Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024

Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024 có đáp án bao gồm ma trận đề thi, đề thi có kèm theo cả đáp án chi tiết giúp học sinh ôn tập, nắm vững kiến thức để đạt kết quả tốt nhất giữa HK2. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 được thiết kế khoa học, bám sát chương trình Ngữ Văn lớp 6, bộ sách Cánh Diều. Mời các em tải file về máy để ôn tập và làm quen với các dạng bài tập sẽ xuất hiện trong Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều 2024 sắp tới.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

I. Đọc - hiểu

- Nhớ tên văn bản, tên tác giả

- Nêu được nội dung chính của đoạn; chỉ ra phép tu từ sánh và tác dụng trong câu văn cụ thể

Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình cường tráng của Dế Mèn

Tổng

Số câu

1

2

1

4

Số điểm

1,0

2,0

1,0

4,0

Tỉ lệ

10%

20%

10%

40%

II. Làm văn

Viết 01 bài văn miêu tả

Tổng

Số câu

1

1

Số điểm

6,0

6,0

Tỉ lệ

60%

60%

Tổng

Cộng

Số câu

1

2

1

1

5

Số điểm

1,0

2,0

1,0

6,0

10,0

Tỉ lệ

10%

20%

10%

60%

100%

2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều số 1

1. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."

(Trích Ngữ văn 6 - Tập 2)

Câu 1

Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)

Câu 2

Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3

Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó. (1 điểm)

Câu 4

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích trên bằng 1 đoạn văn ngắn (Từ 3-5 câu) (1,0 điểm)

II. Làm văn: (6,0 điểm)

Hãy tả lại quang cảnh mái trường thân yêu vào buổi sáng đầu tiên em tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19.

2.1. Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều số 1

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.

- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm kiểm tra.

- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề kiểm tra, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

1. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Tên văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

+ Tên tác giả: Tô Hoài

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 2: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

- Tìm 02 từ mượn có trong đoạn trích: đình thần, lỗi lạc, công quán....(HS tìm được các từ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa).

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 3: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

- Các câu sử dụng tu từ so sánh là:

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

HS chỉ cần chi ra 1 trong 3 câu đạt 0,5 điểm. Chỉ ra được tác dụng cụ thể trong câu văn đó được 0,5 điểm.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 4: (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình khỏe mạnh, cường tráng của Dế Mèn, từ đó có ý thức luyện tập thể dục thể tháo và ăn uống khoa học điều độ và trau dồi vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

II. Làm văn: (6,0 điểm)

Tiêu chí về nội dung phần bài viết: (5,0 điểm)

1. Mở bài: (1,0 điểm)

- Giới thiệu về ngôi trường của em: tên trường, vị trí.

- Hoàn cảnh em quay lại trường: buổi sáng đầu tiên em và các bạn tới trường sau kì nghỉ dài chống dịch Covid-19

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu hay, tạo ấn tượng, có tính sáng tạo.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Biết dẫn dắt, giới thiệu chung về sự vật được tả nhưng chưa hay, chưa có tính sáng tạo.

- Mức không đạt: (0 điểm)

- Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.

2. Thân bài: (3,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (3,0 điểm) Tả được

3. Cảnh vật ngôi trường

- Lần đầu em trở lại trường sau nhiều tháng dài thực hiện lệnh cách li, em vừa háo hức vừa hồi hộp.

- Nhà em cách trường khoảng 500m. Nhìn từ xa ngôi trường thật đẹp, nằm lấp ló dưới những tán cây bàng.

- Cảnh vật buổi sáng sớm thật yên bình, những tia nắng sớm chiếu xuyên qua những tán lá bàng làm chói sáng lên những giọt sương còn đọng lại trên lá.

- Ánh nắng như tô điểm thêm sắc hồng cho mái ngói đỏ của trường thêm rực rỡ trông như mồng của chú gà trống buổi sớm mai.

- Từng làn gió thoáng nhẹ như làm cho tâm hồn trở nên thư thái thoải mái hơn.

- Lâu không trở lại trường nhưng mọi thứ vẫn sạch sẽ tinh tươm do trước đó các cô lao công đã dọn dẹp cẩn thận.

- Trên những thân cây xà cừ còn được gắn thêm những tấm bảng với những tiêu đề phòng chống Vovid-19.

- Nhà trường cũng đã cho lắp thêm những bồn rửa tay có xà phòng ở trước các hành lang và những lọ rửa tay khô cho mỗi lớp.

Cảnh sinh hoạt ở trường sau mùa dịch

- Em đến trường đã thấy lác đác một số bạn ở sân trường rồi, một số bạn ngồi trong lớp.

- Tiếng cười đùa vui vẻ của các bạn học sinh tạo cho em 1 cảm giác thật khó tả.

- Trên sân trường lúc này cũng không còn náo nhiệt như trước nữa. Vì cả trường đang thực hiện lệnh giãn cách xã hội của thủ tướng chính phủ.

- Đa số, ai ai cũng ngồi trong lớp và tránh tụ tập đông người.

- Tùng tùng tùng tùng.... tiếng trống trường vang lên đúng lúc 7h kém 5 phút, báo hiệu buổi học chuẩn bị bắt đầu.

- Các bạn nhanh chóng cầm lấy cặp và chạy đến xếp thành 4 hàng trước cửa từ từ đi vào lớp học. trả lại cảnh yên tĩnh lại cho sân trường.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 - 2,5 điểm)

Chỉ đạt 1 trong 2 yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập các ý trên.

3. Kết bài (1,0 điểm)

- Mức đạt tối đa: (1,0 điểm)

- Cảm nghĩ của em về cảnh trường: Quang cảnh trường em thật đẹp, bao nhiêu nỗi nhớ niềm thương của em gửi cả vào trong ấy.

- Em sẽ nhớ mãi ngôi trường thân yêu này trong tâm trí. Dù sau này rời khỏi mái trường những có dịp về quê nhà em sẽ đến thăm trường.

- Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.

- Mức không đạt: (0 điểm)

+ Kết bài sai kiến thức hoặc không có kết bài.

Các tiêu chí khác: (1,0 điểm)

1. Hình thức: (0,5 điểm).

- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)

Viết bài văn đủ bố cục 3 phần, các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng.

- Mức không đạt: (0 điểm)

Không hoàn chỉnh bài viết, sai nhiều về lỗi chính tả, lỗi dùng từ diễn đạt, chữ viết xấu, khó đọc.

2. Tính sáng tạo: (0,5 điểm)

- Mức đạt tối đa: (0,5 điểm)

+ Bài viết sinh động, có nhiều ý hay, diễn đạt tốt.

+ Biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm vào viết văn tự sự.

- Mức không đạt: Bài viết sơ lược, không biết kết hợp yếu tố kể, biểu cảm vào viết văn tự sự.

Lưu ý : Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân.

3. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều số 2

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

(Đêm nay bác không ngủ– SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

  1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt nào?
  2. Hình ảnh nào trong khổ thơ gây ấn tượng trong em?
  3. Nêu nội dung chính của khổ thơ.
  4. Tìm câu thơ có sử dụng phép tu từ ẩn dụ.

II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6 đến 8 câu) bày tỏ tình cảm của em đối với Bác Hồ kính yêu.

Câu 2: Hãy viết bài văn tả một người thân yêu của em.

chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

3.1. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều số 2

I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)

a.

- Tác phẩm: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

b.

- Hình ảnh ấn tượng: Người Cha mái tóc bạc đốt lửa cho các con nằm.

c.

- Nội dung chính: đoạn thơ làm nổi bật tình cảm kính yêu của anh đội viên dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc.

d.

- Câu thơ: Người Cha mái tóc bạc

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Về kĩ năng:

+ Viết bài văn bày tỏ tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu.

+ Đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức:

+ Giới thiệu về Bác Hồ.

+ Những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

+ Phẩm chất cao quý của Bác và tấm lòng bao la Bác dành cho mọi người.

+ Bác là tấm gương sáng của em trong tất cả mọi mặt: học tập, đạo đức…

+ Em vô cùng yêu quý và kính trọng Bác.

Câu 2.

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản.

+ Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu nội dung: có thể tả ông, bà, cha, mẹ… người mà em yêu quý nhất

Dàn bài gợi ý miêu tả ông nội

1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yêu nhất.

2. Thân bài:

a) Ngoại hình:

- Ông bước vào tuổi bảy mươi.

- Dáng người cao tầm thước.

- Khuôn mặt hiền từ.

- Đi lại nhanh nhẹn.

- Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.

- Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.

- Đôi mắt không còn tinh anh.

- Răng đã rụng đi mấy chiếc.

- Miệng hay mỉm cười hiền hậu.

- Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

b) Tính tình:

- Giọng nói ấm áp, chậm rãi

- Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.

- Luôn quan tâm đến con cháu

- Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.

- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.

- Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

3. Kết bài:

- Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

- Ông đem lại niềm vùi và sự đầm ấm cho gia đình em

- Em kính yêu ông vô hạn.

- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều 2024 số 3

Phần I: (5.0 điểm)

Cho câu thơ sau:

Chú bé loắt choắt

(Trích Lượm SGK Ngữ văn 6/ T2– Cánh diều)

Câu 1. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành hai khổ thơ và cho biết đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào mà em đã học? Tác giả là ai?

Câu 2. Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm được khắc họa trong hai khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ “là” (gạch chân và nêu tác dụng của câu trần thuật đơn đó).

Phần II: (5.0 điểm)

Trình bày ý kiến của em về hiện tượng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.

4.1. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều 2024 số 3

Phần I: (5.0 điểm)

Câu 1.

- Chép thơ:

Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng...

- Bài thơ: Lượm

- Tác giả: Tố Hữu.

Câu 2.

- Biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên: so sánh

- Chỉ rõ: tác giả so sánh Lượm giống như con chim chích nhảy trên đường vàng.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh hình ảnh cậu bé Lượm, làm cho chân dung của cậu bé hiện lên sinh động và đáng yêu hơn.

Câu 3.

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Lượm trong đoạn trích trên.

+ Đoạn văn ngắn 7 – 9 câu đáp ứng hình thức, sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và nêu tác dụng.

- Về kiến thức: Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Cảm nhận về ngoại hình:

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn.

Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn.

Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời.

+ Cảm nhận về tính cách, phẩm chất:

Vui vẻ, yêu đời: lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.

Dũng cảm, không sợ nguy hiểm.

→ Lượm là cậu thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, yêu đời và rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu là một anh hùng nhỏ, một cậu bé đáng yêu, đáng mến, là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.

Phần II: (5.0 điểm)

Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.

BÀI LÀM THAM KHẢO

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,…Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 8.315
0 Bình luận
Sắp xếp theo