Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 năm 2024

HoaTieu.vn xin chia sẻ 2 Bộ Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6 năm học 2023-2024 hệ thống kiến thức trọng tâm cùng các dạng bài tập môn Lịch sử lớp 6 theo chương trình GDPT mới, giúp các em HS ôn luyện để đạt điểm cao trong bài kiểm tra. Bộ Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 6 file Word/PDF cũng rất thuận tiện cho giáo viên tải về và chỉnh sửa, để giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình. Sau đây là nội dung chi tiết Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sử lớp 6, mời các bạn cùng tham khảo.

Ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 6
Ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 6

1. Đề cương ôn tập giữa học II Lịch sử 6 số 1

Bài 1. Nước Văn Lang, Âu Lạc

Bài 2. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc và sự chuyển biến của Âu Lạc trong thời Bắc thuộc.

Bài 3. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Câu 1: Sự ra đời nhà nước Văn Lang

Cách ngày nay khoảng 2000 năm, vào thời kì văn hoá Phùng Nguyên, những nhóm cư dân Việt cổ mở rộng địa bàn cư trú, di cư từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Bộ lạc mạnh nhất là Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay. Đây là nơi có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đòng đúc, sống ven những bãi sa bổi, trổng lúa, trổng dâu

2. Nước Văn Lang hình thành như thế nào?

Thế kỉ VIITCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Vàn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). Sự ra đời của nhà nước Văn Lang mở ra thời kì dựng nước đâu tiên trong lịch sử dân tộc

3. Đời sống vật chất tinh thần của cư dân văn lang.

a, Đời sống vật chất:

- Nghề chính là trồng lúa nước

- Kĩ thuật luyện kim phát triển, đặc biệt nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao

- Ngoài ra, họ còn biết đánh cá, chăn nuôi gia súc, làm các nghề thủ công…

- Ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá… - ở: Nhà sàn

- Mặc: + Nam: Đóng khố cởi trần + Nữ: mặc váy, áo yếm, có dùng đồ trang sức

- Đi lại: Chủ yếu bằng thuyền

b, Đời sống tinh thần

- Họ tổ chức lễ hội, vui chơi. - Nhạc cụ là trống đồng, chiêng, khèn.

- Về tín ngưỡng: + Người Văn Lang thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.

+ Người chết được chôn cất cẩn thận trong các thạp bình, quan tài hình thuyền... kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

=> Đời sống tinh thần và vật chất đã hòa quyện với nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt.

4.Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

-Thời gian thành lập: khoảng năm 208 TCN.

-Phạm vi không gian lãnh thổ của nước Âu Lạc: mỏ’ rộng hơn so với nước Văn Lang.

-Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang;quyềnlực

nhà vua được mở rộng hơn.

-Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.

-Chuyển kinh đô xuống vùng Cổ Loa (Hà Nội).

5.Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển

- các nghề: luyện kim, làm gốm, xây dựng… ngày càng phát triển

- Thực đơn bữa ăn ngày càng phong phú và chất lượng

- Mặc nhiều loại vải khác nhau: đay, tơ tằm

- Ở: các loại đồ dùng hàng ngày đã phong phú hơn nhiều

- Tín ngưỡng, phong tục, tập quán, các lễ hội… Vẫn được tiếp tục duy trì và pháttriển

6.Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

a.Chính sách cai trị về chính trị:

+ Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính:

Sơ đồ tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử 6

+ Áp dụng pháp luật hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta

b.Chính sách bóc lột về kinh tế:

+ Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, cống nạp sản vật quý.

+ Nắm độc quyến vế sắt và muối đối với người Việt

c.Chính sách cai trị về văn hoá:

- Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài; mở trường dạy chữ Hán; áp dụng luật Hán; truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

=> Chính sách đồng hoá dân tộc Việt

7. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội và văn hóa trong thời Bắc thuộc

a) Những chuyển biến về kinh tế:

- Nông nghiệp: + Trồng lúa nước, ngoài ra còn trồng cây ăn quả, chăn nuôi.

