát của em, Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi, thiêng liêng.
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự yêu thương vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tham khảo bài viết:
7. Kể lại một chuyến đi tham quan viện bảo tàng xúc động (4 mẫu)
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàn tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian. Là một học sinh lớp 6 với niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn Lịch sử, chuyến trải nghiệm thăm quan Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã để lại rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi.
Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy giúp tôi ngày càng yêu thích tìm hiểu lịch sự và biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.
Thông qua chuyến đi tham quan và tận mắt chứng kiến những hình ảnh, những đồ vật,.. liên quan trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi cảm nhận sâu sắc được sự khốc liệt, tội ác, hậu quả chiến tranh của các thế lực xâm lược đã gây ra cho người dân Việt Nam. Từ đó để thấy được từ trong nghiệt ngã, đớn đau về cả tinh thần lẫn thể xác là sự khát khao, ý chí kiên cường vươn lên, hướng tới hòa bình ngày càng mãnh liệt.
Chúng tôi tới thăm Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Bảo tàng là một sự diễn đạt lịch sử trực tiếp về chặng đường tiến tới nền độc lập của Việt Nam – một chặng đường đẫm máu đầy những chết chóc và bom mìn kéo dài gần hết cả thế kỷ 20 và được bắt đầu với cuộc chiến chống lại sự xâm lược của người Pháp. “Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập” – Hồ Chí Minh đã từng viết.
Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày trong bảo tàng là minh chứng cho tội ác của thực dân và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Chiếc máy chém sắc lạnh gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm. “Chuồng cọp”, “địa ngục trần gian” được phục chế theo mô hình ở nhà tù Côn Đảo được tái hiện chân thực, phản ánh đầy đủ sự dã man, tàn ác tra tấn các chiến sỹ cộng sản của bọn tàn ác. Mỹ ngụy áp dụng những biện pháp tra tấn chiến sỹ cộng sản hết sức tàn độc. Mỗi ngăn chuồng cọp dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét và cao 3 mét. Mùa nóng nhốt từ 5 tới 14 người, ngược lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt.
Bị đầy đọa trong chuồng cọp, sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật rồi hàng loạt bức hình dội bom, tàn phá khắp các miền quê được tái hiện, gây cảm giác đau lòng, buồn bã cho người xem.
Đó là hình bom dội tàn phá khắp các miền quê từ Nam ra Bắc, giết chết biết bao nhiêu là người già, trẻ em vô tội, có những trận bom dội hủy diệt cả những ngôi trường nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng gào thét trên đường quê mịt mù khói sương với vết phỏng bom napal của Mỹ tứa máu trộn đất, phủ khắp toàn thân.
Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/09/1975 Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990). Trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (ngày 04/07/1995).
Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ. Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai dẳng.
Tôi - một học sinh Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên, tự do, luôn ghi nhớ rằng bản thân thật may mắn vì cuộc sống hòa bình ấy được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hùng dân tộc.
Tham khảo thêm:
- Cảm xúc, suy nghĩ trong chuyến trải nghiệm bảo tàng (2 mẫu)
- Những hình ảnh ấn tượng trong tôi từ cảm xúc, suy nghĩ trong chuyến trải nghiệm bảo tàng
8. Kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa (4 mẫu)
Cuối tuần trước, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan. Chúng em đã có một chuyến đi vô cùng bổ ích ở khu di tích Cổ Loa. Em đã có nhiều trải nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích.
Chuyến đi sẽ diễn ra vào ngày thứ bảy. Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nhà trường yêu cầu tất cả học sinh tham gia có mặt vào lúc sáu giờ ba mươi phút sáng. Hôm đó, em thức dậy thật sớm. Sau khi chuẩn bị xong, bố đưa em đến trường. Trước cổng trường, rất nhiều chiếc xe ô tô khách đang đỗ thành từng hàng. Em chào bố rồi vào trường tìm các bạn lớp mình. Trước khi về, bố còn chúc em có một chuyến tham quan an toàn và vui vẻ.
Em bước vào trường mà vô cùng hân hoan. Trên sân trường có rất đông học sinh. Em đã tìm thấy các bạn của lớp mình. Cô giáo đã đứng chờ ở đầu hàng. Cô điểm danh lại các bạn học sinh tham gia. Bảy giờ kém mười lăm chúng em lên xe. Đúng bảy giờ là xe xuất phát. Trên xe, chúng em được nghe chị hướng viên trò chuyện. Sau đó, chúng em còn có những tiết mục văn nghệ giao lưu. Em tranh thủ ngủ một lúc cho đỡ mệt. Khoảng một tiếng sau thì đến nơi.
Đầu tiên, chúng em tập trung theo từng khối lớp để làm lễ ở đền thờ vua An Dương Vương. Bầu không khí lúc này thật trang nghiêm. Sau đó, chúng em lần lượt ghé thăm: đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng em lại được nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu nhiều điều thú vị, bổ ích.
Sau khi tham quan xong toàn bộ khu di tích thì đã đến trưa. Chúng em có khoảng một tiếng rưỡi để ăn trưa và nghỉ ngơi. Em tranh thủ ăn trưa thật nhanh, rồi cùng các bạn vào các quán lưu niệm để mua đồ mang về. Buổi chiều, học sinh toàn trường sẽ tập trung lại để tham gia một số trò chơi tập thể như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Không chỉ vậy, chúng em còn được xem một tiết mục múa rối nước vô cùng hấp dẫn. Buổi tham quan kết thúc trong sự tiếc nuối của tất cả các học sinh.
Chuyến tham quan đến khu di tích Cổ Loa thật thú vị và bổ ích. Sau khi trở về, em tin rằng sẽ có một bài báo cáo thật hấp dẫn, và sẽ đạt được một kết quả cao nhất.
9. Viết bài văn kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em (10 mẫu)
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 22 Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo chọn lọc
Top 3 Nêu cảm nhận về cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô siêu hay
Viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ (6 mẫu)
Top 3 Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long hay nhất
Ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình
Top 6 Cảm nhận văn bản Giọt sương đêm hay nhất
Cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong tác phẩm Cây tre Việt Nam (8 mẫu)
Mở bài, kết bài tác phẩm Cây tre Việt Nam ngắn gọn, siêu hay
Gợi ý cho bạn
-
Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám siêu hay
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
-
Thuyết minh về ngày hội trăng rằm ngắn gọn lớp 6
-
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
Soạn bài Hang Én ngắn nhất lớp 6
Top 4 Dàn ý tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết lớp 6
Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về Ai cũng có cái riêng của mình (lớp 6)
Kể lại trải nghiệm ngày đầu tiên đi học (15 mẫu)
Top 12 Tóm tắt Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn, dễ hiểu lớp 6