Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (8 mẫu)
Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình là tuyển tập những bài văn mẫu tả cảnh gói bánh chưng ngày tết lớp 6 ngắn nhất do HoaTieu.vn sưu tầm và thực hiện để gửi tới các em học sinh, nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi thực hành viết một bài văn tả cảnh, kể lại một trải nghiệm, kỉ niệm của mình.
Đề bài: Viết bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày tết.
Dưới đây là Dàn ý tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết và Top 8 bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày tết ngắn đặc sắc nhất.
Kể về 1 lần được trải nghiệm gói bánh chưng với gia đình
Dàn ý bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết
1. Mở bài:
Giới thiệu về kỉ niệm gói bánh chưng ngày Tết cùng gia đình của em hoặc em tả cảnh gói bánh trưng em nhìn thấy.
2. Thân bài:
- Miêu tả qua về không khí ngày Tết ở quê em.
- Ai tham gia gói bánh chưng?
- Các bước gói bánh trưng? Ai làm gì?
- Mọi người khi gói bánh có cảm xúc gì?
3. Kết bài: Em có cảm xúc về cảnh gói bánh chưng ngày Tết.
I. Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (4 mẫu)
1. Kể về kỉ niệm gói bánh chưng cùng gia đình cảm động số 1
Văn mẫu Tả cảnh gói bánh chưng ngày tết lớp 6 ngắn nhất được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Năm nay, cả nhà em sẽ ăn tết ở quê. Từ ngày 27, cả gia đình đã khởi hành bắt đầu chuyến đi về quê nhà ông bà nội ở Bắc Ninh. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời em được tham gia gói bánh trưng cùng gia đình và tự tay gói nên một chiếc bánh trưng xanh vuông vắn, đẹp đẽ như thế.
Đầu tiên, em xung phong quét dọn nhà bếp thật sạch và trải một lớp giấy bóng để làm bánh cho sạch sẽ. Sau đó em sẽ phụ trách công việc lau những chiếc lá dong được ông hái ở vườn về thật sạch sẽ để gói bánh, ông em đã chọn những chiếc lá to, xanh và đẹp nhất vườn, chắc chắn những chiếc bánh trưng gói lên sẽ đẹp lắm đây! Mẹ và bà em lần lượt bê các nguyên liệu ra. Tiếp đó mỗi người sẽ tự ngồi để gói cho mình những chiếc bánh trưng thật ngon. Mọi người cho các nguyên liệu vào trong khuôn, sau đó nhanh chóng gói ghém và buộc dây cố định trên những chiếc bánh chưng có khuôn hình vuông vắn.
Khi những chiếc bánh trưng xanh đã được gói xong, bà em phụ trách công đoạn xếp bánh vào nồi gang, đun trên bếp củi. Những chiếc bánh chưng sau khi được nấu chín tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt. Đó là mùi thơm ngào ngạt của gạo nếp, béo ngậy của thịt lợn và lẫn cả hương thơm của đậu xanh. Sau khi bánh chín, bố và ông cùng phụ trách vớt bánh ra và ép khuôn lần nữa để bánh ráo nước và vào khuôn vuông thật đẹp. Mẹ cùng em sẽ chọn chiếc bánh đẹp nhất để bày lên ban thờ thắp hương cho ông bà tổ tiên.
Được gói bánh chưng cùng gia đình thực sự là trải nghiệm vui vẻ, hạnh phúc nhất của em. Tết trở nên ý nghĩa và ấm áp hơn khi được ngồi cùng bà và mẹ tỉ tê bên nồi bánh trưng đang sôi. Em hi vọng, truyền thống này sẽ được giữ gìn và phát huy.
2. Tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết bên gia đình yêu thương số 2
"Bánh trưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ" - Đó là những điều đặc trưng ngày Tết không thể thiếu ở Việt Nam. Đặc biệt là bánh trưng - thức bánh truyền thống trong câu truyện từ đời vua Hùng được lưu truyền cho đến tận ngày nay và luôn được đặt lên vị trí trang trong trên ban thờ tổ tiên mỗi gia đình vào dịp Tết đến, xuân về. Vào những ngày cuối năm, gia đình em lại cùng nhau quây quần ở nhà ông bà để cùng nhau tự gói những chiếc bánh trưng đặt lên ban thờ tổ tiên. Đó cũng là những trải nghiệm hạnh phúc mà em chờ đợi nhất trong một năm.
Ông em được mệnh danh là nghệ nhân gói bánh trong làng. Bánh chưng tự tay ông làm có hương vị rất đặc biệt. Tay ông thoăn thoắt xếp từng tấm lá dong lên khuôn bánh. Sau đó, từng nguyên liệu một được đổ đầy vào trong khuôn. Ông khéo léo gấp lá dong và dùng sợi lạt để buộc bánh. Chẳng mấy chốc mà chồng bánh cao dần, cao dần lên. Anh trai cùng em phụ trách canh bếp lửa. Hai anh em trong lúc chờ bánh chín nói không biết bao nhiêu là chuyện. Sau sáu tiếng, một mùi hương thơm phức xộc lên mũi. Bánh chưng ở quê khác hẳn với thành phố. Khuôn bánh nhỏ nhưng hương vị lại đậm đà và ngon hơn. Ai nấy đều xuýt xoa khen ông nội khéo gói bánh.
Gói bánh chưng ngày Tết là một phong tục truyền thống ý nghĩa, cần được gìn giữ bởi: "thấy bánh chưng là thấy Tết". Ngày Tết sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi bánh chưng xanh.
3. Viết bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết số 3
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì năm nay, gia đình em cũng được về quê đón Tết cùng ông bà và các bác. Gia đình em vẫn giữ truyền thống gói bánh trưng vào đúng sáng ngày 29 Tết, và em cũng tham gia để tự gói cho mình chiếc bánh trưng thật đẹp.
Khoảng 6 giờ sáng, cô em sẽ dậy thật sớm để vo gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm từ tối hôm trước. Những hạt trắng muốt, căng mẩy và những hạt đỗ vàng lần lượt được thu dọn bể bơi để làm sạch nước.
Trong khi đó, ở trong bếp, ông ngoại em đang thái miếng thịt lợn được bà đi chợ mua từ sớm, miếng thịt được thái từng miếng ăn bằng bàn tay em. Sau khi thái xong ướp thịt với muối và hạt tiêu.
Mẹ em nhanh chóng trải chiếu trước nhà, lau sạch lá rong đã được cô rửa sạch từ chiều hôm trước, phân ra hai loại lá to, lá nhỏ để chuẩn bị gói bánh.
Còn bố đang khuân những khúc củi khô từ góc vườn vào sân để chuẩn bị nấu bánh chưng.
Đến hơn 7 giờ sáng, mọi chuẩn công đoạn đã chuẩn bị xong. Cả gia đình em sẽ bắt tay vào việc gói bánh. Để chiếc bánh có hình dáng đẹp nhất, ông nội đã đóng những chiếc khuôn vuông vắn, gọn gàng. Bằng cách gói theo khuôn thế này, bánh chưng sẽ không bị méo mó. Những chiếc lá dong sau khi rửa sạch sẽ được xếp ngay ngắn từng lá một trong khuôn sau đó sẽ lần lượt đổ nếp, thịt lợn, đậu xanh,... Cuối cùng là dùng lá giang buộc chặt bánh lại. Công đoạn gói bánh nghe qua có vẻ hết sức đơn giản. Thế nhưng để tạo nên một chiếc bánh chưng đẹp mắt ngày Tết đòi hỏi người gói phải thành thục, cẩn thận và tỉ mỉ. Trong suốt buổi gói bánh, gia đình em trò chuyện cùng nhau. Mọi người vừa gói bánh vừa lắng nghe ông nội kể những câu chuyện về ngày Tết của thời xưa. Tiếng cười vang vọng khắp gian nhà.
Hôm đó, em cùng bố ngồi trông nồi bánh trưng, thỉnh thoảng em lại tiếp thêm nước để đảm bảo đủ nước đun bánh. Ngồi sưởi ấm bên nồi bánh trưng trên bếp củi và vùi những củ khoai mật để nướng ăn là những điều em mong chờ nhất vào dịp tết. Em mong truyền thống này sẽ được gia đình em lưu giữ mãi mãi.
4. Tả cảnh gói bánh chưng ngày tết lớp 6 ngắn nhất số 4
Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn, các trang khác lấy bài xin dân nguồn.
Có lẽ bất cứ bạn thiếu nhi nào ở Việt Nam cũng mong muốn đến Tết. Vì đó là dịp mà chúng ta được lì xì, vui chơi, ăn bánh kẹo thỏa thích, mặc quần áo mới thật đẹp. Riêng em, điều em mong chờ nhất là được cùng gia đình gói bánh chưng Tết.
Từ sáng 28 Tết, mọi người trong gia đình em đã dậy rất sớm, mỗi người phụ một việc để chuẩn bị gói bánh chưng. Mẹ em rửa lá để gói bánh, bố em thì đóng khuôn làm bánh, ông và bà em thì tước lạt, còn em đi ngâm đỗ. Ông và bố em nói: "Tết năm nay cứ để ông và bố mày nấu", rồi luôn chân luôn tay với nụ cười rất tươi. Em nhìn thấy bố và ông gói khéo tay lắm. Đầu tiên bố em đặt lá dong vào khuôn rồi đổ gạo nếp lên. Sau đó bố cho tiếp đậu xanh vào rồi đặt miếng thịt lên chính giữa, rải tiếp đậu xanh và phủ lớp gạo nếp trên cùng. Cuối cùng, bố gói bánh và dùng lạt buộc lại. Ông cũng làm giống với bố em y trang luôn. Dưới đôi bàn tay khéo léo của bố và ông mà chỉ một lúc thì mười hai chiếc bánh chưng đã gói xong. Lúc này mẹ và bà em xếp bánh vào nồi để nấu. Tầm chiều tối thì những chiếc bánh chưng thơm ngon đã được vớt ra khỏi nồi.
Đối với em, gói bánh chưng cùng gia đình luôn là một trong những trải nghiệm hạnh phúc, đáng mong chờ nhất vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
II. Kể về trải nghiệm gói bánh chưng ở trường (2 mẫu)
1. Kể về trải nghiệm gói bánh chưng ở trường hay nhất số 1
"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"
Tết về mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được tham gia gói bánh chưng để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào ngày hội "Xuân yêu thương, Tết sum vầy" của trường tổ chức.
Chiều hai mươi tư Tết, các cô giáo đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được các thầy cô đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành. Tới chiều, chúng em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Thầy giáo làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được thầy căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của thầy, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.
Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Cô giáo ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, cô còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa cho chúng em nghe. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng các thầy cô và các bạn. Hơn cả đấy chính là em được làm việc có ích, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có một cái Tết đầm ấm hơn.Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên thầy cô bạn bè, em cũng thêm yêu hơn những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
2. Kể về kỉ niệm gói bánh chưng ở trường đáng nhớ nhất số 2
Trải nghiệm tự làm bánh chưng ngày hôm ấy đối với em là vô cùng tuyệt vời. Cảm giác tự mình làm từng công đoạn một để tạo nên chiếc bánh thơm ngon khiến em rất vui thích và tự hào.
Mấy ngày hôm nay, trời đã bước vào mùa đông. Không khí lạnh lẽo khiến em nhớ đến một trải nghiệm tuyệt vời của mình vào mùa đông năm ngoài.
Hôm đó, cả lớp chúng em đã cùng nhau tham gia hoạt động gói bánh chưng để tặng cho những bạn nhỏ ở làng SOS. Sáng sớm, chúng em cùng cô giáo và các mẹ đi chợ mua nguyên liệu làm bánh. Nào lá dong, lá chuối, thịt lợn, nếp, đỗ xanh… Chỉ đếm thôi cũng hoa cả mắt. Sau đó, chúng em về khu bếp ở trường bắt đầu sơ chế. Các cô và mẹ sẽ thái thịt, ướp gia vị. Còn chúng em thì nhận nhiệm vụ rửa lá. Tuy lạnh nhưng bạn nào cũng vui lắm.
Khâu tiếp theo là khâu được nhiều mong đợi nhất, chính là gói bánh. Dưới bàn tay thoăn thoắt của các mẹ, những chiếc bánh xinh xắn được ra đời. Chúng em cũng tập gói theo hướng dẫn tỉ mỉ của mẹ, của cô. Tuy không được đẹp và vuông vức, nhưng đó cũng là những chiếc bánh do chính tay chúng em gói được. Cuối cùng, bánh được đem đi luộc. Đến tối muộn, bánh mới chín. Chúng em vớt bánh ra, cho vào túi giấy rồi mang đến trao tận tay các bạn nhỏ ở làng SOS. Nhìn nụ cười hạnh phúc của các bạn khi nhận bánh, em cảm thấy vui vẻ vô cùng.
Ngày hôm đó, tuy rất vất vả, nhưng em lại cảm thấy sung sướng và tự hào vô cùng. Vì đã có thể tự làm bánh chưng, và hơn hết là trao đi tình yêu thương của mình đến mọi người.
III. Kể về trải nghiệm lần đầu em gói bánh chưng
V. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về ngày tết
Mùa xuân đã đến những bông hoa đoà đã bắt đầu nở, không khí mùa xuân đến trên khắp mọi miền. Nhà nhà chẩn bị những đồ dùng để sắm tết,ai cũng hoá hức gói bánh chưng hay trang trí nhà cửa để đón một mùa xuân mới. Cả nhà em đã cùng nhau đi chợ hoa xuân. Đây là lần đầu tiên, em được đi chợ hoa.
Chợ hoa ngày cuối năm nhộn nhịp và náo nhiệt không kém các khu chợ ẩm thực Tết. Hai anh em háo hức theo chân bố mẹ đi ngắm hoa.
Những dãy đào, dãy quất được xếp thẳng tắp. Gương mặt người bán, kẻ mua đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-lét, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa.
Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.
Bố mẹ đang ngắm một chậu đào. Còn em và chị gái thì mải chụp những bức ảnh đẹp nhất. Rất lâu sau, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mẹ mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó.
Đã bao lâu nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết. Tôi đã có một trải nghiệm thật hấp dẫn vào Tết năm nay.
Tham khảo thêm TOP bài văn mẫu hay tại đây:
- Tả quang cảnh một phiên chợ Tết
- Em hãy viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân
- Top 10 bài kể về ngày Tết ở quê em
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2022-2023
14 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023-2024
Top 11 Kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác ngắn nhất
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
28 Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức năm học 2023-2024
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại
- Minh NgọcThích · Phản hồi · 1 · 01/01/23
- Lê Anh DũngThích · Phản hồi · 0 · 01/01/23
- Cô bé bướng bỉnhThích · Phản hồi · 0 · 01/01/23
- Nguyễn Thị Hải YếnThích · Phản hồi · 1 · 01/01/23
- đỗ phương đỗ thị phươngThích · Phản hồi · 0 · 29/10/23
Gợi ý cho bạn
-
Top 15 Kể về một tấm gương vượt khó mà em biết
-
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám siêu hay
-
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích siêu hay lớp 6
-
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách Cô bé bán diêm
-
Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 Kết nối tri thức có đáp án 2024
Viết đoạn văn 5-7 câu tưởng tượng cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà lớp 6 (9 mẫu)
Top 6 mẫu Tóm tắt văn bản Cây tre Việt Nam
Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?
Mở bài, kết bài tác phẩm Cây tre Việt Nam ngắn gọn, siêu hay
Năm nay, bố mẹ em có thời gian rảnh, nên đã quyết định sẽ tự mình gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên và ăn trong những ngày Tết.
Nghe quyết định ấy của bố, em phấn khích lắm. Bởi vì từ bé đến lớn, em đã được đọc, được nghe kể, được xem rất nhiều hình ảnh cả gia đình quây quần gói rồi nấu bánh chưng rất ấm áp, hạnh phúc. Nay cuối cùng cũng được thử, em sung sướng mãi không thôi. Hôm cùng mẹ đi mua nguyên liệu, em cẩn thận ôm bó lá dong trên tay vì sợ làm rách lá. Về nhà, em thích thú nhìn mẹ thái thịt, ướp gia vị rồi ngâm đỗ, ngâm nếp. Bố thì rửa sạch lá, rồi cắt thành các đoạn vừa đủ để sử dụng. Em thì ngồi tước và cắt các đoạn dây thành từng đoạn bằng nhau theo độ dài bố bảo. Loay hoay như thế, đế hết buổi trưa thì khâu chuẩn bị mới xong.
Tiếp theo, chính là công đoạn gói bánh. Nhìn bố gói, em cảm thấy khâm phục không thôi, bởi bố điệu nghệ quá. Bàn tay bố thoăn thoắt gấp lá, cho nhân vào rồi gói lại, thắt dây như một người thợ làm bánh vậy. Từng chiếc bánh qua tay bố đều vuông vức, to như cái đĩa. Em cũng đã được bố dạy và hướng dẫn gói bánh. Chính tay em đã gói hai cái bánh chưng đấy. Tuy không đẹp nhưng chắc chắn là nó rất ngon. Chỉ có lúc buộc dây là em chật vật mãi, phải nhờ đến sự can thiệp của bố thì mới xong được.
Khi bố mang bánh đi nấu ở sau vườn, em mong lắm. Ngồi cạnh bếp lửa, em vừa nhìn nồi bánh, vừa lắng nghe bố kể những câu chuyện về ngày Tết lúc bố còn bé. Nghe những điều vừa lạ vừa quen ấy, khiến em cảm thấy nôn nao vô cùng. Một lát sau, mẹ mang ra rất nhiều xiên thịt, rau củ để nướng. Cả nhà có một bữa tối no nê bên bếp lửa ấm nồng. Đến khuya, khi em gần ngủ quên thì bánh chín. Bố gắp từng cặp bánh ra để ở mâm cho nguội và ráo nước. Hai chiếc bánh mà em gói đã được đem ra để thưởng thức đầu tiên. Tuy hơi xấu xí, nhưng bên trong vẫn ngon và dẻo lắm. Được bố mẹ khen mà em đỏ hết cả mặt.
Trải nghiệm tự gói bánh chưng ngày hôm ấy là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Em được cảm nhận rõ hơn bao giờ hết bầu không khí tấp nập, rộn ràng của ngày Tết. Có lẽ niềm vui và nôn nao ấy chỉ hiện hữu rõ nét khi ta chính tay chuẩn bị những món đồ cho ngày lễ quan trọng này.
IV. Tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết
Tôi luôn chờ mong đến Tết, xuân sang vì Tết mang đến cho tôi bao niềm vui háo hức, bao say mê ngập tràn. Và tôi yêu, tôi yêu lắm Tết với bánh chưng xanh. Cảnh gói bánh chưng ngày Tết luôn là một phần đặc biệt trong tâm trí tôi.
Bánh chưng là loại bánh cổ truyền của dân tộc ta. Chẳng người dân Việt Nam nào mà không biết đến bánh chưng, không biết đến Tết. Hình ảnh bánh chưng xanh đi vào tiềm thức người Việt và là nét đẹp văn hóa nghìn đời.
Gói bánh chưng không phải việc đơn giản, dễ dàng. Khi nguyên liệu như gạo nếp đã được ngâm kĩ càng, trắng phau phau, lá dong được rửa sạch, đỗ xanh đã thơm lừng, thịt lợn đã ngào ngạt tiêu và tinh thần ai nấy đều sẵn sàng thì hoạt động gói bánh diễn ra.
Đôi bàn tay bố thoăn thoắt gói bánh. Những chiếc lá chồng lên nhau thành hình chữ thập. Lá nào lá nấy xanh mơn mởn, to bản và cứng cáp lắm thay. Xếp được hai lớp lá lên, thì một lớp gạo trắng sẽ được đổ vào. Lớp gạo ấy được dải đều ra và chính là phần vỏ thơm của bánh mà chúng ta hay ăn. Lớp đỗ mịn màng, vàng sẽ được cho vào sau đó. Lớp đỗ được san đều trên mặt gạo. Chẳng mấy chốc, hai lớp áo xinh đã xong. Bố nhanh chóng cho miếng thịt thơm ngon vào để lên bánh. Thịt to, thơm mùi tiêu. Trông cứng cáp thế đấy nhưng rồi nó sẽ mềm oặt đi trong sự bảo vệ của lớp lá và bao lớp nhân ngọt ngào. Thao tác được lặp lại và trong một vài phút, bố bắt đầu vén chiếc bánh để tạo hình. Chẳng cần một chiếc khuôn, bàn tay bố khéo léo dốc gạo sau khi đã cuộn lá thật chắc. Những chiếc lá dưới bàn tay bố như hóa phép màu. CHúng vuông lúc nào chẳng hay. Chỉ trong vài phút, một chiếc bánh chưng ra đời. Bánh được xếp gọn gàng để chờ đi luộc.
Trông gói thì dễ dàng, tả thì thấy sao mà đơn giản. Nhưng thực tế, gói bánh chưng là một hành trình dài mà chúng ta phải cứng cáp, phải chắc tay thì mới có thể rèn luyện. Chiếc bánh chưng thơm ngon là hương vị Tết mà mỗi người đều cần phải nâng niu.