+ Biết sử dụng công cụ sắt, sức kéo trâu bò, biết chiết cành.

- Thủ công nghiệp:

+ Rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc, … được duy trì và phát triển.

+ Xuất hiện nghề thủ công mới: làm giấy, làm đường, mật mía, “Vải Giao Chỉ”

b) Những chuyển biến về xã hội và văn hóa:

Thời Văn Lang, Âu Lạc

Thời Bắc thuộc

Vua

Quan lại đô hộ

Lạc hầu, Lạc tướng

Địa chủ Hán

Hào trưởng Việt

Lạc dân

Nông dân công xã

Nông dân lệ thuộc

Nô tì

- Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và phong tục Hán truyền bá ngày càng nhiều vào nước ta thời Bắc thuộc

8. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Nguyên nhân: + Chống lại sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc khôi phục lại nền độc lập, tự chủ đã được thiết lập từ thời Hùng Vương dựng nước.

+ Trả thù cho chồng mình là Thi Sách.

- Diễn biến : + Tháng 3 - 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, tướng lĩnh đều quy tụ về với cuộc khởi nghĩa.

+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh hạ thành Cổ Loa và tiến đánh chiếm được Luy Lâu.

+ Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, ban chức tước cho người có công, xá thuế cho dân.

+ Mùa hè năm 42, Mã Viện đem quân đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại

- Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc, Chứng tỏ tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, bất khuất của người Việt. Ý chí anh hùng của người phụ nữ Việt Nam

9. Khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân: Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Ngô, năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Diến biến: Từ căn cứ núi Nưa được nhân dân ủng hộ nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ

- Kết quả: Nhà Ngô lo sợ, vội cử Lục Dận mang 8000 quân sang đàn áp. Dù chiến đấu anh dũng nhưng do lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân bị tiêu diệt. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá).

- Ý nghĩa: Tô đậm thêm truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, là ngon cờ tiêu biểu trong cuộc đấu tranh trong thời kì Băc thuộc

10. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân.

- Diễn biến

+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, trong 3 tháng nghĩa quân chiếm được thành Long Biên.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi. Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

+Năm 545, Nhà Lương cử quân xâm lược Vạn Xuân. Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến cho Triệu Quang Phục.

+ Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây đựng căn cử và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Năm 550, sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục làm vua nước Vạn Xuân

+ Đầu Thế kỉ VII, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt

Sự giống và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Giống nhau: Cùng nổ ra vào mùa xuân nhằm chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc; cùng giành được thắng lợi ban đầu và thành lập được chính quyền tự chủ một thời gian.

+ Khác nhau: Hai Bà Trưng mới xưng vương thì Lý Bí đã xưng đế; Hai Bà Trưng mới xây dựng được chính quyền tự chủ sơ khai thì Lý Bí đã xây dựng quốc hiệu riêng với chính quyền có hai ban văn, võ; Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh trong khi Lý Bí dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch; chính quyền tự chủ Hai Bà Trưng chỉ tồn tại được ba năm trong khi chính quyền của nhà nước Vạn Xuân tồn tại lâu hơn

11. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Nguyên nhân: không cam chịu chích sách cai trị hà khắc và thuế khóa nặng nề của nhà Đường nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra tiêu biểu là khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan:

+ Năm 713, nhân dân Hoan Châu vùng lên khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan.

+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây thành Vạn An. Ông xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.

+ Từ thành Vạn An, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).

+ Năm 722, nhà Đường đưa 10 vạn quân sang đàn áp, khởi nghĩa bị dập tắt.

+ Khởi nghia Mai Thúc Loạn đã giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 – 722

Những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng:

+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng đã hợp quân khởi nghĩa

+ Được nhân dân hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An lên nối nghiệp cha. Sau đó, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.

- Ý nghĩa: Nối tiếp truyền thống đấu tranh của người Việt, cổ vũ tình thần đấu tranh của nhân dân ta...

