Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 6 và bản mẫu SGK lớp 7

Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 6 và bản mẫu SGK lớp 7 là mẫu được nhà trường lập ra để tổng kết, đánh giá lại các ý kiến nhận xét sách giáo khoa mới của Bộ giáo dục và đào tạo.

Nội dung trong mẫu báo cáo cần trình bày đầy đủ các thông tin như: ưu điểm, hạnh chế, nhận xét về những điểm mới của SGK. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu báo cáo, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

1. Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 7 môn Thể dục

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày....tháng .....năm 2022

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK LỚP 6 VÀ CÁC BẢN MẪU SGK LỚP 7

1. SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6

STT

Bộ sách

Ưu điểm

Hạn chế

I

THỂ DỤC

1

Cánh diều

- Kênh hình sắc nét, màu sắc trang trí nổi bật, dễ phân biệt các phần bằng logo của 4 phần: Mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

- Mỗi chủ đề đều nội dung giới thiệu tổng quát về kỹ thuật có mấy giai đoạn.

- Phần vận dụng: Có sử dụng một số hình ảnh minh họa sinh động, gần gũi với thực tiễn cuộc sống

- Chủ đề chạy cự li ngắn: Bài 1, trình tự sắp xếp nội dung học các động tác bổ trợ sau nội dung học kỹ thuật chạy giữa quãng là chưa phù hợp.

- Chủ đề ném bóng và chủ đề Chạy cự li trung bình: Không có nội dung học các động tác bổ trợ trước khi bước vào học kỹ thuật để học sinh luyện tập, làm quen với bóng và chủ động tiếp thu kỹ thuật mới là chưa phù hợp.

- Chủ đề Bài tập thể dục: Trong bài thể dục liên hoàn 32 nhịp, có 8 nhịp giống nhau đều đưa người tập về tư thế chuẩn bị là không cần thiết trong quá trình tập luyện và sẽ làm giảm đi sự liên kết của cả bài

Ý kiến của trường: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh giữ nguyên Quyết định danh mục sách mà các hiệu trưởng nhà trường đã kí năm học trước.

Lí do: Nội dung phù hợp để đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nội dung thúc đẩy học sinh rèn luyện tích cực, rèn luyện các phẩm chất, năng lực chung và riêng, thích học sinh tự khám phá cuộc sống.

II. BẢN MỀM SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7

TT

Bộ sách (theo QĐ 441/QĐ-BGDĐT ngày 28/01/2022)

Ưu điểm

Hạn chế

VII

THỂ DỤC

1

Kết nối tri thức với cuộc sống

- Sách được biên soạn theo mô hình phát triển phẩm chất và năng lực người học; theo định hướng kết nối tri thức với cuộc sống. Giúp các em biết cách chăm sóc sức khoẻ, có kĩ năng vận động đúng đắn, hướng tới một môn thể thao ưa thích, tạo hứng khởi để học tập

- Nội dung từng bài đảm bảo đầy đủ 4 hoạt động: mở đầu, bài mới, luyện tập và vận dụng giúp HS dễ dàng học tập và thực hành.

- Hình ảnh sinh động.

- Mỗi bài đều có một trò chơi khởi động, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh, vừa mang tính giải trí vừa giúp HS rèn luyện thể chất.

- Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ).

- Không đáp ứng được việc học môn bóng rổ, điều kiện sân chơi bãi tập ở địa phương không có.

- Môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất một số trường không đảm bảo.

2

Cánh diều

- Hình thức: Đảm bảo tính thẩm mĩ, hấp dẫn, thu hút người đọc. Hình ảnh đẹp, rõ nét.

- Nội dung:

+ Kiến thức: Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 7.

- Một số trò chơi chưa phù hợp với điều kiện thời gian trong tiết học.

3

Chân trời sáng tạo

- Có mục tiêu của mỗi bài học ở phần mở đầu giúp HS kiểm tra được mức độ tiếp thu bài học

- Nội dung từng bài phân bổ kiến thức đa dạng, sinh động giúp HS dễ hiểu và thực hành.

- Hình ảnh đẹp, rõ nét, chi tiết.

- Có dạy cho HS ý thức tự bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Một số kênh chữ có màu sắc không rõ, mờ

- Một số trò chơi chưa phù hợp với điều kiện thời gian trong tiết học.

Người lập

(Kí, ghi rõ họ tên, SĐT)

Lãnh đạo Phòng GDĐT

(Kí, ghi rõ họ tên, SĐT)

2. Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 7 môn Hoạt động trải nghiệm

PHÒNG GD&ĐT ....

TRƯỜNG ....

Mẫu 1a

BÁO CÁO
KẾT QUẢ NHẬN XÉT,  ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ SGK ĐÃ SỬ DỤNG NĂM HỌC 2021-2022 SÁCH GIÁO KHOA LỚP 6

STT

Tên sách (môn)

Ưu điểm

Hạn chế

Ghi chú

1

Hoạt động trải nghiệm, HN

- Cấu trúc sách gồm 9 chủ đề, Mỗi chủ đề bắt đầu với tên, tranh chủ đề cùng một thông điệp của chủ đề. Thông điệp đưa ra ý nghĩa khái quát nhất của chủ đề.

- Các hoạt động của các chủ đề được thiết kế và triển khai theo tiếp cận của chu trình trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: Khám phá kết nối – Rèn luyện kỹ năng – Vận dụng mở rộng – Tự đánh giá.

- Phần định hướng giới thiệu những nội dung cơ bản mà mỗi học sinh phải thực hiện để đạt được mục tiêu.

- Nhiều nội dung hiện đại, cập nhật và cần thiết giúp học sinh rèn luyện năng lực thích ứng với cuộc sống; Nội dung hoạt động hỗ trợ nhiều cho HS có thể hiểu mình và biết cách điều chỉnh để thích ứng với môi trường học tập, với sự thay đổi của tuổi dậy thì trên cơ sở kiến thức khoa học về các đặc điểm tâm lí đặc trưng của độ tuổi;

- Sách tạo sự kết nối giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, và cùng tham gia tổ chức thực hiện, đánh giá và cùng chung trách nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của chương trình đặt ra;

- Phương pháp và hình thức tổ chức để hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực ở HS được tiếp cận hiện đại và đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả;

- Nội dung chương trình hiện đại, cập nhật, thực tế, gắn với đời sống của học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và phù hợp với vùng miền.

- Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – trang 9 chưa phù hợp dễ gây cho học sinh suy diễn, liên tưởng đến nội dung chưa phù hợp

- Trong cấu trúc của 1 chủ đề quá nhiều nhiệm vụ tạo cảm giác nặng nề cho học sinh.

- Mạch hoạt động hướng đến bản thân học sinh ít (chủ đề: Chăm sóc cuộc sống cá nhân).

- Ngữ liệu trong hình ảnh số 1 – Chủ đề 4 trang 32 cần chỉnh sửa (ông bố có 3 cánh tay)

Phần thứ hai

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ CÁC BẢN MẪU SGK LỚP 7 THUỘC CHUYÊN MÔN PHỤ TRÁCH

STT

Hoạt động trải nghiệm

Ưu điểm

Hạn chế

Ghi chú

1

Bộ Cánh Diều ( Đỗ Ngọc Thống)

1. Bám sát các yêu cầu của CT GDPT 2018.

1. Cấu trúc hợp lí: các hoạt động cụ thể

2. Nhiệm vụ của các hoạt động phù hợp

3. Sách được thiết kế sáng sủa, rõ ràng, dễ hiểu; in màu và có nhiều hình ảnh, bảng biểu, minh họa đẹp. Kênh hình trở thành các nội dung dạy và học.

4. Đổi mới đánh giá theo yêu cầu của CT: đánh giá năng lực (đọc , viết, nói và nghe); sử dụng ngữ liệu đánh giá mới.

- Nhiều hoạt động và nhiệm vụ trong một tiết.

- Bài tập còn lặp hinh thức

2

Bộ Chân trời sáng tạo

(Nguyễn Thị Hồng Nam, Nguyễn Thành Thi)

1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực.

2. Sách giáo khoa có hệ thống bài học dể học, dễ hiểu, gắn với thực tiễn

3. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động được thể hiện với các mức độ khác nhau

4. Nội dung sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt

5. Nội dung sách giáo khoa với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh

Sách giáo khoa có một số tranh ảnh còn chưa rõ ràng

3

Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống ( Đỗ Mạnh Hùng)

1. Sách giáo khoa đã thể hiện đúng mục tiêu yêu cầu nêu trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, thể hiện tính hiện đại, cập nhật, tính chính xác, hệ thống của kiến thức.

2. Ngôn ngữ viết khoa học, cô đọng, dễ hiểu. Các quy định về chính tả, chữ viết, kí hiệu đúng theo quy định, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi HS.

3. Nội dung bài học có: mục tiêu rõ ràng, những kiến thức, kĩ năng đảm bảo những nội dung cần đạt về phẩm chất năng lực theo CT GDPT giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất.

4, Nội dung của sách giáo khoa đã phù hợp với trình độ phát triển của học sinh, với trình độ của giáo viên, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, phù hợp với xu hướng của thời đại.

- Nhiều hoạt động và nhiệm vụ trong một tiết.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 4.326
0 Bình luận
Sắp xếp theo