(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa ngắn gọn với nội dung đa dạng như: viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20/11 ở trường, thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất, đêm hội trung thu, chợ hoa xuân ngày Tết... Mời các em cùng HoaTieu.vn tham khảo.
Đề bài: Em hãy viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa như lễ hội dân gian, hội chợ xuân...) mà em đã tìm hiểu hoặc quan sát được. [Ngữ văn lớp 6 tập 2 trang 16 viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)]
Nội dung | Thể loại | Số từ |
Bài số 1: Thuật lại Sự kiện Giờ Trái Đất | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện | 281 từ |
Bài số 2: Thuật lại Chiến thắng Điện Biên Phủ | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lịch sử | 393 từ |
Bài số 3: Thuật lại Lễ hội đền Hùng | Bài văn thuyết minh thuật lại một sinh hoạt văn hóa (lễ hội dân gian) | 432 từ |
Bài số 4: Thuật lại Hội chợ xuân ở trường | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện, nét sinh hoạt văn hóa | 695 từ |
Bài số 5: Thuật lại sự kiện ngày 20/11 ở trường | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt văn hóa | 620 từ |
Bài số 6: Thuật lại sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lịch sử | 456 từ |
Bài số 7: Thuật lại Lễ Hội Gióng | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt văn hóa (Lễ hội dân gian) | 1054 từ |
Bài số 9: Thuật lại Lễ hội Lim | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt văn hóa (Lễ hội dân gian) | 448 từ |
Bài số 10: Thuật lại một sự kiện văn hóa của học sinh | Bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt văn hóa | Đủ 3 phần: mở, thân, kết |
Thuyết minh thuật lại một sự kiện hoặc một nét sinh hoạt văn hóa
- 1. Dàn ý Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa
- 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện một sinh hoạt văn hóa ngắn nhất
- 3. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn
- 4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa hay nhất: Lễ hội đền Hùng
- 5. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa lớp 6: Hội chợ xuân
- 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20/11 ở trường
- 7. Thuyết minh thuật lại sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- 8. Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn lớp 6
- 9. Thuyết minh thuật lại Lễ hội Lim
- 10. Bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện một sinh hoạt văn hóa của học sinh lớp 6
- 11. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội)
- 12. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em từng tham gia
1. Dàn ý Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa
1. Mở bài
Giới thiệu về sự kiện văn hóa em muốn thuyết minh
2. Thân bài
Tóm tắt diễn biến sự kiện theo trình tự thời gian:
- Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện ở đâu?
- Những người có mặt tham gia sự kiện?
- Hoạt động chính diễn ra trong sự kiện văn hóa?
- Diễn biến từng hoạt động ra sao? Có gì đặc sắc?
- Em ấn tượng hay thích hoạt động nào nhất?
- Ý nghĩa của sự kiện văn hóa đó
3. Kết bài
- Khái quát ngắn gọn ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của em.
Yều cầu cần đạt Ngữ văn lớp 6 tập 2 trang 16 Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa).
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Xác định rõ người tường thuật trực tiếp tham gia hay chỉ chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật thích hợp. | Nếu chưa xác định người tường thuật, cần xác định rõ. Rà soát để thống nhất về ngôi tường thuật (đại từ nhân xưng). |
Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian, thời gian). | Nếu chưa giới thiệu được sự kiện và nêu được bối cảnh, cần bổ sung. |
Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí. | Rà soát trình tự sự việc xem đã hợp lí chưa; nếu chưa thì cần sắp xếp lại sao cho hợp lí. |
Cung cấp đầy đủ các chi tiết về sự kiện, trong đó có một số chi tiết hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người đọc. | Rà soát các chi tiết trong bài viết xem đã đầy đủ chưa, đã có những chi tiết hấp dẫn chưa. Nếu thiếu thì bổ sung. |
Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện. | Cảm xúc, đánh giá có thể trình bày sau mỗi hoạt động được tường thuật hoặc ở phần kết bài. Nếu thiếu thì cần bổ sung. |
Bảo đảm yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả và diễn đạt (dùng từ, đặt câu,...). Chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi. |
2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện một sinh hoạt văn hóa ngắn nhất
Giờ trái đất là sự kiện mang tính toàn cầu, nhận được sự hưởng ứng của toàn cầu và đặc biệt là các tỉnh thành trên khắp đất nước Việt Nam.
Sự kiện Giờ Trái Đất diễn ra lần đầu tiên năm 2007 tại thành phố Sydney chỉ với 2 triệu người tham gia. Đây là một sự kiện quốc tế thường niên, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF – World Wildlife Fund) kêu gọi người dân và các doanh nghiệp tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 20h30 đến 21h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm.
Giờ Trái đất được tổ chức nhằm khuyến khích một cộng đồng toàn cầu liên kết với nhau để chia sẻ những cơ hội và thách thức của việc tạo ra một thế giới phát triển bền vững. Trong sự kiện này, mọi người thường tắt đèn và thiết bị điện không cần thiết trong một giờ, tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh, kêu gọi người thân, gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp cùng tham gia. Chiến dịch Giờ Trái đất góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng, giảm thiểu phát thải khí thải CO2, giảm hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu.
Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó "Giờ Trái đất" đã trở thành khoảnh khắc đoàn kết quý giá, nhắc nhở thế giới rằng chúng ta đang sống trong một ngôi nhà chung và mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ ngôi nhà ấy.
3. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện một sinh hoạt văn hóa ngắn gọn
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” vào năm 1972, sự kiện này được diễn ra ở Hà Nội và có tác động sâu sắc tới tất cả nhân dân cả nước. Khoảng 20 giờ ngày 18/12/1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội, mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Trong những ngày đó Mĩ đã ném bom Hà Nội và các tỉnh phụ cận, chúng nem cả vào trường học, khu phố, bến xe. Làm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương.
Đêm 20 rạng sáng 21/12 quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ và bắt sống 12 phi công Mĩ. Ngày 26/12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất hơn 100 chiếc hòng hủy diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Thâm Thiên bom Mĩ đã sát hại 300 người, phá hủy gần 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ. Những ngày đêm tiếp theo máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm ngày 29/12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng.
Ngày 30/12/1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. Miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù.
Chiến thắng lịch sử này góp phần quyết định đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương, mở ra một thời kỳ mới cho cách mạng Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, góp phần quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa hay nhất: Lễ hội đền Hùng
Hàng năm cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ tổ Hùng Vương, tưởng nhớ về công lao dựng nước và giữ nước to lớn của các Vua Hùng, về cội nguồn dân tộc, về đạo lý truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn.
Như cô và các bạn đã biết, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc. Đây không chỉ là dịp để người dân Việt Nam nhớ về cội nguồn của mình mà còn là dịp để mỗi người thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước.
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng ba hàng năm tại núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội được chia làm hai phần chính bao gồm: phần lễ và phần hội.
Trước hết, lễ giỗ đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu u Cơ sẽ được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng ba âm lịch. Đến ngày mồng 10, ngày chính của lễ hội, người dân sẽ tiến hành lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Rước kiệu vua xuất phát từ dưới chân núi, đi qua lần lượt các đền rồi kết thúc tại đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Trong lễ dâng hương, người dân sẽ dâng lễ vật lên ban thờ các vị vua để thể hiện lòng thành của mình.
Sau tế lễ, có rất nhiều hoạt động sôi nổi, thú vị diễn ra như đánh trống đồng, đâm đuống tại khu vực nhà Công Quán, trình diễn Hát Xoan làng cổ, trình diễn múa rối nước. Một số hội thi và trò chơi dân gian được tổ chức càng làm cho bầu không khí của buổi lễ thêm phần náo nhiệt, tươi vui hơn, có thể kể đến như hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, giải bơi chải trên hồ công viên Văn Lang,... Đây đều là những hoạt động được người dân và du khách tham quan mong chờ, tham gia, hưởng ứng.
Bởi mang trong mình những ý nghĩa thiêng liêng mà Lễ hội Đền Hùng đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam, mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc, thể hiện đạo lí "uống nước nhớ nguồn" và tinh thần đoàn kết, gắn bó của toàn thể dân tộc Việt Nam.
5. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa lớp 6: Hội chợ xuân
Hội chợ xuân ở trường tôi
Năm nay, để chào mừng Tết Nguyên đán sắp đến, trường tôi đã tổ chức Hội chợ xuân truyền thống trong sân trường. Ban giám hiệu vừa ra thông báo chính thức đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và đông đảo của tất cả học sinh toàn trường. Ai ai cũng háo hức, mong chờ và cố gắng hết mình để chuẩn bị cho ngày hội diễn ra thật náo nhiệt, thành công tốt đẹp.
Hội chợ này đã được nhà trường chuẩn bị suốt hai tuần. Các thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp, cùng với hội phụ huynh và nhiều học sinh, sau mỗi buổi học, lại cùng bắt tay vào các công việc như: trang trí sân khấu chính, dựng các gian hàng, sắp xếp các vật dụng cần thiết, tập nấu các món ăn cổ truyền, sắm sửa các món hàng truyền thống của địa phương,… Đây là hoạt động thường niên của nhà trường, nhưng năm nay là năm đầu tiên tôi được tham gia nên cảm thấy rất hào hứng.
Sáng ngày 20 tháng Chạp, gần như toàn bộ các thầy cô giáo và học sinh cùng nhiều phụ huynh đã có mặt trong sân trường. Mọi người ai vào việc nay hết sức khẩn trương. Đúng 8 giờ, lễ khai mạc chính thức bắt đầu. Sau màn tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu của hai bạn dẫn chương trình, thầy Hiệu trưởng lên sân khấu phát biểu khai mạc hội chợ. Liền sau đó là một số tiết mục văn nghệ chào mừng như: hát múa quạt, nhảy sạp, hát dân ca,… Ấn tượng nhất là màn sân khấu hoá các tác phẩm văn học dân gian, trong đó vở kịch Bánh chưng, bánh giầy được khen ngợi hơn cả. Vở kịch giúp tôi hình dung rõ hơn, sinh động hơn về nguồn gốc của loại bánh cổ truyền trong ngày Tết truyền thống của người Việt. Đồng thời, các gian hàng cũng chính thức mở cửa chào đón người mua với nhiều mặt hàng phong phú. Có lớp bán bánh trôi, bánh chay; có lớp bán bánh chưng, bánh tét, bánh giầy; lại có lớp bán con tò he hay các sản phẩm gốm thủ công xinh xắn; cũng có lớp bán mũ nan, nón lá, tăm tre; thậm chí có lớp bày bán cả các bức thư pháp chữ Hán và chữ Quốc ngữ,… Các mặt hàng rất phong phú, đẹp mắt nhưng giá cả lại rất rẻ, vừa với túi tiền của đa số học sinh. Đó cũng là những món đồ mà trong những ngày thường, nhiều người không dễ tìm mua. Nhiều thứ tôi được thấy lần đầu tiên và phải hỏi kĩ người bán mới biết tên và cách dùng. Không chỉ có các gian hàng cố định, trong sân trường còn xuất hiện cả những gánh hàng rong y như những gánh hàng rong ở quê mà thỉnh thoảng tôi còn được nhìn thấy. Mọi người tham gia đều cố gắng đi hết các gian hàng, hoặc dừng lại ở những gánh hàng rong và mua cho mình một món đồ gì đó để ăn hoặc làm kỉ niệm. Tiếng rao hàng, tiếng trả giá, tiếng cười nói râm ran cả sân trường. Cứ như thế, hội chợ kéo dài đến 6 giờ chiều mới tan.
Hội chợ xuân lần này dù ai cũng thấm mệt nhưng đã để lại cho tất cả học sinh chúng tôi những kỉ niệm khó quên. Nhờ đó, tôi biết thêm được nhiều nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người xưa. Họ đã sinh hoạt, lao động, sáng tạo bằng đôi bàn tay và khối óc để tạo ra nhiều món đồ hữu ích còn được sử dụng đến ngày nay. Tôi cũng được sống trong một bầu không khí rộn rã, vui tươi, đầy màu sắc. Nó cho tôi cảm nhận được sự đầm ấm, yên vui của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Nhất định, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời học sinh của tôi.
6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện 20/11 ở trường
"Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai"
Câu cao dao nói về công ơn thầy cô và nhắc nhở cho các thế hệ học trò về đạo lý “tôn sư trọng đạo” - một truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt Nam. Nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục, nước ta đã chọn ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổ chức lễ tri ân công lao to lớn của thầy cô.
Từ lâu, 20/11 đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.
Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.
Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.
7. Thuyết minh thuật lại sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Cách mạng tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.
Những mốc son của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1.
Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.
Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.
Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ý nghĩa của Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám
Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.
8. Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn lớp 6
Những lễ hội tưng bừng, náo nhiệt là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Người dân Việt Nam tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn đối với những đấng siêu nhiên như thần thánh hoặc những vị anh hùng dân tộc. Lễ hội Gióng cũng là một lễ hội mang ý nghĩa thiêng liêng như vậy để kỉ niệm đức Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.
Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…
Để chuẩn bị cho ngày hội chính, vào đêm mùng 5, lễ Mộc Dục (tắm tượng) được tiến hành để mời Đức Thánh về dự hội. Đến ngày mùng 6 khai hội, nhân dân 8 thôn làng thuộc 6 xã nằm quanh Khu di tích đền Sóc là Tân Minh, Tiên Dược, Phù Linh, Đức Hòa, Xuân Giang và Bắc Phú dâng các lễ vật đã được chuẩn bị chu đáo lên Đức Thánh, cầu mong ngài phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trong đó, nghi lễ dâng hoa tre lên đền Thượng của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) được tổ chức đầu tiên. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu tre tuốt bông và nhuộm màu tượng trưng cho roi ngựa của Thánh Gióng. Hoa tre sau khi dâng lên đền Thượng sẽ được rước xuống đền Hạ rồi phát cho người dự hội để
cầu may.
Sáng ngày mùng 7 chính hội (ngày Thánh hóa theo truyền thuyết), hoạt cảnh chém tướng giặc diễn tả lại cảnh Thánh Gióng chém 3 tướng giặc Ân cuối cùng ở chân núi Vệ Linh trước khi bay về trời được tổ chức. Đến chiều ngày mùng 8, lễ hóa mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn được tiến hành để kết thúc lễ hội bởi voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chiến thắng và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với quá trình Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi.
Tất cả du khách tham gia lễ hội đều mong được chung tay khiêng voi và ngựa ra bờ sông để hóa bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo…
Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ… Ngày 16/11/2010, tại thành phố Nairobi (thủ đô của Kenya), trong kỳ họp thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. UNESCO đã ghi nhận một cách ngắn gọn và đầy đủ về Hội Gióng, đó là "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".
Tham khảo thêm top bài văn mẫu hay tại đây:
9. Thuyết minh thuật lại Lễ hội Lim
Lễ hội Lim là một trong những lễ hội ngày Tết truyền thống nổi tiếng của người dân Bắc Ninh. Lễ hội này thường được tổ chức trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh và được xem là tinh hoa của văn hóa vùng Kinh Bắc.
Kể từ ngày ra mắt lễ hội Lim cho đến nay, từ khâu chuẩn bị cho đến khâu cử hành nghi lễ thường sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 14 tháng giêng âm lịch. Trọng tâm của lễ hội sẽ được tiến hành vào buổi sáng ngày 13 tháng giêng âm lịch.
8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia . Trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ, sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần ki-lô-mét . Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần .
Để hát thờ, các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.
Có nhiều trò chơi dân gian tron lễ hội Lim như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.
Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và cuối thuyền và hát đối đáp với nhau.
Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh.
10. Bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện một sinh hoạt văn hóa của học sinh lớp 6
11. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội)
12. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em từng tham gia
Trên đây là Top những bài văn mẫu thuyết minh thuật lại một sự kiện hoặc một nét sinh hoạt văn hóa hay nhất do HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc để gửi đến các em HS tham khảo. Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian hay nhất (3 mẫu)
Cảm xúc, suy nghĩ trong chuyến trải nghiệm bảo tàng (10 mẫu)
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 ngắn gọn, siêu hay
Giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết (7 mẫu)
Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
- Khon9 c0n gjThích · Phản hồi · 3 · 11/02/23
- Minh NgọcThích · Phản hồi · 2 · 11/02/23
- Bùi LinhThích · Phản hồi · 1 · 11/02/23
- Mediterranean seaThích · Phản hồi · 2 · 11/02/23
- Đạt McThích · Phản hồi · 6 · 19/03/23
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 Cánh Diều
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2024-2025
Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao? (Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?)
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 sách Cánh Diều có đáp án 2024
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian hay nhất (3 mẫu)
6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024