8 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024, bao gồm 8 đề thi có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2.
Bộ đề là Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án được biên soạn khoa học, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới, phù hợp với năng lực các em học sinh lớp 6. Sau đây, Mời thầy cô và học cùng tải file về máy để ra đề, ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa học kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 sắp tới tới.
Lưu ý: Còn rất nhiều bộ Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức kèm ma trận, đáp án. Tuy nhiên do hạn chế về dung lượng nên HoaTieu.vn chỉ trình bày 4 đề thi tại bài viết này. Bạn đọc tải file về máy để xem bản đầy đủ nhé!
- Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6
- Đề thi giữa hk2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 CTST
Đề thi giữa kì II Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức
- 1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý
- 2. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
- 3. Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án số 2
- 4. Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 6 giữa học kì 2 Kết nối tri thức số 3
- 5. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức số 4
1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |
Vận dụng thấp | Vận dụng cao | ||||
1. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X | - Thời gian các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành - Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á | - Quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển - Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc | |||
2. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X | - Thời gian tồn tại nước Âu Lạc - Những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc | - Kinh đô của nhà nước Văn Lang | Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt | ||
3. Đất và sinh vật trên Trái đất | Không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới | - Kiểu thảm thực vật thuộc đới nóng - Đặc điểm rừng nhiệt đới, một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới | |||
Số câu | TN: 4 TL: 1 | TN: 4 TL: 1 | TL: 1 | ||
Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 5 4.5 45% | 5 4.0 40% | 1 1.5 15% | 11 10 100% |
2. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
TRƯỜNG THCS ……. | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn Lịch sử - Địa lý 6 Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày khảo sát: ............ |
I. Trắc nghiệm(4.0 điểm). Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII
B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV
D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII
Câu 2. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?
A. Chân Lạp
B. Pa-gan
C. Cam-pu-chia
D. Sri Vi-giay-a
Câu 3. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
A. Gia vị
B. Nho
C. Chà là
D. Ô liu
Câu 4. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?
A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo
B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo
C. Ấn Độ giáo và Phật giáo
D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo
Câu 5. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là:
A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)
B. Phong Châu (Phú Thọ)
C. Cẩm Khê (Hà Nội)
D. Cổ Loa (Hà Nội)
Câu 6. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN
B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN
C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN
D. Từ năm 208 TCN đến năm 43
Câu 7. Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng?
A. Xa van
B. Thảo nguyên
C. Đài nguyên
D. Rừng lá kim
Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới:
A. Cấu trúc tầng có nhiều tầng
B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả
C. Rừng có nhiều loài cây lá kim
D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi
II. Tự luận (6.0 điểm)
Câu 9 (1.5 điểm). Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?
Câu 10 (2.5 điểm). Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?
Câu 11. (2.0 điểm). Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới? Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới?
2.1 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống số 1
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
Môn Lịch sử - Địa lý 6
I. Trắc nghiệm (4.0 điểm)
Mỗi câu đúng 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | D | A | C | B | C | A | C |
II. Tự luận (6.0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
9 | Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt. | 1.5 |
10 | Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc: - Đời sống vật chất: + Nghề nông trồng lúa nước cùng với việc khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi. + Nghề luyện kim với nghề đúc đổng và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đồng). + Nguồn thức ăn và nhà ở. + Trang phục và cách làm đẹp. - Đời sống tinh thần: Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên; tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,...; các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước. | 1.5 1.0 |
11 | Đặc điểm của rừng nhiệt đới. Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới: - Đặc điểm: + Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam + Nhiệt độ trung bình năm trên 21o C + Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm + Động vật: rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ + Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây - Biệp pháp: + Không săn bắt trái phép động vật + Không chặt cây, đốn rừng + Phủ xanh đất trống, đồi trọc + Tiết kiệm giấy là bảo vệ rừng + Nhân giống các loài thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng + Nâng cao ý thức con người về tầm quan trọng của rừng | 1.25 0.75 |
3. Đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án số 2
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1. Người đứng đầu các chiềng, chạ thời Hùng Vương gọi là gì?
A. Lạc hầu.
B. Bồ chính.
C. Lạc tướng.
D. Xã trưởng.
Câu 2. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ III TCN đến năm 43.
B. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
Câu 3. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là
A. Phong Châu (Phú Thọ).
B. Phú Xuân (Huế).
C. Cấm Khê (Hà Nội) .
D. Cổ Loa (Hà Nội).
Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
B. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Thường xuyên tổ chức các lễ hội gắn với nền nông nghiệp.
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Câu 6. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác biệt?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 7. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
Câu 8. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Luy Lâu.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành Tống Bình.
D. Thành Đại La.
Câu 9. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm phía trên tầng đối lưu.
B. Các tầng không khí cực loãng.
C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 10. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Câu 11. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
A. Ẩm kế.
B. Áp kế.
C. Nhiệt kế.
D. Vũ kế.
Câu 12. Khí hậu là hiện tượng khí tượng
A. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
B. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.
C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
D. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 13. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm
A. 1/2.
B. 3/4.
C. 2/3.
D. 4/5.
Câu 14. Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.
Câu 15. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Châu Nam Cực.
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do
A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
B. sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Câu 17. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. sinh vật.
D. đá mẹ.
Câu 18. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở
A. đới ôn hòa và đới lạnh.
B. xích đạo và nhiệt đới.
C. đới nóng và đới ôn hòa.
B. đới lạnh và đới nóng.
Câu 19. Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 20. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng
A. 30,1%.
B. 2,5%.
C. 97,5%.
D. 68,7%.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới thời Bắc thuộc có chuyển biến như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm). Bằng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, em hãy cho biết vai trò của oxy, hơi nước và khí carbonic đối với tự nhiên và đời sống. Nêu một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
3.1. Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Kết nối tri thức năm 2024
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-D | 3-A | 4-D | 5-C | 6-D | 7-A | 8-B | 9-B | 10-C |
11-A | 12-B | 13-B | 14-B | 15-D | 16-A | 17-D | 18-C | 19-A | 20-C |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
1 (2,0 điểm) | * Chuyển biến về kinh tế: - Nông nghiệp là ngành kinh tế chính. Sự phát triển của công cụ sản xuất và kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi đã tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn. - Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt,…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn. - Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm thủy tinh… - Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
* Chuyển biến về xã hội: - Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. + Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ. + Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội. + Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc và nô tì. - Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc. Các cuộc đấu tranh giành độc lập của người Việt liên tiếp diễn ra. | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
2 (3,0 điểm) | - Vai trò của oxi + Duy trì sự sống của cơ thể con người. + Nguyên liệu cho quá trình đốt cháy tạo năng lượng. + Đối với sự cháy: nếu không có oxi thì sẽ không có sự cháy. - Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước nhỏ nhất nhưng là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sương mù,… - Vai trò của khí cacbonic + Giúp cây xanh trong quá trình quang hợp. + Sử dụng trong bình chữa cháy giúp chữa cháy hiệu quả. + Sản xuất sương mù băng khô, phục hồi chi tiết các ống lót trục bằng đồng thau hay kim loại,… | 0,75 0,5 0,75 |
Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng - Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên. - Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện. - Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng. - Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,… | 1,0 |
4. Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 6 giữa học kì 2 Kết nối tri thức số 3
5. Đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức số 4
Tải file word Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức về máy để xem bản đầy đủ
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Dũng
- Ngày:
8 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
22/02/2022 9:33:00 SAGợi ý cho bạn
-
Top 8 Kể về một lần em mắc lỗi với mẹ ngắn gọn nhất
-
Top 8 Đóng vai Thánh Gióng kể lại câu chuyện của mình hay nhất
-
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
-
Soạn bài Con chào mào lớp 6 ngắn nhất
-
Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến siêu hay
-
Viết đoạn văn miêu tả cảm xúc của nhân vật cáo sau khi từ biệt hoàng tử bé
-
Mở bài, kết bài tác phẩm Cây tre Việt Nam ngắn gọn, siêu hay
-
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 Kết nối tri thức có đáp án 2024
-
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
-
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 KNTT
Top 3 Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về Cô Tô lớp 6 hay nhất
(Mẫu chuẩn) Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kỳ ảo. Hãy kể tên các đồ vật đó và nêu đặc điểm tác dụng của chúng
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi
Mở bài tác phẩm Thánh Gióng lớp 6 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)