Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) (30 mẫu)
Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến là đề bài tập làm văn sách Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo tập 2. Để giúp các em có thêm tài liệu tham khảo khi thực hành viết văn thuyết minh, HoaTieu.vn xin chia sẻ đến các em học sinh những bài văn mẫu lớp 6: thuyết minh thuật lại một sự kiện, lễ hội; viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 ngắn gọn, siêu hay. Mời các em cùng tham khảo.
STT | Nội dung | Số từ |
Bài văn mẫu số 1 | Thuyết minh thuật lại sự kiện Giờ Trái Đất | 374 |
Bài văn mẫu số 2 | Thuyết minh thuật lại sự kiện hội thao mừng ngày Giỗ Tổ ở trường | 282 |
Bài văn mẫu số 3 | Thuyết minh thuật lại lễ hội đua tuyền quê em | 296 |
Bài văn mẫu số 4 | Thuyết minh thuật lại lễ hội Phủ Dầy | 435 |
Bài văn mẫu số 5 | Thuyết minh thuật lại lễ hội đêm trung thu phá cỗ | 588 |
Bài văn mẫu số 6 | 8 mẫu Thuyết minh thuật lại lễ hội Gióng, hội trọi trâu, đua thuyền, hội chùa Hương, hội Lim, hội thổi cơm ở Đồng Vân... | Bài văn mẫu đủ 3 phần: Mở, thân, kết |
Bài văn mẫu số 7 | 5 mẫu Thuyết minh thuật lại lễ hội trăng rằm Trung thu | Bài văn mẫu đủ 3 phần: Mở, thân, kết |
Bài văn mẫu số 8 | 4 mẫu Thuyết minh thuật lại Lễ hội đền Hùng | Bài văn mẫu đủ 3 phần: Mở, thân, kết |
Bài văn mẫu số 9 | 4 mẫu thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội chợ xuân, sự kiện 20/11 ở trường, Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945... | Bài văn mẫu đủ 3 phần: Mở, thân, kết |
Bài văn mẫu số 10 | Mẫu thuyết minh thuật lại một sự kiện sinh hoạt, văn hóa, lịch sử: ngày khai trường, lễ chào cờ, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm 938,... | Bài văn mẫu đủ 3 phần: Mở, thân, kết |
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6
- Dàn ý Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội)
- 1. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) số 1
- 2. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh thuật lại một sự kiện mà em từng tham dự hoặc chứng kiến số 2
- 3. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện số 3
- 4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội số 4
- 5. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 số 5
- 6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em từng tham gia (8 mẫu)
- 7. Thuyết minh về ngày hội trăng rằm lớp 6 (3 mẫu)
- 8. Thuyết minh về Lễ hội đền Hùng ngắn gọn lớp 6 (5 mẫu)
- 9. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa (3 mẫu)
- 10. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 (6 mẫu)
- 11. Viết bài văn thuyết minh kể về ngày hội đọc sách (2 mẫu)
Dàn ý Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội)
1. Mở bài:
- Giới thiệu sự kiện/lễ hội được thuật lại (sự kiện/lễ hội gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào).
2. Thân bài:
- Quang cảnh, không khí sự kiện/lễ hội diễn ra.
- Sự việc, hoạt động mở đầu.
- Các sự kiện, hoạt động chính?
- Kết thúc sự kiện, lễ hội.
3. Kết bài:
- Cảm nhận chùng hoặc đánh giá về sự kiện/lễ hội.
1. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) số 1
Bài văn 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Mọi website khác lấy bài xin dẫn nguồn.
"Giờ Trái Đất" là một sự kiện toàn cầu nhằm tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Ban đầu, năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu tìm kiếm phương pháp mới để tuyên truyền về vấn đề biến đổi khí hậu. Vào năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đã đặt tên cho chiến dịch của họ là "Giờ Trái Đất". Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới, với hơn 4000 thành phố và 88 quốc gia tham gia vào năm 2009.
Mục đích của sự kiện là tăng cường ý thức về việc tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải, đồng thời khẳng định rằng mỗi hành động cá nhân đều có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng ta. Sự kiện này có nhiều hoạt động ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh và tuyên truyền vận động cộng đồng hưởng ứng chiến dịch. Vào ngày Trái đất năm nay, cả gia đình em đã quyết định tắt toàn bộ các thiết bị điện trong nhà để góp phần bảo vệ môi trường như đèn, tivi, máy tính, điều hòa... Sau khi tắt hết các thiết bị điện, mọi người trong khu phố ra ngoài hiên ngồi trò chuyện. Lúc này cả khu phố chìm trong không khí yên bình. Em lắng nghe những câu chuyện kể thú vị của mọi người về cuộc sống ngày trước khi chưa có đèn điện đơn giản, bình dị ra sao. Hóa ra cuộc sống ngày xưa nghèo khó, chậm rãi nhưng cũng thật vui vẻ và hạnh phúc. Một tiếng "Giờ Trái Đất" trôi qua thật nhanh và ý nghĩa.
Với những hoạt động nhỏ bé, thiết thực, "Giờ Trái Đất" đã góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và tăng cường nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường. Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn đối với bảo vệ môi trường và tương lai của nhân loại.
2. Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh thuật lại một sự kiện mà em từng tham dự hoặc chứng kiến số 2
Sáng qua, trường em đã tổ chức hội thao chào mừng ngày Giỗ Tổ. Tuy quy mô không quá lớn, nhưng các bạn học sinh đều tham gia rất nhiệt tình, tạo nên bầu không khí sôi động.
Vì chỉ tổ chức trong buổi sáng, nên các môn thi chỉ gồm chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy cao và kéo co. Mỗi lớp sẽ chọn ra một tổ các bạn dự thi và tự rèn luyện sau mỗi buổi học. Các bạn còn lại thì cùng nhau dọn dẹp vệ sinh lớp học, và trang trí cho các khu vực thi đấu. Chúng em căng dây để khoang vùng nơi thi đấu, treo cờ và cắm biển cho từng khu vực.
Buổi sáng diễn ra hội thao, mới 6 giờ mà sân trường đã nhộn nhịp vô cùng. Các bạn học sinh và cả thầy cô ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào cờ và tham gia lễ khai mạc thì hội thao chính thức diễn ra. Các bạn học sinh tản về từng khu vực thi đấu để cổ vũ cho bạn mình. Bầu không khí diễn ra vô cùng sôi động và quyết liệt. Vận động viên nào cũng thi đấu quyết tâm hết sức mình. Từng đợt hô tiếc nuối, từng đợt reo hò bùng nổ tạo nên không khí thể thao coh sân trường.
Đến trưa, hội thao kết thúc. Lễ trao giải diễn ra rất nghiêm túc. Chúng em ai cũng vui mừng và thích thú khi được tham gia hội thao tại trường. Bởi đây là một hoạt động vừa giúp rèn luyện sức khỏe, lại còn giúp gắn kết mọi người hơn.
3. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện số 3
Hằng năm, quê em sẽ tổ chức hội đua thuyền vào mùng sáu tháng Giêng hằng năm. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, gửi gắm nhiều giá trị quý báu của dân tộc.
Hội được chuẩn bị từ vài tuần trước. Ban tổ chức đã đến khảo sát con sông sẽ diễn ra hội. Trên sông, năm chiếc thuyền nằm chờ ở điểm xuất phát. Những chiếc thuyền dùng để thi đấu khá dài, nhưng không rộng lắm. Mỗi đội đua thuyền gồm có mười thành viên. Mỗi đội có một trang phục truyền thống với màu sắc riêng: xanh, đỏ, tím, vàng và trắng để phân biệt.
Các thành viên đội đua bắt đầu xuống thuyền. Họ di chuyển chiếc thuyền đến vạch xuất phát. Hiệu lệnh vừa nổi lên, các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Mỗi thuyền mười tay đua, ai nấy đều to khỏe, cánh tay rắn chắc. Trên gương mặt mỗi người mồ hôi ướt đẫm nhễ nhại nhưng ai cũng phấn khởi và thể hiện quyết tâm cao độ của mình.
Những con thuyền băng băng rẽ nước trên sông. Khán giả vừa chạy theo những con thuyền, vừa hò reo cổ vũ rất nhiệt tình: “Đội trắng cố lên!”, Đội đỏ cố lên!”. Tiếng trống vang lên thúc giục các tay đua phải khấn trưởng hơn. Không khí của lễ hội đua thuyền khiến cảnh ngày xuân thêm tưng bừng, náo nhiệt.
Đường đua dài khoảng mười lăm ki-lô-mét. Các đội về nhất, nhì, ba sẽ lần lượt lên nhận thưởng. Hội đua thuyền là một nét sinh hoạt văn hóa lâu đời, thể hiện giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương em.
4. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội số 4
Vào đầu tháng ba âm lịch là quê em ai nấy đều rộn ràng chuẩn bị đi dự lễ hội Phủ Dầy. Theo bố kể: hàng năm cứ đến ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch là ngày tưởng nhớ Công chúa Liễu Hạnh ở làng Kim Thái, Vân Cát, Vụ Bản, cách làng em khoảng 10 cây số.
Sáng nay cả nhà dậy rất sớm, ăn cơm hãy còn tối đất để chuẩn bị đi lễ hội. Mọi người ăn mặc rất chỉnh tề, em và bé Bông thì “diện” bộ đồ mới nhất. Ra đến đường cái đã thấy từng đoàn người, vừa đi vừa cười nói vui vẻ, gia đình em cũng nhập hội đi cho vui chân.
Khoảng 8 giờ thì đến Phủ Dầy. Chao ơi! Mọi con đường đi vào đền thờ chính đều đông nghịt những người. Ô tô, xe máy bấm còi inh ỏi nhưng đường tắc không thể chạy nhanh được. Có lúc mẹ em phải bế bé Bông lên để len qua chỗ đông, còn em phải nắm chặt tay bố kẻo bị lạc.
Đến trước ngôi đền chính đông nghẹt những người ăn mặc khăn áo sặc sỡ, vừa đi vừa múa hát. Đền chính là một dãy nhà đồ sộ có ba gác chuông, càng đi vào sâu càng thấy cảnh uy nghiêm, lộng lẫy những đồ thờ sơn son thếp vàng rực rỡ ẩn hiện trong khói hương nghi ngút.
Sau khi ở khu đền chính ra, bố em dẫn chúng em đến thăm khu lăng mộ của bà Chúa. Chuyện kể rằng trước kia bà báo mộng cho vua sinh hoàng tử, cho nên nhà vua đã cho mang đá ngũ sắc và nhiều gỗ quý ở Huế ra để xây dựng thành một lăng tẩm rất to lớn và đẹp.
Trước khi ra về chúng em còn được vào làng Kim Thái xem ngôi đền nhỏ, bên cạnh đó có cây chuối thần mà trước đây vài năm nó nở ra buồng có từ 120 đến 150 nải. Đi qua chỗ bán hàng bố em mua cho hai anh em mỗi đứa một cái trống ếch, đánh kêu “bông bông” rất vui tai.
Ra về đi được một quãng xa em còn quay lại nhìn phong cảnh Phủ Dầy sao mà hùng vĩ và đẹp đến thế. Đã bao đời nay những người thợ nề, thợ mộc đã góp công xây dựng nên một khu di tích lịch sử về bà Chúa Liễu Hạnh, và là vẻ đẹp của quê hương Nam Định mà nhiều người đi xa thường nhớ tới.
5. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 số 5
Bên cạnh ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu cũng là ngày lễ dành cho trẻ em. Vào ngày này, các địa phương thường tổ chức đêm hội Trăng rằm, phá cỗ hay rước đèn ông sao. Thôn em cũng không ngoại lệ. Nhờ đó, lũ trẻ trong xóm đã có một đêm thật đáng nhớ.
Trước ngày rằm tháng Tám âm lịch, người lớn rục rịch họp bàn công tác chuẩn bị cho Trung thu. Các cô, các bác bận rộn mua sắm hoa quả, bánh kẹo và đồ trang trí. Các chú, các ông vội vã hoàn thiện chiếc đèn ông sao khổng lồ, có đường kính bằng cả sải tay. Khắp mọi nẻo đường được bao phủ bởi hình bóng lá cờ tam giác đủ sắc màu đang phấp phới trong gió. Lúc ấy, cảnh sắc xóm làng giống như một bức tranh tươi đẹp, rực rỡ.
Đêm hội Trung thu bắt đầu vào lúc 19h. Những ánh đèn lấp lánh trong khu vực nhà văn hóa đã thắp sáng cả một khoảng không, phá tan sự yên tĩnh, tối tăm của đất trời. Loa đặt ở các ngã ba, ngã tư phát ra tiếng "rè rè". Sau đó là câu nói rành mạch, rõ ràng của bác trưởng thôn "Giờ lành đã điểm. Trân trọng mời các cháu thiếu nhi đến nhà văn hóa thôn để phá cỗ". Một lát sau, lũ trẻ ùa ra các con đường làng. Trên tay, chúng cầm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, đủ hình dáng. Nhiều bạn nhỏ tinh nghịch còn đeo cả mặt nạ. Trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao!
Sau khi trẻ con ổn định chỗ ngồi, bác trưởng thôn thay mặt người lớn phát biểu đôi lời. Bác dành lời chúc tới tất cả trẻ em trong xóm. Nghe xong, ai nấy cũng hào hứng vỗ tay và hò reo tưng bừng. Tiếp theo, mọi người cùng theo dõi các tiết mục văn nghệ mang đặc trưng "cây nhà lá vườn", "của nhà làm được". Đầu tiên là phần trình diễn múa lân vui nhộn đến từ những anh thanh niên. Tiết mục thứ hai, thứ ba là hát đơn ca rồi hát tập thể. Cuối cùng, phần biểu diễn hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội đã khép lại hoạt động văn nghệ sôi động.
Từ trẻ em đến người lớn, ai cũng mãn nhãn với các tiết mục hấp dẫn, thú vị. Ngay khi tiếng nhạc dừng lại, bác trưởng thôn nhanh chóng thông báo hoạt động phá cỗ chính thức diễn ra. Từng mâm bánh kẹo, hoa quả lần lượt được đưa lên. Lũ trẻ cùng nhau ăn uống đến ngon lành. Nào là bánh trung thu, nào là bưởi vàng, nào là kẹo hoa quả,... Thứ nào thứ nấy đều chất chứa cái vị ngọt ngào, khiến chúng em thích mê.
Phá cỗ xong, trẻ con lại cùng nhau đi rước đèn trung thu quanh nhà văn hóa. Tiếng nói cười rộn rã hòa trong tiếng gió thổi. Giữa màn đêm, ánh sáng lung linh phát ra từ đèn trung thu như ánh lửa hồng bập bùng. Một cảnh tượng thật tươi đẹp, huyên náo!
Đêm hội Trung thu ở thôn đã mang đến cho em những giây phút tuyệt vời. Từ đây, em càng thêm trân trọng khoảnh khắc dung dị, ấm áp này. Sau này, dù có đi nơi đâu, em vẫn mãi nhớ về những đêm hội vui vẻ như vậy.
6. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một lễ hội dân gian mà em từng tham gia (8 mẫu)
7. Thuyết minh về ngày hội trăng rằm lớp 6 (3 mẫu)
8. Thuyết minh về Lễ hội đền Hùng ngắn gọn lớp 6 (5 mẫu)
9. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện văn hóa (3 mẫu)
10. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 (6 mẫu)
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 có đáp án (3 bộ sách mới) năm học 2023-2024
TOP 9 Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024
10 Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2023-2024
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo 2024
Top 5 Đề thi giữa kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 CTST
Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em lớp 6
Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi" (6 mẫu)
Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) (30 mẫu)
Top 22 Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo chọn lọc
Tóm tắt Học thầy, học bạn ngắn, hay nhất 2024
Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ chết như rạ