Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?

Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn? Cây có cội sông có nguồn là gì? Giải thích câu ca dao Con người có cố, có ông/Như cây có cội, như sông có nguồn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn

Con người có cố có ông hay còn được hiểu là con người có tổ có tông.

Câu ca dao nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong gia đình. Đó là mối quan hệ giữa con cháu đối với tổ tiên, ông bà, là mối quan hệ anh em ruột thịt.

Cây cối có cội có gốc, sông thì có nguồn. Nhờ có gốc bền rễ sâu mà cành lá mới xanh tươi, đơm hoa kết trái. Nhờ có nguồn mà nước ở sông không bao giờ cạn. Con người cũng vậy, phải "có cố, có ông", có tổ tiên, ông bà mới có cha mẹ, con cháu. Chữ "có" được điệp lại bốn lần khẳng định một chân lý, một điều hiển nhiên về nguồn gốc của loài người chúng ta.

2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu ca dao Con người có cố có ông

- Phép so sánh: Cây có cội - sông có nguồn

Khiến hình ảnh trở nên cụ thể, giản dị, dễ hiểu. Bài học về sự thủy chung "Uống nước nhớ nguồn" cũng được dẫn dắt một cách tự nhiên, con cháu phải biết ghi nhớ tổ tiên, ông bà, không được vong ơn bội nghĩa.

Bài ca dao đã nói lên mối quan hệ thân thiết, gắn bó tình cảm trong đại gia đình Việt Nam, nhắc nhở mỗi con người nhớ về nguồn cội, gốc tích của mình cùng với lòng biết ơn sâu sắc dành cho ông bà, tổ tiên.

3. Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?

4. Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 803
0 Bình luận
Sắp xếp theo