Viết đoạn văn cảm nhận văn bản Gió lạnh đầu mùa siêu hay (4 mẫu)
Viết đoạn văn cảm nhận văn bản Gió lạnh đầu mùa. Sau đây là đoạn văn mẫu cảm nhận văn bản Gió lạnh đầu mùa hay nhất mà HoaTieu.vn đã sưu tầm và chọn lọc để giới thiệu đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi học môn Ngữ Văn lớp 6. Mời các em cùng theo dõi.
Đề bài: Viết một đoạn văn cảm nhận về văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.
Cảm nhận về bài Gió lạnh đầu mùa
1. Viết đoạn văn cảm nhận về truyện Gió lạnh đầu mùa số 1
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.
Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.
Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.
Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.
2. Cảm nhận về truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa số 2
Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu thuộc nhóm Tự lực văn đoàn. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em.
Truyện bắt đầu bằng khung cảnh của buổi sáng mùa đông được nhà văn khắc họa tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị.
Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc.
Sau khi mặc xong áo ấm, chị em Sơn đi ra chợ chơi.Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Và đặc biệt là khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho Hiên thể hiện tấm lòng nhân hậu của hai đứa trẻ.
Về đến nhà, hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Đó chính là tấm lòng vị tha cũng như giàu lòng yêu thương của người mẹ.
Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Tác phẩm đã giúp người đọc hiểu hơn về giá trị của tình yêu thương giữa con người. Đây quả là tác phẩm xuất sắc của nhà văn Thạch Lam.
3. Viết đoạn văn cảm nhận văn bản Gió lạnh đầu mùa số 3
Thạch Lam là một trong những nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học lãng mạn. Những tác phẩm của ông chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.
Thạch Lam đã mở đầu chuyện bằng khung cảnh buổi sáng mùa đông. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Nhân vật Sơn ngủ dậy thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”.
Thế rồi khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.
Gia đình Sơn khá giả, chị em Sơn được mẹ chăm sóc, lo toan. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.
Nhưng truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Điều đó cho thấy mẹ Sơn cũng là một người phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha và yêu thương.
“Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Truyện đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho mỗi người đọc.
4. Bài văn cảm nghĩ về tác phẩm Gió lạnh đầu mùa số 4
Thạch Lam được biết đến như là một cây bút có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của thể loại văn xuôi trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả một phong cách giản dị, trong trẻo và giàu cảm xúc. Đối với tôi, tác phẩm gợi nên những xúc cảm mãnh liệt nhất chính là truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam.
Dù Thạch Lam viết rất nhiều đề tài, nhưng chủ yếu ông vẫn dành nhiều sự ưu ái cho phụ nữ và trẻ nhỏ. Trẻ em trong văn chương của ông có nhiều gương mặt, nhiều hoàn cảnh, nhiều cách cư xử khác nhau nhưng lúc nào cũng thật đáng yêu, đáng mến với những cảm xúc quá đỗi trong trẻo, non tơ, ngọt ngào. Truyện “Gió lạnh đầu mùa” mở đầu vào một buổi sáng khi thức dậy, Sơn bỗng thấy cái rét mướt tràn ngập khắp đất trời. “Mùa đông đột nhiên đến, không báo trước” khiến cái sân đất trước nhà Sơn khô trắng, gió lạnh thổi vi vu như muốn “rót” cái buốt giá vào da thịt con người. Sau khi đã ấm áp trong hai chiếc áo rét cùng chiếc áo áo vải thâm dài mặc phủ bên ngoài, Sơn rủ chị Lan ra ngoài chợ chơi. Nơi đây có những đứa trẻ con nhà nghèo đang chờ nó ra để chơi đánh khăn, đánh đáo.
Lũ trẻ vẫn tập trung ở cuối chợ, nô nghịch như mọi khi, chỉ có điều trong mắt Sơn hôm nay những thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc: “Môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau”. Thê thảm nhất trong đám trẻ con nhà nghèo là cái Hiên. “Con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Tuy rách rưới nhưng đó lại là chiếc áo duy nhất của Hiên để chống lại mùa đông giá rét. Nhà nó nghèo, mẹ nó chỉ có nghề mò cua, bắt ốc thì làm gì có tiền may áo ấm. Sơn thầm nghĩ vậy và thế là trong đầu đứa trẻ thơ ngây bỗng thoáng qua một ý nghĩ tốt đẹp và nhân văn biết bao. Không chút lưỡng lự Sơn bàn với chị Lan về nhà lấy chiếc áo bông cũ vốn là kỷ vật của đứa em gái đã mất cho Hiên: “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…
Tác giả đã vẽ nên trong tác phẩm hai mảnh đời đối lập, đó là Sơn - một đứa trẻ may mắn khi được thức dậy trong cái chăn ấm áp, được sưởi tay trong hỏa lò, được mẹ và chị chăm sóc kỹ lưỡng, khi lo cho từng “chén chè nóng ấp vào mặt, vào má cho ấm”. Sơn có đến những hai chiếc áo rét cực dày, “một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm và một cái áo dạ khâu chỉ đỏ”, tuy đã mặc từ năm ngoái, năm kia nhưng khi cầm chúng giơ lên Sơn vẫn “thấy mát lạnh cả tay”. Trong khi đó, những đứa trẻ kia vì nghèo khó phải vẫn phải đem da thịt trần trụi trong “bộ quần áo nâu bạc, đã rách vá nhiều chỗ” căng sức chống chọi với giá rét. Những chiếc áo rét năm ngoái, năm kia tưởng chừng như xưa cũ với Sơn nay lại là một niềm mơ ước, một món hàng xa xỉ với lũ trẻ. Chúng bỏ dở những trò chơi con trẻ, chỉ để được ngắm, được sờ và được ao ước, mộng tưởng về những chiếc áo của Sơn.
Tình yêu thương của Sơn đã xua tan đi mùa đông lạnh giá, những tưởng câu truyện kết thúc ở đó. Nhưng một ngày, mẹ cái Hiên đã đem cái áo bông đến trả cho bà mẹ của chị em Sơn và nói: “Tôi về thấy cháu nó mặc cái áo bông, tôi hỏi ngay. Nó bảo của cậu Sơn cho nó. Tôi biết cậu ở đây đùa, nên tôi phải vội vàng đem lại đây trả mợ...” Hành động này giúp ta cảm nhận được sự tự trọng của mẹ Sơn, tuy nghèo nhưng vẫn giữ cho mình một tâm hồn đẹp đẽ. Còn đối với mẹ của Sơn thì cái áo bông cũ là di vật thiêng liêng. Và rồi, mẹ của Sơn cho mẹ cái Hiên vay năm hào bạc để mua áo rét cho con như một cách giúp đỡ nhưng không hề có ý khinh thường người mẹ nghèo. Cuối cùng, mẹ của Sơn âu yếm ôm con vào lòng và bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?” Lời trách móc này lại là lời trách yêu, và có gì đó tự hào lẫn yêu thương trong lời nói của người mẹ: Tự hào vì con mình đã có một tấm lòng thật đẹp đẽ.
Dù viết về cái nghèo, cái đói, cái khổ cùng quẫn, văn chương Thạch Lam vẫn thật đẹp. Giữa những sự khổ đau, giữa những tầng lớp xã hội khác nhau, vẫn luôn có những con người tốt bụng xóa mờ đi khoảng cách đó, tạo nên tình thương giữa người với người, sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá.
Trong sáng tác, Thạch Lam luôn quan niệm: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.” Và cái đẹp ấy, đã được nhà văn thể hiện trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, đó là cái đẹp của tâm hồn con người. Với ý nghĩa sâu sắc ẩn sâu bên trong tác phẩm, chắc chắn “Gió lạnh đầu mùa” sẽ mãi là một truyện ngắn gợi nên trong lòng độc giả bao cảm xúc mãnh liệt.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
- Ca dao, tục ngữ có sử dụng từ Ai hoặc lời nhắn Ai ơi
- Tóm tắt Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn gọn
- Top 14 bài văn tả cô giáo hay và ngắn gọn
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường lớp 5, 6
- Viết đoạn văn tưởng tượng cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7
TOP 14 Viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình siêu hay
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
Theo em từ những trải nghiệm đáng nhớ Dế mèn đã rút ra được bài học gì?
Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên?
Nêu ý nghĩa hai câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh: Dân ta phải biết sử ta
Gợi ý cho bạn
-
Chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến liên tưởng tới đặc điểm của con người
-
Mở bài, kết bài tác phẩm Cây tre Việt Nam ngắn gọn, siêu hay
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe siêu hay
-
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
-
Top 22 Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo chọn lọc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Mở bài tác phẩm Thánh Gióng lớp 6 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)
Mở cờ trong bụng là gì?
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách Cô bé bán diêm
Top 12 Tóm tắt Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn, dễ hiểu lớp 6
Top 3 Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về Cô Tô lớp 6 hay nhất
Soạn bài Ai ơi mồng 9 tháng 4 ngắn nhất (KNTT)