- So sánh khởi nghĩa của Mai Thúc Loan với các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và Lý Bí trước đó:

+ Giống nhau: đều là những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô vượt ra phạm vi một địa phương cụ thể, thành lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

+ Khác nhau: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan giành chính quyển trong 10 năm, Hai Bà Trưng trong 3 năm, Lý Bí trong 58 năm; phạm vi và quy mô khởi nghĩa Mai Thúc Loan rộng lớn hơn, thu hút cả sự hưởng ứng của nhân dân Chăm-pa và Chân Lạp

2. Đề Cương Ôn Tập Giữa HK2 Lịch Sử 6 số 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II

PHÂN MÔN LỊCH SỬ 6

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN

Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

1. Tổ chức bộ máy cai trị

- Nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam), gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu, thủ phủ đặtở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh). Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đò hộ phương Bắc cai trị đến cấp huyện.

- Nhà Tuỳ, Đường thi hành chính sách cai trị hà khắc. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ với 59 huyện, 12 châu.

2. Chính sách bóc lột về kinh tế

- Nhà Hán chiếm đoạt ruộng đất, bắt dân ta cống nạp sản vật quý, hương liệu, vàng bạc,... Những sản phẩm quan trọng như sắt và muối bị chính quyền đò hộ giữ độc quyền.

- Nhà Ngô và nhà Lương siết chặt ách cai trị, đặt thêm thuế, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước.

- Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đò hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề.

3. Chính sách đồng hoá

- Nhà Hán chủ trương đưa người Hán sang nước ta sinh sống lâu dài, ở lẫn với người Việt; tìm cách xoá bỏ những tập quán lâu đời của người Việt, ép buộc dân ta theo phong tục, tập quán của họ.

- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền vào Việt Nam.

Chữ Hán được du nhập nhằm phục vụ cho công cuộc đồng hóa.

II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hoá, xã hội

1. Những chuyển biến về kinh tế

- Trổng lúa nước vẫn là ngành chính, một năm trổng hai vụ. Ngoài ra, người dân còn chăn nuôi và trổng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông.

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền,… Kĩ thuật đúc đồng thời Đông Son tiếp tục được kế thừa và phát triển.

- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi, buôn bán trong các chợ làng, chợ phiên.

- Nhiều tuyến đường giao thông được mở rộng.

- Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về ngoại thương.

2. Những chuyển biến về xã hội

- Tầng lớp trên của xã hội như Lạc tướng, Lạc hầu và sau này là hào trưởng người Việt có thế lực kinh tế và uy tín trong nhân dân nhưng vẫn bị chính quyền đô hộ chèn ép.

- Nông dân công xã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế, nhiều người bị phá sản trở thành nông dân lệ thuộc hoặc nô tì.

Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dắn tộc trước thế kỉ X

*Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Thời gian: Mùa Xuân năm 40 (Tháng 3 dương lịch).

- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Địa điểm: Hát Môn (Hà Nội).

- Người lãnh đạo: Trưng Trăc, Trưng Nhị.

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi hoàn toàn.

* Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu

- Thời gian: Năm 248.

- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Bà Triệu.

- Địa điểm: Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa).

- Người lãnh đạo: Bà Triệu.

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

* Cuộc khởi nghĩa Lí Bí

- Thời gian: Năm 542.

- Tên cuộc khởi nghĩa: khởi nghia Lí Bí.

- Địa điểm: Thái Bình.

- Người lãnh đạo: Lí Bí.

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa dành thằng lợi.

* Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Thời gian: Đầu thế kỉ VIII (năm 722).

- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

- Địa điểm: Nghệ An.

- Người lãnh đạo: Mai Thúc Loan.

- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng

-Thời gian: Năm 776 – 791.

- Tên cuộc khởi nghĩa: Khởi nghĩa Phùng Hưng.

- Địa điểm: Phùng Lâm.

- Người lãnh đạo: Phùng Hưng.

- Kết quả: Năm 791, nhà Đường sang đàn áp, Phùng An ra hàng.

B. HỆ THỐNG CÂU HỎI

Câu 1. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào?

A. Năm 40.

B. Năm 542.

C. Năm 43.

D. Năm 248.

Câu 2. Sau khi đánh đuổi quân Hán, Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua gọi là

A. Trưng Vương.

B. Trắc Vương.

C. Hoàng Đế.

D. Nhị Vương.

Câu 3. Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu ở

A. Núi Nưa.

B. Hát Môn.

C. Cổ Loa.

D. Mê Linh.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

A. 248.

B. 40.

C. 542.

D. 43.

Câu 5. Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Bí đặt tên nước là

A. Vạn Xuân.

B. Đại Việt.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 6. Sau khi lên ngôi, Lý Bí đóng đô ở đâu?

A. Tô Lịch.

B. Mê Linh.

C. Cổ Loa.

D. Tống Bình.

Câu 7. Nhân dân sau này gọi Triệu Quang Phục là

A. Dạ Trạch Vương.

B. Điền Triệt Vương.

C. Gia Ninh Vương.

D. Khuất Lão Vương.

Câu 8. Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi, Triệu Quang Phục đã

A. xưng vương (Triệu Việt Vương).

B. tiếp tục xây dựng lực lượng.

C. đưa Lý Phật Tử lên làm vua.

D. tiến đánh sang đất Trung Quốc.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra vào năm

A. 713

B. 722

C. 776

D. 791

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan diễn ra ở

A. Hoan Châu.

B. Diễn Châu.

C. Ái Châu.

D. Giao Châu.

Câu 11. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là do

A. Hai Bà tài giỏi, mưu trí, nhân dân cả nước hưởng ứng.

B. Lực lượng quân đội nhà Hán yếu.

C. Nhà Hán chủ động rút lui, trao trả độc lập cho nước ta.

D. Hai Bà Trưng đã dùng kế sách li gián kẻ thù.

Câu 12. Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì?

A. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng.

B. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.

C. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

Câu 13. Chính sách cai trị thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là:

A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.

B. “Đồng hóa” nhân dân ta.

C. vơ vét của cải, bóc lột nhân dân ta.

D. muốn giúp đỡ nhân dân ta.

Câu 14. Đâu không phải là việc làm của Trưng Vương sau khi đánh đuổi quân đô hộ?

A. Ban tặng đất đai cho con cháu, dòng họ.

B. Xóa thuế hai năm liền cho dân.

C. Bãi bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ.

D. Phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền mới

Câu 15. Nhà nước Vạn Xuân được lập ra từ thắng lợi cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Lí Bí.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Câu 16. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi nhanh chóng là do

A. được đông đảo nhân dân ủng hộ.

B. quân Hán đã suy yếu.

C. người chỉ huy tài giỏi.

D. thời cơ thuận lợi.

Câu 17. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã thay đổi về tổ chức nhà nước nhằm

A. Ngăn cản nguy cơ người Việt tổ chức khởi nghĩa.

B. Đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới.

C. Tăng cường quyền cho người Hán.

D. Mở rộng quyền lợi cho người Việt.

Câu 18. Bốn câu thơ sau nói về cuộc khởi nghĩa nào?

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”

A. Hai Bà Trưng.

B. Bà Triệu.

C. Lí Bí.

D. Mai Thúc Loan.

Câu 19. Bài ca dao sau đây nói lên điều gì?

“Ru con con ngủ cho lành

Để mẹ gánh nước rửa bành con voi

Muốn coi lên núi mà coi

Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng

Túi gấm cho lẫn túi hồng,

Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân.”

A. Ca ngợi chiến công của Bà Triệu.

B. Tường thuật trận đánh giặc của Bà Triệu.

C. Miêu tả về thân thế của Bà Triệu.

D. Vừa miêu tả vừa tường thuật trận đánh của Bà Triệu.

Câu 20. Vì sao Triệu Quang Phục chọn đầm Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Địa hình hiểm trở.

B. Nhân dân đông đúc.

C. Đồng bằng rộng lớn dễ quan sát.

D. Có nhiều sĩ phu yêu nước.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 806
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi