Soạn bài Lượm ngắn nhất
Soạn bài Lượm lớp 6 Cánh Diều tập 2
Soạn văn bài Lượm lớp 6 Cánh Diều (Soạn bài Lượm ngắn nhất). Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã khắc họa và ca ngợi hình ảnh nhân vật chính cùng tên tác phẩm - Lượm - một chú bé liên lạc nhỏ tuổi, hồn nhiên, thông minh, dũng cảm đã tham gia làm liên lạc trong cách mạng. Lượm hy sinh nhưng hình ảnh của em vẫn luôn là tượng đài bất diệt trong lòng người dân Việt Nam.
Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu Soạn bài Lượm ngắn nhất Cánh Diều tập 2 để các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm Lượm nhé.
Soạn văn bài Lượm lớp 6 Cánh Diều
1. Chuẩn bị
Câu 1 trang 32 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Xem lại mục Chuẩn bị trong bài Đêm nay Bác không ngủ đề vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Câu chuyện được kể về Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, hồn nhiên, dũng cảm đã tham gia làm liên lạc trong kháng chiến chống Pháp và hy sinh vì đất nước.
- Yếu tố tự sự miêu tả được thể hiện qua chi tiết sau:
+ Ngoại hình cậu bé: loắt choắt, xinh xinh, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, ca lô đội lệch, huýt sáo vang trên đường vàng, cười híp mắt, má đỏ bồ quân.
+ Yếu tố tự sự kể chuyện về cuộc gặp gỡ của tác giả và Lượm: ngày Huế đổ máu, chú Hà Nội về, tình cờ chú cháu, gặp nhau Hàng Bè.
+ Tác giả đã tưởng tượng và kể lại ngày Lượm mất.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ bốn chữ
+ Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật
+ Kết hợp điêu luyện và tài tình các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Ý nghĩa: Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm, hy sinh vì nhiệm vụ cao cả => hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các em bé yêu nước.
Câu 2 trang 32 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Đọc trước bài thơ Lượm, tìm hiểu thêm về tác giả Tố Hữu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.
a) Tác giả Tố Hữu
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.
- Sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, là con út trong gia đình. Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.
* Hoạt động cách mạng
- Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên.
- 3/1942, ông vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum) rồi tìm ra Thanh Hóa, bắt liên lạc với Đảng (về hoạt động bí mật ở huyện Hậu Lộc và thôn Tâm Quy, xã Hà Tân, huyện Hà Trung, Thanh Hóa).
- Đến năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên – Huế.
- Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước
* Sự nghiệp văn học và các tập thơ sáng tác tiêu biểu
- Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ, giữa lý tưởng trong trái tim và những câu thơ trên đầu bút. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến, được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, "một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng - Nghệ thuật - Tình yêu”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”.
* Các sáng tác tiêu biểu:
- Các tập thơ tiêu biểu Từ ấy (1937 – 1946), 72 bài thơ/ Việt Bắc (1947 – 1954), 26 bài thơ/ Gió lộng (1955 – 1961), 25 bài thơ/ Ra trận (1962 – 1971), 35 bài thơ
- Các bài thơ tiêu biểu: Từ ấy, Lượm, Bầm ơi, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.
b) Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Lượm
- Lượm là tác phẩm được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào năm 1949 - trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và in trong tập Việt Bắc.
- Vào tháng 12 năm 1946 đã nổ ra trận chiến giữa quân ta và giặc Pháp tại Huế. Đến tháng 2 năm 1947, mặt trận tại Huế bị tan vỡ, quân ta di chuyển lên chiến khu và đổi sang lối đánh du kích. Lúc đó, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về Huế để phục vụ kháng chiến. Tình cờ trên đường đi, nhà thơ được gặp Lượm - một cậu bé liên lạc nhỏ tuổi, nhanh nhẹn, thông minh, trong sáng. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường đi đưa thư. Vô cùng xúc động trước sự hi sinh của em, nhà thơ Tố Hữu đã viết nên bài thơ Lượm.
Câu 3 trang 32 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Tìm hiểu một số nhân vật thiếu niên dũng cảm đã được nói tới trong các câu chuyện lịch sử và văn học.
- Tìm hiểu chi tiết tại: Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn
Bài viết sẽ bao gồm thông tin về:
- Người anh hùng Kim Đồng
- Người anh hùng Lý Tự Trọng
- Người anh hùng Vừ A Dính
- Người anh hùng Lê văn Tám
- Người anh hùng Kim Đồng
Kim Đồng, anh tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928, là một người dân tộc Nùng tại tỉnh Cao Bằng. Tuy là người dân tộc thiểu số, nhưng được sinh ra trong cái nôi Cách mạng nên anh sớm đã giác ngộ lý tưởng Cách mạng và trở thành đội trưởng đội Nhi đồng cứu quốc. Tuy còn nhỏ nhưng Kim Đồng đã nhận thức rõ được nhiệm vụ của Cách mạng và khuyến khích, vận động các bạn khác đi theo hoạt động và làm liên lạc cho Việt Minh.
Năm 1943, khi đó, Kim Đồng mới mười lăm tuổi, trong một lần làm nhiệm vụ canh gác, anh đã anh dũng hi sinh khi bảo vệ các đồng chí lãnh đạo rút lui về chiến khu an toàn. Anh hi sinh khi tuổi đời còn rất nhỏ, và sự hi sinh của anh đã trở thành tấm gương sáng chói để lớp thiếu niên thế hệ sau noi theo....
- Người anh hùng Lê Văn Tám
Lê Văn Tám sinh năm 1932, là một đứa trẻ thuộc những gia đình nghèo khó nhất của Sài Gòn bấy giờ. Cuộc sống của anh hàng ngày không phải được đi học mà phải lang thang trên những con đường bán kẹo, bán lạc rang, đánh giày, ... để kiếm sống. Vào năm mười ba tuổi, anh đã nảy ra ý định phải diệt kho xăng đạn của kẻ thù. Anh đã anh dũng hi sinh và trở thành biểu tượng "em bé đuốc sống", vang danh dân tộc Việt về sự dũng cảm của mình.....
2. Đọc hiểu
Câu 1 trang 33 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Chú ý cách ngắt nhịp và biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất.
Đáp án:
- Cách ngắt nhịp trong khổ thơ thứ nhất:
Ngày Huế // đổ máu
Chú Hà Nội // về
Tình cờ // chú, // cháu
Gặp nhau // Hàng Bè
- Biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ nhất là biện pháp hoán dụ: "Ngày Huế đổ máu".
- Sử dụng địa danh Huế để nói toàn thể người dân sống ở Huế;
- "Đổ máu" là nói về sự hy sinh, đổ máu xương, chiến đấu gian khổ của người dân Huế trong ngày Pháp ném bom hay xuyên suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 2 trang 33 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ láy trong các dòng thơ 5-8.
- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.
- Tác dụng: Các từ láy góp phần giúp miêu tả sinh động hình ảnh chúc bé Lượm, dáng điệu, cử chỉ tính cách - một em bé liên lạc vui tươi, hồn nhiên, đáng yêu, say mê tham gia công tác kháng chiến.
Câu 3 trang 33 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12
- Biện pháp tu từ trong các dòng thơ 10-12 là biện pháp so sánh "mồm huýt sáo vang - như con chim chích nhảy trên đường vàng"
=> Tác dụng: Khắc họa, miêu tả cụ thể và sinh động hình ảnh chú bé liên lạc yêu đời, vui vẻ, nhiệt tình tham gia phục vụ kháng chiến.
Câu 4 trang 33 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Ngoại hình và tính cách của chú bé liên lạc được thể hiện qua các bức tranh minh họa này thế nào?
- Ngoại hình:
+ Lượm là một chú bé có thân hình thanh mảnh, nhỏ nhắn.
+ Cậu có đôi chân di chuyển thoăn thoắt, nhanh nhẹn.
+ Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu.
+ Chú bé liên lạc luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”, đồng thời là một cậu bé rất yêu đời.
=> Khi làm nhiệm vụ Lượm rất lạc quan.
- Tính cách, phẩm chất:
+ Vui vẻ, yêu đời, lúc nào cũng hát ca khi làm nhiệm vụ.
+ Dũng cảm, không sợ nguy hiểm vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác.
+ Nguyện hi sinh vì đất nước.
Câu 5 trang 34 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Khổ thơ (dòng 25-26) có gì đặc biệt so với các khổ khác?
- Hai câu thơ được tách riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ, rất khác so với các câu thơ khác.
- Kết cấu và cách trình bày đặc biệt này nhằm diễn tả sự bất ngờ, bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của em, bày tỏ niềm thương xót vô hạn, ngậm ngùi trước sự hi sinh anh dũng của tác giả đối với Lượm.
Câu 6 trang 34 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Cách ngắt nhịp trong khổ thơ (dòng 39-42) có gì đặc biệt?
- Cách ngắt nhịp trong khổ thơ:
Bỗng // lòe chớp đỏ
Thôi rồi, // Lượm ơi!
Chú // đồng chí nhỏ
Một // dòng máu tươi!
- Cách ngắt nhịp thể hiện tậm trạng nghẹn ngào, đau đớn, thương xót trước sự ra đi của Lượm.
Câu 7 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi ở dòng 47 có ý nghĩa gì?
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
- Từ đó:
+ Câu thơ là tiếng lòng của tác giả, bộc lộ cảm xúc tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Qua đó tác giả còn bộc lộ sự ngỡ ngàng, tưởng chừng như chưa tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Kể lại câu chuyện trong bài thơ dựa theo trật tự thời gian (khoảng 10 dòng).
