Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất lớp 6

Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất là đề bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6. HoaTieu.vn xin gửi tới các em học sinh dàn ý và bài văn mẫu Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6 ngắn gọn, siêu hay. Mời các em tham khảo khi thực hành viết văn thuyết minh.

Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6
Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6

Dàn ý Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6

I. Mở bài

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lâu đời, gắn liên với tín ngưỡng dân gian Việt Nam về Thánh Gióng - một trong “Tứ bất tử”.

II. Thân bài:

  • Lễ hội đền Gióng được tổ chức ở đâu?
  • Lễ hội đền Gióng diễn ra như thế nào?

Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo trình tự thời gian một cách thật logic.

– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:

  • Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào): Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch).
  • Lễ hội đền Gióng được tổ chức ở đâu?
  • Nguồn gốc, lí do tổ chức lễ hội: tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam...

– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:

  • Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
  • Chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…
  • Chuẩn bị về địa điểm…

– Lễ hội đền GIóng diễn ra như thế nào? Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.

  • Phần lễ: rước kiệu lễ, dâng hương lễ vật,
  • Phần hội: các hình thức diễn xướng dân gian, các trò chơi dân gian, các đoàn khách thập phương.

– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.

III. Kết bài:

  • Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.

1. Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn nhất số 1

Lễ hội Gióng là một trong những lễ hội lâu đời, gắn liên với tín ngưỡng dân gian Việt Nam về Thánh Gióng - một trong “Tứ bất tử”. Tục truyền rằng khi biết đất nước sắp lâm nguy, Thánh Gióng đã đầu thai xuống phàm trần thành cậu bé làng Phù Đổng, đánh thắng giặc Ân, đem lại thái bình cho đất nước. Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra vào tháng giêng hằng năm chính là để tưởng nhớ công lao to lớn của người.

Hội Gióng đền Sóc Sơn có với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị.

Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự như Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giò hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) - rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng. Ngày nay, trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân). Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 là lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận. Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc.

Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010

2. Bài văn thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn số 2

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương.

Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh Gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".

Hội Gióng Phù Đổng được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất tại đồng bằng Bắc Bộ về quy mô đoàn rước và người tham dự.

Hội Gióng làng Phù Đổng
Hội Gióng làng Phù Đổng

3. Bài văn thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn lớp 6 số 3

Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc Sơn, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Gióng gồm hai phần lễ và hội. Về phần lễ, sau phần văn tế của Huyện, tế lễ của các thôn làng gồm Lễ rước giò hoa tre và lễ tế của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), Lễ rước trầu cau và lễ tế của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), Lễ rước ngà voi và lễ tế của thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa), Lễ rước cỏ voi và lễ tế của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), Lễ rước tướng và lễ tế của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú), Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).  lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách.

Về phần hội: các trò chơi dân gian tiếp tục được tổ chức như Đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi kéo mỏ, thi cầu húc, đấu vật… Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng được tổ chức xuyên suốt những ngày diễn ra lễ hội tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc.

Lễ hội Đền Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ vào dịp đầu xuân năm mới.

4. Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6 ngắn số 4

Hội Gióng là một trong những nét đẹp văn hóa, là lễ hội được tổ chức thường niên ở nhiều nơi thuộc khu vực Hà Nội. Đây là ngày mà người dân bày tỏ lòng thành kính, tưởng niệm và ca ngợi đến Thánh Gióng – người anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc.

Hiện nay, có 2 hội Gióng điển hình ở Hà Nội đó chính là hội Gióng được tổ chức ở đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng được tổ chức ở đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm. Đây cũng là lễ hội đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Hội Gióng Phù Đổng được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hằng năm. Trước ngày diễn ra hội Gióng Phù Đổng, những gia đình vinh dự sẽ được chọn người để đóng vai các nhân vật như Ông Hiệu (Tức Hiệu cờ, Hiệu chiêng, Hiệu trống, Hiệu Trung Quân, Hiệu Tiểu cổ); vai cô Tướng; phường Áo đỏ, phường Áo đen… Những người này sẽ chuẩn bị những điều kiện vật chất cần thiết, đối với những người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ nhiều ngày trước thời điểm diễn ra lễ hội.

Trong ngày chính hội, dân làng sẽ tổ chức nghi lễ tế Thánh, sau đó là lễ rước nước để lau rửa tự khí từ đền Hạ nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, tiếp đến là lễ Duyệt tướng, lễ Khám đường... Toàn bộ lễ hội sẽ được tổ chức trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt, thu hút rất đông người dân và du khách tham gia.

Những hoạt động trong khuôn khổ lễ hội được trình diễn một cách độc đáo, mang đậm nét văn hóa của người Việt. Vì vậy đến nay các giá trị của lễ hội Gióng vẫn được bảo tồn vẹn nguyên, là một trong những nét đẹp truyền thống đáng tự hào của dân tộc.

5. Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6 ngắn gọn số 5

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng.

Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội.

Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng … Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh.

Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm (khu đất ven hồ sen đầu làng Đổng Viên, cách đền Thượng chừng 2 km) và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia. Chiến trường là 03 chiếc chiếu, mỗi chiếu có 01 chiếc bát to tượng trưng cho núi đồi, úp trên 01 tờ giấy trắng tượng trưng cho mây trời. Vây quanh là đại quân của Gióng và phía bên kia là đại quân của 28 nữ tướng giặc (biểu tượng cho yếu tố âm).

Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kỵ là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi. Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm.

Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

6. Thuyết minh về lễ hội Gióng hay nhất số 6

Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6
Thuyết minh về lễ hội Gióng lớp 6

Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn của vùng châu thổ Sông Hồng, là khúc tráng ca huy hoàng về chiến thắng lẫy lừng của người anh hùng nhỏ tuổi làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có công tiêu diệt giặc Ân hung hãn, mở đầu trang sử vàng son chống ngoại xâm từ thời tiền sử đời vua Hùng Vương thứ VI. Vì thế, dân gian có câu:

Ai ơi mùng chín tháng tư/ Không đi Hội Gióng cũng hư một đời.

Lễ Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi, nhưng ở Sóc Sơn và xã Phù Đổng thì hoàn chỉnh và đầy đủ ý nghĩa. Lễ Hội Gióng chính thức diễn ra mùng 6 đến 12 tháng 4 Âm lịch hàng năm tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hội diễn ra trong toàn xã, với lực lượng tham gia trên 1300 người. Hội Gióng miêu tả lại toàn bộ cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, từ khi chuẩn bị vũ khí, lực lượng, lương thảo cho đến khi kết thúc trận đánh, ăn mừng thắng lợi. Hội Gióng có dàn vai diễn rất phong phú và độc đáo. Đạo cụ, y phục mỗi vai diễn đều có ý nghĩa sâu sắc. Nhân vật trung tâm của toàn cuộc hội là vai ông Hiệu Cờ. Đây chính là hiện thân của nhân vật Gióng mang hồn cốt và sức mạnh của người anh hùng giữa một hệ thống biểu tượng các vai diễn khác như: Các ông Hiệu là hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng. “Phù Giá” là đội quân chính quy. Phường “Ải lao”, trong đó có ông Hổ, đội quân tổng hợp. “Làng áo đỏ” biểu trưng cho đội quân trinh sát nhỏ tuổi. Còn “Làng áo đen” chính là đại diện cho đội dân binh... Ngoài các thành viên làm nhiệm vụ nói trên Hội Gióng còn có bên quân giặc với 28 cô gái tuổi từ 13 đến 18 tuổi, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược Ân.

Mặc dù Hội Gióng chính thức được tổ chức từ 6 đến 12 tháng 4 Âm lịch nhưng việc chuẩn bị được bắt đầu từ mùng 1 tháng 3 Âm lịch. Từ ngày 15-3 Âm lịch trở đi, các vai diễn bắt đầu chuẩn bị, diễn tập rất công phu nhằm đảm bảo cho Hội thành công tốt đẹp. Thông thường chiều ngày chính Hội sẽ có mưa hoặc mây kéo đến quanh Đền,là bằng chứng Thánh Gióng đã nhận lễ và ban mưa cho mùa màng bội thu. Trong các ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng 4 Âm lịch, dân làng tổ chức lễ rước cờ đến đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng. Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận đánh giặc Ân). Ngày 10-4 làm lễ duyệt quân tạ ơn Thánh Gióng.

Ngày 11- 4 tổ chức lễ rửa hội, rước nước và rước binh khí. Hội Gióng với lễ thức rước nước thờ phản ánh về tầm quan trọng của nước từ thời rất xa xưa, khi hình thành về nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Trong ngày này các trò chơi được tổ chức ở khắp nơi như đấu vật, diễn trò trước và hát chúc tụng Thánh Gióng.

Ngày 12-4 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất - Cờ trắng được cắm dọc đường biểu trưng kẻ địch đã đầu hàng.

Hội Gióng là một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước miêu tả lại cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Phần hội mang đạm đà bản sắc văn hóa cổ truyền Việt Nam, có diễn xướng dân gian, liên quan đến múa hát ải lao, múa hồ... và diễn xướng tiêu biểu nhất là diễn xướng ba trận đánh giặc Ân bằng ngôn ngữ biểu tượng. Bởi những giá trị độc đáo trên, hội Gióng đã đóng góp một phần quan trọng vào kho tàng Hội làng Việt Nam, cần được gìn giữ cho muôn đời sau.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6 > Ngữ văn 6 KNTT góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
96 36.763
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lê Tiến Anh
    Lê Tiến Anh

    Ad cập nhật nhiều bài Thuyết minh về lễ hội Gióng hơn nhé

    Thích Phản hồi 13/02/23
    • Trần Lan
      Trần Lan

      Bài Thuyết minh về lễ hội Gióng ngắn gọn, hữu ích

      Thích Phản hồi 13/02/23
      • Cinderella
        Cinderella

        hay

        Thích Phản hồi 13/02/23