Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 năm 2023

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 (3 bộ sách mới) năm học 2022-2023 gồm đề thi cuối HK2 bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều có ma trận và đáp án giúp các em học sinh ôn luyện thật tốt cho bài thi cuối học kì 2 sắp tới.

Do Top 13 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6 năm học 2022-2023 có nội dung rất dài, không thể trình bày hết trong bài viết, mời thầy cô và học sinh tải file  đề thi KHTN 6 cuối kì 2 về máy để ôn tập thuận tiện hơn.

I. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

Tham khảo đầy đủ 12 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức tại bài viết:

1. Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

MA TRẬN ĐỀ KHAM KHẢO HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Tên chủ đề (nội dung chuần kiến thức, kĩ nằng)

Cấp độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên.

- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra

- Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên

- Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống

- Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số sinh vật.

Số điểm

Số câu

Tỉ lệ

0,75đ

3 câu

7,5%

0,5đ

1 câu

5%

0,25đ

1 câu

2,5%

1 câu

10%

2,5đ

6 câu

25%

Chủ đề 9: Lực

- Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế.

- Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn

- Phân biệt được lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

Số điểm

Số câu

Tỉ lệ

0,25đ

1 câu

2,5%

0,25đ

1 câu

2,5%

1,5đ

1 câu

15%

1 câu

10%

4 câu

30%

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

- Kể tên được một số nhiên liệu, năng lượng thường dùng trong thực tế.

- Chỉ ra được một số ví dụ trong thực tế về sự truyền năng lượng giữa các vật.

- Đề xuất biện pháp và vận dụng thực tế việc sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Số điểm

Số câu

Tỉ lệ

1,25đ

5 câu

12,5%

1 câu

10%

2,25đ

6 câu

22,5%

Chủ đề 11: Trái đất và bầu trời

- Nêu được các pha của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

- Mô tả được quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày quan sát thấy.

- Giải thích được quy luật chuyển động mọc, lặn của Mặt Trời.

Số điểm

Số câu

Tỉ lệ

0,25đ

1 câu

5%

1 câu

10%

1 câu

10%

2,25đ

3 câu

22,5%

Tổng số điểm

Tổng số câu

Tỉ lệ

12 câu

40%

4 câu

30%

2 câu

20%

1 câu

10%

2. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ ….

Trường THCS ….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

Năm học 2022-2023

MÔN: KHTN- LỚP 6

Thời gian làm bài: 90 phút

(Không tính thời gian phát đề)

  1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Em hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1: Những bệnh do nguyên sinh vật gây nên ở người là

A. kiết lị, vàng da. B. vàng da, sốt rét. C. sốt rét, kiết lị. D. cúm mùa, kiết lị.

Câu 2: Bệnh nào dưới đây do nấm gây ra phổ biến ở người?

A. tả. B. thương hàn. C. hắc lào. D. cúm.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây nói về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên?

A. Cung cấp các dược liệu. B. Góp phần chắn sóng, chắn gió.

C. Cung cấp các đồ dùng, vật dụng. D. Cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm.

Câu 4: Đặc điểm nào giúp ta phân biệt giữa động vật có xương và không có xương sống?

A. Hình dạng cơ thể. B. Môi trường sống. C. Cách bắt mồi. D. Xương cột sống.

Câu 5: Cho các dụng cụ sau: cân robecvan, thước, lực kế, đồng hồ. Dụng cụ nào dùng để đo lực?

A. Cân robecvan. B. Thước. C. Lực kế. D. Đồng hồ.

Câu 6: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là lực

A. ma sát trượt. B. ma sát nghỉ. C. ma sát lăn. D. quán tính.

Câu 7: Vật nào dưới đây không phải là nhiên liệu?

A. Gỗ củi. B. Than đá. C. Dầu mỏ. D. Hơi nước.

Câu 8: Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng tái tạo được?

A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí sinh học. D. Gió.

Câu 9: Năng lượng dự trữ trong một que diêm là

A. nhiệt năng. B. quang năng. C. hóa năng. D. cơ năng.

Câu 10: Khi quạt điện hoạt động có sự chuyển hóa

A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành hóa năng.

C. nhiệt năng thành điện năng. D. điện năng thành cơ năng.

Câu 11: Trong các dụng cụ và thiết bị điện dưới đây, thiết bị nào chủ yếu biến điện năng thành cơ năng?

A. Máy sấy tóc. B. Máy khoan.

C. Acquy đang nạp điện. D. Bóng đèn đang cháy.

Câu 12: Hình dạng nhìn thấy của mặt trăng trong hình dưới đây tương ứng tên hình dạng là:

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6

A. trăng lưỡi liềm. B. trăng bán nguyệt. C. trăng khuyết. D. trăng tròn.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2,5 điểm) Hãy phân biệt lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ. Lấy 2 ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ mà em biết.

Câu 2: (2 điểm)

  1. Em hãy mô tả sự chuyển động của mặt trời hằng ngày trên bầu trời.
  2. Theo em, tại sao hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc trước so với Điện Biên?

Câu 3: (1,5 điểm)

  1. Nêu 2 tác hại của động vật gây ra trong đời sống con người.
  2. Hãy xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân để phân chia các sinh vật sau thành từng nhóm: chim đà điểu, thú mỏ vịt, dơi, cá chép, cá voi xanh.

Câu 4: (1 điểm) Bằng những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy đề xuất một số biện pháp học sinh cần làm để tiết kiệm năng lượng điện khi sử dụng trong trường học.

---------HẾT---------

3. Đáp án đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6

Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 x 12 = 3 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

C

B

D

C

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

D

C

D

B

B

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

(2,5đ)

- Phân biệt lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.

- HS lấy được 2 ví dụ về ảnh hưởng của lực ma sát trong giao thông đường bộ. (Mỗi ví dụ đúng được 0,25đ).

0,5đ

0,5đ

Câu 2

(2đ)

a. Hằng ngày, mặt trời mọc ở hướng đông và chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.

b. Do Hà Nội ở phía Đông so với Điện Biên và trái đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Câu 3

(1,5đ)

a. HS nêu 2 tác hại của động vật gây ra trong đời sống con người. (Mỗi tác hại đúng được 0,25 điểm).

b. Xây dựng khóa lưỡng phân

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6

(HS xây dựng mỗi đặc điểm phân chia đúng 0,25đ, HS xây dựng khóa lưỡng phân khác đúng vẫn được tròn điểm)

0,5đ

Câu 4

(1đ)

- Không bật các thiết bị điện khi không cần thiết.

- Tắt tất cả các thiệt bị điện như: đèn, quạt… khi ra khỏi phòng học.

- Tuyên truyền đến tất cả các bạn cùng nhau thực hiện tiết kiệm điện.

- Cần báo với nhà trường bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyên.

(HS đề ra được biện pháp khác đúng vẫn được tròn điểm)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

II. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Tham khảo chi tiết:

1. Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Cấp độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
TNTLTNTLTNTL

LỰC

1

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu:2

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

Số câu: 3

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

NĂNG LƯỢNG

2

2

3

2

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 4

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ:15 %

Số câu: 5

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ:17.5 %

Số câu: 2

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ:15 %

Số câu: 11

Số điểm: 4.75

Tỉ lệ: 47.5 %

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

3

1

1

1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 4

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ:25 %

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ:2.5 %

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10 %

Số câu: 6

Số điểm: 3.75

Tỉ lệ: 37.5 %

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu:9

Số điểm: 4.25

Tỉ lệ: 42.5 %

Số câu: 8

Số điểm: 3.25

Tỉ lệ:32.5 %

Số câu: 3

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25 %

Số câu: 18

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

2. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 6

CHỦ ĐỀMỨC ĐỘMÔ TẢ

LỰC

Nhận biết:

- Xác định được các loại lực và vai trò của lực

Thông hiểu:

- Thiết kế và giải thích được thí nghiệm của vật dưới tác dụng của lực hấp dẫn

Vận dụng

- Vận dụng được các kiến thức để làm một số bài tập về lực

NĂNG LƯỢNG

Nhận biết:

- Nhận biết được một số dạng năng lượng thường gặp.

- Lấy ví dụ về sự chuyển hoá và truyền năng lượng

- Nêu năng lượng hao phí là gì

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng

Thông hiểu:

- Xác định được năng lượng hao phí trong các trường hợp cụ thể

- Thiết kế và giải thích được thí nghiệm về sự truyền và chuyển năng lượng

Vận dụng:

- Áp dụng các kiến thức về năng lượng giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải các bài tập về năng lượng

- Vận dụng trong thực tiễn: tiết kiệm năng lượng

CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

Nhận biết:

- Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

- Các hành tinh trong hệ mặt trời và Ngân Hà

Thông hiểu:

- Xác định trên mô hình hoặc tranh ảnh vị trí, phương hướng, thời điểm trong ngày

- Thiết kế thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm

Vận dụng

- Vận dụng các kiến thức đã học xác định vị trí, phương hướng, thời gian trong ngày

3. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

TRƯỜNG THCS..........

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
MÔN KHTN. LỚP 6
Năm học 2022-2023
(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khối lượng được đo bằng gam.
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng
C. Trái Đất hút các vật
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng

Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có:

A. Năng lượng ánh sáng
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng nhiệt
D. Động năng

Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?

A. Dây cao su đang dãn
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước
C. Ngọn lửa đang cháy
D. Quả táo trên mặt bàn

Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá:

A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
C. Năng lượng điện thành động năng
D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện

Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của than đá
D. Năng lượng của sóng biển

Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là:

A. Năng lượng ánh sáng mặt trời
B. Năng lượng gió
C. Năng lượng của sóng biển
D. Năng lượng của dòng nước

Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?

A. Mặt trời mọc ở hướng tây
B. Mặt trời mọc ở hướng nam
C. Mặt trời lặn ở hướng tây
D. Mặt trời lặn ở hướng nam

Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hơn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do:

A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà
B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất
C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà
D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà

Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời?

A. Trái đất
B. Thuỷ tinh
C. Kim tinh
D. Hoả tinh

Câu 11: Ghép một số thứ tự ở cột A với một chữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh.

Cột ACột B
1. Một dây chun đang bị kéo dãna. Có động năng
2. Tiếng còi tàub. Có năng lượng âm thanh
3. Dầu mỏ, khí đốtc. Có thế năng đàn hổi
4. Ngọn nến đang cháyd. Có năng lượng hoá học
5. Xe máy đang chuyển độnge. Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?

STT

Nhận định

Đ

S

1

Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối

2

Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

3

Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày.

4

Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng

5

Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm):

Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất.

a. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí?

b. Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4?

Giải thích câu trả lời của em

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Câu 2. (1.5 điểm): Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học?

Câu 3 (1 điểm): Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D.

Đề thi KHTN lớp 6 cuối HK2 sách Cánh Diều

Câu 4 (1 điểm): Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

Câu 5 (1 điểm): Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn?

Câu 6 (0.5 điểm): Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian?

4. Đáp án đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Phần I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1- 10: Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

A

B

D

C

B

C

B

A

Câu 11 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- C

2- B

3- D

4- E

5- A

Câu 12 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng 0.2 điểm

1- S

2- Đ

3- S

4- Đ

5- S

Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm)

a. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5

Thế năng của vật giảm dần theo độ cao

b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1

Vật chuyển động càng nhanh thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất.

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 2

(1.5 điểm)

- Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng.

- Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí

- Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học:

Tắt đèn và quạt khi không cần thiết

Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng

Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về

Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện

Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời...

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 3 (1 điểm)

A- Bình minh

B- Giữa trưa

C- Hoàng hôn

D- Ban đêm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

Câu 4 (1 điểm)

Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi

Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh.

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 5 (1 điểm)

Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác.

HS lấy ví dụ cụ thể

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 6 (0.5 điểm)

Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất

0.5 điểm

III. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

1. Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

TNội dung kiến thứcĐơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% Tổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoSố câu hỏi
Số câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLTNTL

1

Đa dạng thế giới sống

( 23 tiết)

Sự đa dạng của nấm.

(3 tiết)

1

1

2

0,5đ

5%

Sự đa dạng của thực vật

(7 tiết)

1

1

2

0,5đ

5%

Đa dạng động vật

(7 tiết)

2

2

0,5đ

5%

Vai trò của đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

(3 tiết)

3

3

0,75đ

7,5%

2

Lực trong đời sống

( 14 tiết)

Lực và tác dụng của lực

(2 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Biểu diễn lực Biến dạng lò xo (4 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Khối lượng và trọng lượng

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Ma sát (5 tiết)

2

2

1

4

2,0đ

1

20%

3

Năng lượng

( 10 tiết)

Khái niệm về năng lượng

Một số dạng năng

lượng

(3 tiết)

2

2

4

2,0đ

10%

Sự chuyển hoá năng lượng

(2 tiết)

2

2

0,5đ

5%

Năng lượng hao phí Năng lượng tái tạo

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Tiết kiệm năng lượng

( 2 tiết)

1

1

10%

4

Trái đất và bầu trời

(6 tiết)

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

(3 tiết)

2

1

3

0,75đ

7,5%

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời Ngân Hà

(3 tiết)

1

1

1

0,25đ

1

1,0đ

12,5%

Tổng

18

10

2

1

28

3

31

Tỉ lệ (%)

45%

25%

20%

10%

70%

30%

100

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

70%

30%

100

2. Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…..
TRƯỜNG THCS…………

(Đề kiểm tra gồm có ….. trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (..... điểm)

Câu 1: Loại nấm nào sau đây thuộc nấm túi:

A. Nấm men rượu
B. Nấm sò
C. Nấm hương
D. Nấm linh chi

Câu 2: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa
C. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức
D. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa

Câu 3: Thực vật hạt kín được chia thành hai nhóm

A. cây lá kim và cây hạt trần
B. có mạch và không mạch
C. rêu và hoa
D. dicots và monocots

Câu 4: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm
B. Nong tằm
C. Rau bợ
D. Rau sam

Câu 5: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?

A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chân khớp
D. Thú

Câu 6: Động vật nào có hại với con người

A. Mèo
B. Chuột
C. Chó
D. Bò

Câu 7: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì

A. Có giá trị trong văn hóa
B. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp
C. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu
D. Tất cả các lợi ích trên

Câu 8: Nhóm nào dưới đây bao gồm những cây không sống trên cạn?

A. Sen, súng, nong tằm, rong đuôi chồn
B. Mít, cam, phong lan, tầm gửi
C. Mía, rau lang, lim, xà cừ
D. Mồng tơi, lúa, bưởi, xoài

Câu 9: Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại?

A. Cây trinh nữ
B. Cây cà phê
C. Cây khoai lang
D. Cây lạc

Câu 10: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các loại thiên tai xảy ra
B. Do các hoạt động của con người.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 11: Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6

A. Lực nén.
B. Lực đẩy.
C. Lực kéo.
D. Lực uốn.

Câu 12: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 14: Trường hợp nào xuất hiện lực cản?

A. Tàu ngầm dưới đáy biển
B. Người bơi trong nước
C. Cá bơi trong nước
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?

A. Con chim bay trên bầu trời
B. Cuốn sách nằm trên bàn
C. Thợ lặn lặn xuống biển
D. Con cá bơi dưới nước

Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
C. Người đạp xe khum lưng khi đi.
D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
C. Con cá đang bơi.
D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 18: Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước?

A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng hoá học.

Câu 19: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?

A. Năng lượng của đinh.
B. Năng lượng của gỗ.
C. Năng lượng của búa.
D. Năng lượng của tay người.

Câu 20: Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng khi đọc sách ở sân trường?

A. Động năng.
B. Điện năng.
C. Quang năng.
D. Hoá năng.

Câu 21: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí B cao nhất rồi rơi xuống điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Chọn phát biểu đúng.

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6

A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 23: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Câu 24: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:

A. Than, xăng
B. Mặt Trời, khí tự nhiên.
C. Mặt Trời, gió.
D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 25: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 26: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Câu 27: Trong hệ Mặt Trời bao gồm:

A. Mặt Trời.
B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
C. Các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 28: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thổ tinh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm)

Tại sao yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông?

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 6

Câu 30: (1 điểm)

a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b) (0,5 điểm): Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Câu 31: (1 điểm)

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

3. Đáp án đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

ĐA

A

D

D

C

C

B

D

Câu hỏi

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

A

A

B

B

A

D

D

Câu hỏi

15

16

17

18

19

20

21

ĐA

B

B

B

B

D

C

B

Câu hỏi

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

B

B

C

B

D

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 29

Yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông. Vì:

- Khi đi xe có lực cản của không khí, của gió.

- Vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó làm giảm được lực cản của không khí.

0,5đ

0,5đ

Câu 30

a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu

b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,

- Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải

0,5đ

0,5đ

Câu 31

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, bằng cách:

- Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu.

- Nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

0,5đ

0,5đ

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 15.919
0 Bình luận
Sắp xếp theo