Đáp án:
Chi tiết tại bài viết:
Nội dung dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Năm 1946, từ Hà Nội, tôi xin đơn vị được trở về quê thăm nhà. Đúng lúc gặp giặc Pháp tấn công vào Huế. Tình cờ tôi biết đến Lượm, một cậu bé làm nhiệm vụ giao liên - vận chuyển điện tín mật ở đồn Mang Cá. Cậu bé trông nhỏ con, loắt choắt, vậy mà nhanh nhẹn, bước đi thoăn thoắt. Trên đầu cậu là chiếc mũ ca lô đội lệch, vừa đi vừa huýt sáo trông mới tinh nghịch làm sao. Cậu cười phô hàm răng trắng tinh khi chúng tôi trò chuyện, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên vai theo nhịp bước chân. Và rồi cũng vào một ngày hè năm 1946 ấy, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh từ người đồng đội của mình. Lặng người nghe câu chuyện, tôi vẫn không thể tin được thông tin đang chảy qua đôi tai mình: giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận và hi sinh trên mặt trận đầy bom đạn. Em đã đi rồi nhưng hình ảnh loắt choắt, hồn nhiên, vô tư và nhiệt huyết làm liên lạc cách mạng của chú bé ấy vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Mong cho chiến tranh sớm kết thúc, ngày độc lập không còn xa để hòa bình được lập lại trên quê hương. Và rồi sẽ không còn ai phải hy sinh vì bom đạn đau thương nữa!
Câu 2 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Đọc các khổ thơ: 2, 3, 4, 5, lập bảng sau vào vở và điền các chi tiết miêu tả Lượm phù hợp vào các cột.
Trang phục | |
Hình dáng | |
Cử chỉ hành động | |
Lời nói |
Trong các chi tiết tác giả đã dùng để miêu tả nhân vật Lượm, em thấy thú vị với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Đáp án:
Trang phục | Đội mũ ca lô lệch về một bên, đeo cái xắc xinh xinh |
Hình dáng | Nhỏ nhắn,loắt choắt, thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh nhanh, má đỏ bồ quân. |
Cử chỉ hành động | Huýt sao vang, yêu đời. |
Lời nói | - Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà |
Em thấy thú vị về chi tiết khi Lượm nói về công việc của mình: cậu không hề tỏ ra lo lắng hay sợ hãi dù công việc nguy hiểm mà chỉ cảm thấy vui khi mình được giao nhiệm vụ.
Câu 3 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Theo em, tại sao các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng?
Đáp án:
Các dòng thơ 25, 26, 47 được tách ra thành những khổ thơ riêng chỉ gồm 2 dòng 4 chữ diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?
Đáp án:
- Trong bài thơ Lượm, tác giả đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu.
- Sự thay đổi cách gọi phản ánh đến quan hệ của tác giả và Lượm: họ vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí; vừa là của một nhà thơ cách mạng với một chiến sĩ đã hi sinh. Qua đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến và trân trọng của tác giả dành cho Lượm. Lượm là cậu bé, đứa cháu yêu quý của toàn thể người dân Việt Nam.
Câu 5 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình ảnh Lượm vẫn như ngày đầu có ý nghĩa gì?
Bài thơ kết thúc bằng việc lặp lại những dòng thơ miêu tả hình Lượm vẫn như ngày đầu nhằm tái hiện hình ảnh anh dũng, mang ý nghĩa bất tử của Lượm - em hy sinh nhưng sẽ sống mãi trong hàng triệu trái tim người dân Việt Nam và tác giả.
Câu 6 trang 35 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều
Trong cuộc sống và trong tác phẩm văn học có rất nhiều tấm gương thiếu niên dũng cảm như nhân vật Lượm; hãy viết 3-4 dòng giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết.
Tham khảo chi tiết tại:
Bài giới thiệu về một thiếu niên dũng cảm mà em biết được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
"Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng"
Từ khi còn bé, em đã được nghe những câu chuyện kể, những câu hát về chị Võ Thị Sáu - nữ du kích dũng cảm, can trường đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Dù chị đã đi xa những trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam, chị vẫn còn sống mãi. Mọi người gọi chị với cái tên thân thương "Chị Sáu" để thể hiện niền tiếc thương, yêu quý, trân trọng người Anh hùng tuổi nhỏ của lực lượng vũ trang nhân dân. Chị tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi. Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được, bị đày ra Côn Đảo và xử tử hình. Hình ảnh người con gái dũng cảm, không sợ cái chết, vẫn cười vui và cất lên tiếng hát mãi là bình ảnh bất tử, tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc Việt Nam.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
Top 4 Dàn ý tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết lớp 6
Top 21 bài Kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần siêu hay
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (8 mẫu)
Top 8 Đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện của mình hay nhất
Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em ngắn gọn, hay nhất (12 mẫu)
Top 8 Đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 Cánh Diều
Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?
(Siêu hay) Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhất 2024
Top 50 mẫu Kể về một kỉ niệm của bản thân hay nhất
Top 22 Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo chọn lọc
Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội sông có nguồn?
Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