Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2025

Tải về

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2025 tổng hợp kiến thức trọng tâm cần nhớ trong chương trình Ngữ Văn lớp 6, bộ sách Chân trời sáng tạo và bộ đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2025. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn tập giữa kì 2 môn Văn 6 Chân trời sáng tạo có hiệu quả, hệ thống lại toàn bộ kiến thức và rèn luyện các dạng bài tập Văn lớp 6 nhằm đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Lưu ý: Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo bộ số 1 có đáp án, bộ số 2 không có đáp án.

Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn lớp 6 CTST
Đề cương ôn tập giữa kì II môn Ngữ văn lớp 6 CTST

1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 CTST bộ 1

ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

A. Văn bản:

Bài 6: Điểm tựa tinh thần

Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.

- HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.

Bài 7: Gia đình thương yêu

Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)

- Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.

- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.

Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình.

B. Tiếng việt:

1. Dấu ngoặc kép

Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

- Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

2. Từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ về từ đa nghĩa:

+ Nam đang chạy (1) bộ.

+ Cái đồng hồ này chạy (2) nhanh 5 phút.

+ Bà con khẩn trương chạy (3) lũ.

+ Mặt hàng này bán rất chạy (4).

Chạy 1: Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.

Chạy 2: Hoạt động của máy móc.

Chạy 3: Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.

Chạy 4: Nhanh, nhiều người mua.

3. Từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.

VD1: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.

VD2: Một tiếng, nữa con sẽ về đến nhà.

“Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.

- “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ

C. Tập làm văn

1. Biên bản

a. Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đẩy đù những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

- Phân loại: Có nhiều loại biên bản:

+ Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,...

+ Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...).

b. Yêu cầu đối với cách viết một biên bản

*Về hình thức, bố cục cẩn có:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên vân bàn (biên bàn vể việc gì).

- Thời gian, địa điểm ghi biên bàn.

- Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bàn.

- Diễn biến sự kiện thực tê' (phần nội dung cơ bàn, ghi đẩy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ toạ,...).

- Phẩn kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ toạ).

*Về nội dung, thông tin cẩn bào đám:

Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.

Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.

Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.

2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ

a.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó.

- Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một hoặc một vài chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.

b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

* Yêu cầu chung:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

* Cấu trúc gồm có 3 phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

II. CÁC ĐỀ THAM KHẢO

Đề 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:( mỗi câu 0,5 đ)

Quà của bà

Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Anh em tôi ,đứa nào cũng “mê” bà lắm.

Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!

Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân,ra chân tường sau bếp nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho…

(Theo Vũ Tú Nam)

Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất.

B.Ngôi thứ hai.

C. Ngôi thứ ba.

D. Kết hợp cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

................

Tải file Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo về máy để xem đầy đủ nội dung.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 CTST bộ 2

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo

.................

Tải file Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo về máy để xem đầy đủ nội dung.

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo

Tham khảo và tải file đề thi tại bài viết sau:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi, đề kiểm tra > Đề thi lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 76
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng