6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024

Tải về

Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024, bao gồm Top 6 đề thi có kèm theo cả đáp án và ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề thi cuối kì 2 lớp 6 môn Văn 2024 được thiết kế phù hợp với chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, bộ sách Cánh Diều và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo

Lưu ý: 6 bộ đề thi Văn lớp 6 cuối học kì 2 năm 2024 Có đáp án Cánh Diều có nội dung rất dài, HoaTieu đã tổng hợp thành file tải word. Bạn đọc vui lòng tải file về máy để xem bản đầy đủ.

1. Ma trận đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều

Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Vận dụngVận dụng cao

Đọc hiểu- Tiếng Việt

- Nhận biết về tên tác phẩm, tác giả

- Chỉ ra câu văn có hình ảnh so sánh.

- Hiểu nội dung đoạn trích.

- Xác định được kiểu so sánh. Tác dụng của phép so sánh.

- Rút ra được bài học cho bản thân

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 2

tỉ lệ% : 20%

Số câu:1

Số điểm: 2

tỉ lệ%: 20%

Số câu:1

Số điểm: 1

tỉ lệ% : 10%

Số câu: 3

Số điểm: 5

tỉ lệ% : 50%

Viết

- Năng lực trình bày.

- Nhận ra phương thức biểu đạt, có sáng tạo, thể hiện rõ bố cục 3 phần

- Viết đúng chính tả, trình tự hợp lí.

Có sáng tạo trong cách kể, có liên hệ bản thân tốt.

Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:1/4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1/4

Số điểm:1,5

Tỷ lệ15%

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ%:50%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu:1+1/4

Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu:1+1/4

Số điểm:3,5

Tỉ lệ 35%

Số câu:1+1/4

Số điểm:3

Tỉ lệ : 30%

Số câu: 1/4

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ : 15%

Số câu:4

Số điểm:10

Tỉ lệ : 100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều số 1

PHÒNG GD&ĐT……………..
TRƯỜNG TH&THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 2, sách Cánh Diều)

Câu 1. (2 điểm)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Cho biết nội dung của đoạn trích?

Câu 2. (2 điểm)

a. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh?

b. Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3. (1 điểm):

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân?

Phần II: Tập làm văn (5,0 điểm)

Câu 4. (5 điểm):

“Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân”.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều

CâuĐáp ánĐiểm

1

(2 điểm)

a)

- Bài học đường đời đầu tiên.

- Tô Hoài

0,5

0,5

b) Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

1

2

(2 điểm)

a)

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

0,5

0,5

b)

- Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng.

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .

0,5

0,5

3

(1 điểm)

- Hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn

- Nội dung:

+ Có câu chủ đề và các câu triển khai

+ Từ nội dung bài học của Dế Mèn, rút ra bài học cho bản thân: không nên huênh hoang tự mãn, cần biết cảm thông, chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. Hãy khiêm tốn, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu khó học hỏi và yêu thương nhau nhiều hơn.

0,25

0,75

4

(5 điểm)

a) Mở bài

Giới thiệu khái quát về kỉ niệm

0,5

b) Thân bài:

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau:

+ Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.

+ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,...đặc sắc, đáng nhớ.

+ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

0,5

2,5

0,5

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

1

* Biểu điểm:

- Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng: Giới thiệu được câu chuyện, kể bám sát sự việc chính và các nhân vật tiêu biểu bằng lời văn của mình, rút ra được bài học và cảm nghĩ của bản thân.

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, mắc lỗi ít.

- Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, thể hiện chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng về, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

3. Đề thi cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều số 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024
Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. Đọc hiểu (4 điểm)

I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép)

Câu 1: ( 0,5 điểm)

Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?

Câu 2: ( 0,5 điểm)

Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết nào ?

Câu 3: (1,0 điểm)

Tìm trong văn bản : 2 từ láy và 2 từ ghép ?

Câu 4 (1,0 điểm).

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7đ)

Câu 1: (2đ)

a.Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn nhận được bài học gì? Bài học đó, Dế Mèn nhận được từ ai?

b, Từ bài học của nhân vật Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 2: (5đ)

Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè hoặc thầy cô giáo.

3.1. Đáp án đề thi cuối kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều

I, PHẦN ĐỌC HIỂU (3đ)

Câu 1: ( 0,5 điểm)

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất

Câu 2: ( 0,5 điểm)

Người ăn xin được miêu tả qua những chi tiết : Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Câu 3: (1,0 điểm) : Mỗi từ chính xác cho 0,25đ

  • Hai từ láy : HS có thể chọn hai trong số các từ láy sau : giàn giụa, tả tơi, run run, run rẩy, chăm chăm.
  • Hai từ ghép : HS có thể chọn hai trong số nhiều từ ghép trong văn bản. Ví dụ : đỏ hoe, nước mắt, áo quần…

Câu 4 (1,0 điểm).

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì tới người đọc?

Câu chuyện là bức thông điệp về lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa con người. Đó không đơn thuần là sự sẻ chia về vật chất mà đáng quý hơn đó còn là sự đồng cảm, lòng yêu thương giữa người với người.

Lưu ý: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau

II, PHẦN TẬP LÀM VĂN (7đ)

Câu 1: (2đ)

a.Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn nhận được bài học là: “Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ; có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân” (0,75đ)

Bài học đó, Dế Mèn nhận được từ Dế Choắt (0,25đ)

b, Từ bài học của nhân vật Dế Mèn, em rút ra bài học gì cho bản thân ?

HS trả lời được các ý sau:

- Không nên hung hăng, kiêu ngạo, …

- Phải biết suy nghĩ trước khi làm

- Đã gây ra lỗi lầm thì phải biết nhận lỗi

- Phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quang, nhất là những người yếu thế

(HS trả lời được 2/4 ý: 0,75đ; trả lời 3/4 ý : 1đ)

Câu 2: (5đ)

Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với bạn bè hoặc thầy cô giáo.

1. Mở bài: Giới thiệu chung về kỉ niệm (Kỉ niệm gì? Kỉ niệm với ai?)

2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc

  • Kỉ niệm ấy xảy ra khi nào? Ở đâu?
  • Nguyên nhân
  • Diễn biến
  • Kết quả/ hậu quả
  • Cảm xúc, tâm trạng của em khi đó
  • Thái độ của những người xung quanh

3. Kết bài: Suy nghĩ của em về kỉ niệm

Mong muốn của em dành cho người đó

Lưu ý:

Bài làm kể về một kỉ niệm. Nếu HS kể lan man nhiều kỉ niệm thì cho tối đa: 2đ

Kỉ niệm đó có thể là kỉ niệm buồn hoặc vui nhưng cần có ý nghĩa

  • ( Kỉ niệm một lần mắc lỗi với bạn hoặc thầy cô giáo; kỉ niệm một lần hiểu lầm bạn; kỉ niệm một lần sinh nhật được bạn tặng quà; kỉ niệm với người bạn thân vì điều kiện gia đình mà phải chia tay nhau,…)

Trân trọng những sáng tạo riêng của học sinh.

4. Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều số 3

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi , SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1. Nhận biết

Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm)

Câu 2. Thông hiểu

Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3. Thông hiểu

Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “ Thọat nhiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” (1 điểm)

Câu 4. Nhận biết

Xác định các thành phần chính trong câu sau: Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. ( 1 điểm)

Câu 5. Vận dụng

Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao

Kể lại một lần em vô tình mắc lỗi

3.2. Đề thi cuối học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Cánh diều

Câu 1 . Nhận biết

- Tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi

- Biện pháp:

+ So sánh: Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ

+ Liệt kê: là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ

Câu 2 . Thông hiểu

Nội dung: Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương và tâm trạng người anh khi nhìn bức tranh đó.

Câu 3 . Thông hiểu

Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương.

Câu 4. Nhận biết

Bài học: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Câu 5. Vận dụng

Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình? (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5điểm) Vận dụng cao

Bài làm tham khảo

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ. Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Tải file Đề thi Văn lớp 6 học kì 2 bộ Cánh Diều về máy để xem đầy đủ nội dung

Bộ Đề kiểm tra Văn 6 học kì 2 bộ sách Cánh diều file .Doc tương thích với nhiều phiên bản Word, rất thuận tiện để thầy cô chỉnh sửa và in ra làm đề kiểm tra cho học sinh của mình. Trong qua trình tải file, nếu gặp vấn đề gì, hãy liên hệ với đội ngũ của HoaTieu.vn để được giải đáp kịp thời.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 11.171
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm