Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa
Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa. Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích là đề bài tập làm văn Ngữ văn 6 sách Cánh Diều, Kết nối tri thức. Dưới đây là những đoạn văn mẫu kể lại truyện cổ tích sọ dừa bằng lời văn của em ngắn gọn, chọn lọc. Mời các em cùng tham khảo để chuẩn bị cho bài kể chuyện trên lớp thật hay và hấp dẫn nhé.
Văn mẫu lớp 6: Kể lại câu chuyện Sọ Dừa
- Dàn ý Kể lại truyện Sọ Dừa
- 1. Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa số 1
- 2. Kể lại truyện Sọ dừa khoảng 400 chữ số 2
- 3. Viết 1 bài văn khoảng 400 chữ kể lại 1 truyện cổ tích số 3
- 4. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa ngắn gọn số 4
- 5. Bài văn Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa số 5
- 6. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời văn của em số 6
- 7. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa lớp 6 số 7
- 8. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em
Dàn ý Kể lại truyện Sọ Dừa
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về truyện cổ tích Sọ Dừa
2. Thân bài:
* Sự ra đời của Sọ Dừa
- Hai vợ chồng già đã hơn 50 tuổi chưa có con
- Uống nước trong sọ dừa liền mang thai
- Sọ Dừa sinh ra không tay, chân, tròn như quả dừa và biết nói
* Sọ Dừa hiện thân thành người và thể hiện tài năng của mình:
- Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò cho nhà phú ông
- Khi không có người Sọ Dừa trở lại thành người, thổi sáo rất hay
- Cô con út nhà phú ông biết Sọ Dừa không phải người phàm đem lòng yêu mến
* Sọ Dừa lấy con gái phú ông và cuộc sống của hai vợ chồng
- Sọ Dừa bảo mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ
- Sắm đủ lễ vật nhưng chỉ có cô út chịu lấy Sọ Dừa
- Ngày cưới Sọ Dừa hiện thành hình dáng con người khôi ngô tuấn tú khiến hai chị của cô út ghen tức
* Biến cố xảy ra và cuộc hội ngộ của vợ chồng Sọ Dừa:
- Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên phải xa vợ đi sứ
- Vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại trôi ra ngoài đảo hoang
- Thuyền của Sọ Dừa đi qua đảo đón được vợ về đoàn tụ
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Sọ Dừa
Sơ đồ tư duy các diễn biến chính truyện Sọ Dừa
1. Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa số 1
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nghèo đi ở cho nhà phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con.
Một hôm, người vợ đi vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên cạnh gốc cây đựng đầy nước mưa, bà bưng lên uống, về nhà thì có mang. Chẳng bao lâu sau, chồng mất, bà sinh ra một đứa bé không tay không chân, tròn như một quả dừa. Bà buồn bã, toan vứt đi thì đứa con bảo:
- Mẹ ơi, con là người đấy. Mẹ đừng vứt đi mà tội nghiệp!
Nghĩ thương con, bà giữ lại nuôi. Đến khi lớn, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăm bò rất giỏi, con nào con nấy đều no căng bụng. Phú ông lấy làm hài lòng lắm.
Đến vụ mùa, tôi tớ ra đồng làm việc cả. Phú ông sai ba cô con gái đem cơm ra đồng cho Sọ Dừa. Hai cô chị tỏ ra coi thường, chỉ có mình cô Út là đối đãi với Sọ Dừa tử tế. Một hôm, cô Út mang cơm cho Sọ Dừa. Từ xa, cô bỗng nghe có tiếng sáo véo von. Cô lấy làm lạ, rón rén bước đến gần, rồi nấp sau bụi cây rình xem. Cô thấy một chàng trai khôi ngô đang ngồi thổi sáo. Có tiếng động, chàng trai biến mất, chỉ thấy Sọ Dừa nằm đấy. Nhiều lần như thế, cô út biết Sọ Dừa không phải là người trần, dần đem lòng yêu mến.
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về giục mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ thấy con nói vậy cũng sửng sốt, nhưng nghĩ thương con, bà mang buồng cau đến nói chuyện với phú ông. Phú ông cười mỉa:
- Được, muốn cười con gái ta thì phải chuẩn bị đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.
Bà mẹ về nói với con, cứ nghĩa con nghe vậy sẽ thôi việc lấy vợ. Nhưng Sọ Dừa dặn mẹ cứ yên tâm. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên khi trong nhà có đầy đủ lễ vật mà phú ông yêu cầu. Đến lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu, chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Ai nấy đều sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc nuối vừa ghen tức.
Sọ Dừa và vợ sống rất hạnh phúc. Nhờ học hành chăm chỉ, chàng đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước khi chia tay, Sọ Dừa đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn phải luôn mang trong người phòng khi cần dùng đến.
Từ ngày em gái lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị ghen ghét. Nhân cơ hội, họ bày mưu, rủ em gái chèo thuyền ra biển chơi, rồi đẩy em xuống nước. Cô út bị một con cá kình nuốt chửng vào bụng. Nhưng nhờ có con dao mà Sọ Dừa đưa cho, cô rạch bụng nó, con cá chết xác dạt vào hòn đảo.
Một hôm, có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống gay to:
- Ò ó o… Phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về.
Quan trạng cho thuyền vào xem. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Sọ Dừa đưa vợ về nhà nhưng không cho ai biết, rồi mở tiệc mừng với bà con ngày trở về. Hai cô chị thấy vậy mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra vẻ thương tiếc lắm. Đến khi hết tiệc, quan trạng mới đưa vợ ra. Hai cô chị vô cùng xấu hổ, bỏ đi biệt xứ.
2. Kể lại truyện Sọ dừa khoảng 400 chữ số 2
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích ca ngợi vẻ đẹp bên trong mỗi con người, kể về một chàng trai có phẩm chất và tài năng đặc biệt nhưng lại luôn ẩn mình trong hình hài dị dạng.
Ngày xửa ngày xưa có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.
Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.
Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.
Câu chuyện giúp em có được bài học quý giá khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Người nghèo khổ chăm chỉ lao động sẽ được đền bù, người thủy chung hiền hậu sẽ được hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ ác nghiệt, chua ngoa mới phải chịu số phận hẩm hiu.
3. Viết 1 bài văn khoảng 400 chữ kể lại 1 truyện cổ tích số 3
Truyện cổ tích Sọ Dừa là câu chuyện mà em được bà kể từ ngày còn thơ bé. Giờ đây, khi đã lên lớp 6, em vẫn nhớ như in nội dung của truyện và có thể kể cho mọi người cùng nghe.
Câu chuyện bắt đầu từ thuở xa xưa, có hai vợ chồng nghèo, ăn ở hiền lành, đã ngoài năm mươi nhưng vẫn chưa có con. Một hôm người vợ ra đồng khát nước, thấy cái sọ dừa đầy nước, bà bèn uống nước, sau đó mang thai và sinh ra đứa trẻ không chân, không tay, tròn như quả dừa. Bà nuôi nấng, tới khi lớn lên, Sọ Dừa nhờ mẹ xin phú ông cho đi chăn bò. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Một hôm, cô con gái út nhà phú ông mang cơm thì thấy Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô nên đem lòng yêu thương, có của ngon đều giấu cho chàng. Cuối mùa, Sọ Dừa giục mẹ sang đến hỏi con gái phú ông làm vợ, chỉ có cô con gái út đồng ý làm vợ Sọ Dừa. Ngày cưới, Sọ Dừa bước ra là một chàng trai tuấn tú. Trước khi Sọ Dừa lên kinh thi dặn dò vợ luôn mang theo mình quả trứng gà, con dao, hòn đá lửa. Sau đó, vợ Sọ Dừa bị hai chị hãm hại, nàng bị cá kình nuốt cô vào bụng. Cô lấy dao, rạch bụng cá, thoát chết, trôi dạt vào một hòn đảo. Đến khi Sọ Dừa đỗ quan trạng trở về, Sọ Dừa đón vợ trên đảo trở về và mở tiệc mừng. Hai cô chị sau bữa tiệc nhìn thấy em út xấu hổ bỏ đi biệt xứ.
Câu chuyện Sọ Dừa đã dạy cho em một bài học sâu sắc về thiện ác. Sọ Dừa, dù có hình dạng khác lạ nhưng lại có tấm lòng vàng, cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng. Còn hai cô chị độc ác thì phải nhận lấy hậu quả của những hành vi xấu xa của mình. Xuyên suốt câu chuyện, tình yêu chung thủy và sự tin tưởng đã giúp Sọ Dừa cùng vợ vượt qua mọi khó khăn. Đó cũng lời nhắc nhở chúng ta về giá trị của tình cảm gia đình và tình yêu đôi lứa.
4. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa ngắn gọn số 4
Ngày xưa có hai vợ chồng già, vừa nghèo lại chẳng có con, ấy thế mà đến lúc chỉ uống nước từ cái sọ dừa mà lại mang thai, sinh ra một cậu con trai tròn y như trái dừa, không tay không chân, nhưng vẫn biết nói, liền đặt tên là Sọ Dừa.
Dù không chân tay nhưng Sọ Dừa rất thông minh và ngoan ngoãn. Trong lúc đi chăn bò cho phú ông, nhân lúc không có người Sọ Dừa lại trở lại hình dáng con người, thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bò vừa thổi sáo rất hay. Nhà phú ông có ba cô con gái thì chỉ có cô út là thương và đối xử tử tế với Sọ Dừa, còn lại hai cô kia vì hình dáng kì lạ của Sọ Dừa nên thường hắt hủi.
Do một lần nhìn trộm nên cô út biết Sọ Dừa chính là chàng trai khôi ngô, hình dáng kì lạ kia chỉ là phép thử vì thế đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa hỏi cưới con gái phú ông, dù phú ông đòi lễ vật rất khó nhưng Sọ Dừa đều mang đến đủ cả và cưới được cô út. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất vui vẻ và hạnh phúc, cho đến khi Sọ Dừa thi đỗ Trạng Nguyên phải đí sứ. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị của cô út đã hãm hại em của mình nhằm thay thế muốn làm bà Trạng. Cô út nhờ những vật dụng mà Sọ Dừa để lại là con dao, cục đá và hai quả trứng gà nên dù có bị rơi xuống biển, cá nuốt vào bụng vẫn sống sót trên đảo hoang. Đến một ngày thuyền quan trạng của Sọ Dừa đi qua, gà trống gáy lên báo hiệu Sọ Dừa hãy vào đảo hoang đón vợ. Hai vợ chồng đoàn tụ trong vui mừng, còn hai người chị đành phải bỏ đi biệt xứ.
Nói chung, cốt truyện có thể ly kỳ nhưng vẫn hướng đến những ước mơ giản dị, niềm tin vào chiến thắng của cái thiện trước cái ác, sự công bằng cho con người.
5. Bài văn Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa số 5
Sọ Dừa là câu chuyện cổ tích đầu tiên em được đọc, và đó cũng là câu chuyện em yêu thích nhất.
Chuyện kể về một người đàn bà, vì uống nước trong cái gáo dừa, mà mang thai và sinh ra đứa con có ngoại hình xấu xí, kì lạ. Thế là bà đặt tên cho con là Sọ Dừa. Tuy vẻ ngoài xấu xí, đi lại bất tiện, nhưng Sọ Dừa vẫn rất chăm chỉ, chịu khó. Chàng đã nhờ mẹ xin cho được đi chăn bò của nhà phú ông. Đáp lại sự nghi ngờ của mọi người, chàng không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian ấy, con gái út của phú ông không ngại vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà vẫn mang cơm đến cho chàng. Cảm động, chàng nhờ mẹ đến hỏi cưới cô. Ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, lại có nhà rộng, gia nhân tấp nập khiến ai cũng ngạc nhiên. Không chỉ thế, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ dùi mài kinh sử, thi đỗ Trạng Nguyên. Điều đó khiến cho hai chị gái của vợ chàng hết sức ghen ghét.
Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị rủ cô em ra biển chơi, rồi đẩy cô xuống nước, hòng cướp đoạt vị trí vợ Trạng Nguyên. Nhưng may mắn, nhờ vào hòn đá lửa, con dao và mấy quả trứng gà Sọ Dừa dặn mang theo, mà cô em gái sống sót được. Cuối cùng, khổ tận cam lai, hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau, sống hạnh phúc đến cuối đời. Còn hai cô chị xấu xa thì tủi hổ mà bỏ đi biệt xứ.
Qua câu chuyện Sọ Dừa, tác giả dân gian đã gửi gắm chúng ta bài học về cách đối nhân xử thế, không nên quan trọng vẻ bề ngoài, mà phải chú trọng đến phẩm chất. Một người có trái tim nhân hậu, tốt bụng, thông minh thì mới là người đáng quý.
6. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời văn của em số 6
Sọ Dừa là truyện cổ tích đầu tiên tôi đọc, và cũng là truyện tôi thích nhất. Câu chuyện kể về một người phụ nữ uống nước trong gáo dừa mang thai và sinh ra một đứa trẻ xấu xí và kỳ dị. Vì vậy, cô đặt tên cho con trai mình là Sọ Dừa. Dù có ngoại hình xấu xí và đi lại bất tiện nhưng Sọ Dừa vẫn rất siêng năng, cần mẫn. Anh cầu xin mẹ cho anh đến trang trại chăn nuôi gia súc của người đàn ông giàu có. Đáp lại suy đoán của mọi người, anh không chỉ trông được đàn bò, mà còn chăm chúng béo tốt. Trong thời gian đó, cô con gái nhỏ của người đàn ông giàu có không ngại sự xuất hiện của vẻ ngoài của Sọ Dừa, mà mang thức ăn cho anh ta. Cảm động, anh cầu hôn mẹ mình. Đến ngày hôn lễ, Sọ Dừa trở về hình dáng bình thường, khôi ngô tuấn tú, nhà to, người hầu bận rộn khiến ai cũng kinh ngạc. Không chỉ vậy, sau khi kết hôn, Sọ Dừa còn chăm chỉ trau dồi kinh sử và thi đỗ Trạng Nguyên.
7. Kể lại truyện cổ tích Sọ Dừa lớp 6 số 7
Ngày xưa có hai vợ chồng già vừa nghèo lại chẳng có con, ấy thế mà đến lúc chỉ uống nước từ cái sọ dừa mà lại mang thai, sinh ra một cậu con trai tròn y như trái dừa, không tay không chân nhưng vẫn biết nói liền đặt tên là Sọ Dừa.
Dù không chân tay nhưng Sọ Dừa rất thông minh và ngoan ngoãn. Trong lúc đi chăn bò cho phú ông, nhân lúc không có người Sọ Dừa lại trở lại hình dáng con người, thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, vừa chăn bỏ vừa thổi sáo rất hay. Nhà phú ông có ba con gái thì chỉ có cô út là thương và đối xử tử tế với Sọ Dừa, còn lại hai cô kia vì hình dáng kì lạ của Sọ Dừa nên thường hắt hủi.
Do một lần nhìn trộm nên cô út biết Sọ Dừa chính là chàng khô ngô, hình dáng kì lạ kia chỉ là phép thử vì thế đem lòng yêu mến. Đến cuối mùa ở, Sọ Dừa hỏi cưới con gái phú ông, dù phú ông đòi lễ vật rất khó nhưng Sọ Dừa đều mang đến đủ cả và cưới được cô út. Hai vợ chồng Sọ Dừa sống rất vui vẻ và hạnh phúc, cho đến khi Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên phải đi sứ. Nhân lúc Sọ Dừa đi sứ, hai cô chị của cô út đã hãm hại em của mình nhằm thay thế muốn làm bà Trạng. Cô út nhờ những vật dụng mà Sọ Dừa để lại là con dao, cục đá và hai quả trứng gà nên dù có bị rơi xuống biến, cá nuốt vào bụng vẫn sống sót trên đảo hoang. Đến một ngày thuyền quan trạng của Sọ Dừa đi qua, gà trống gáy lên báo hiệu Sọ Dừa hãy vào đảo hoang đón vợ. Hai vợ chồng đoàn tụ trong vui mừng, còn hai người chị đành phải bỏ đi biệt xứ.
8. Kể lại một truyện cổ tích bằng lời văn của em
Tham khảo top những bài văn hay tại đây:
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Ngữ văn 6 Cánh Diều - Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em
- Kể lại câu chuyện cây khế bằng lời văn của em
- Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?
- Lập dàn ý miêu tả cảnh sông nước
- Đặt câu với thành ngữ Chung lưng đấu sức
- Đặt câu với thành ngữ kề vai sát cánh
- Mở cờ trong bụng là gì?
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 8 Đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
Em hiểu Cù lao chín chữ như thế nào?
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em từng tham gia siêu hay
Top 8 Đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện của mình hay nhất
Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?
Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?
Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 ngắn gọn, siêu hay
Gợi ý cho bạn
-
Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (8 mẫu)
-
(Siêu hay) Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhất 2024
-
5 đoạn văn về chủ đề môi trường có sử dụng thành ngữ Nhiều như nước hay nhất
-
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 sách Cánh Diều có đáp án 2024
-
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 Cánh Diều
Mở cờ trong bụng là gì?
5 đoạn văn về chủ đề môi trường có sử dụng thành ngữ Nhiều như nước hay nhất
Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ
TOP 9 Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều 2023-2024
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường