Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2025
Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2024-2025, bao gồm 3 đề thi cấu trúc mới Công văn 7991 và 10 đề thi cấu trúc cũ có kèm theo cả đáp án + ma trận để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2.
Đề thi giữa kì II Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 Kết nối tri thức file Word tương thích với nhiều phiên bản Word, rất thuận tiện cho thầy cô tải về và chỉnh sửa, biên soạn đề cho học sinh lớp mình. Link tải file Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức tại bài viết. Mời các bạn tải về máy để tham khảo trọn bộ 10 đề thi KHTN 6 giữa HK2.
I. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối Cấu trúc mới (3 đề)
1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, LỚP 6
a) Khung ma trận
- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2.
- Thời gian làm bài: 60 phút.
- Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm, 30% tự luận
- Cấu trúc: Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 30% Vận dụng.
- Phần trắc nghiệm gồm 3 phần
+ Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). (4 phương án chọn 1 đáp án đúng) gồm 12 câu; mỗi câu đúng 0,25 điểm.
+ Phần II: Câu trắc nghiệm đúng, sai (3 điểm). Gồm 3 câu, mỗi câu gồm 4 ý a, b, c, d. Chọn “Đúng” hoặc “Sai”. Trong một câu đúng 1 ý chỉ được 0,1 điểm, đúng 2 ý được 0,25 điểm, đúng 3 ý được 0,5 điểm và đúng cả 4 ý được 1 điểm.
+ Phần III: Câu trắc nghiệm trả lời ngắn 1 điểm). Gồm 2 câu đúng mỗi ý 0,25 điểm.
+ Phần IV: Tự luận (3 điểm) Phần tự luận gồm 3 câu
(Chú thích các kí hiệu trong khung ma trận và bản đặc tả: PA là trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4 phương án chọn 1 đáp án đúng); ĐS là trắc nghiệm lựa chọn đúng, sai; TLN là trắc nghiệm trả lời ngắn)
T T | Chủ đề/ Chương | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Tổng | Tỉ lệ % điểm | |||||||||||||
TNKQ | Tự luận | |||||||||||||||||
Nhiều lựa chọn | “Đúng - Sai” | Trả lời ngắn | ||||||||||||||||
Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | Biết | Hiểu | Vận dụng | ||||
1 | Đa dạng thế giới sống ( 22 tiết) | 0,75 | 0,75 | 0,5 | 0,5
| 1,25
| 0,25
|
| 0,5 | 0,5 | 0,75 | 1 | 1 | 2 | 2,25 | 2,75 | 70 | |
2 | Lực (5 tiết) | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,25 | 0,25 |
|
| 1 |
| 2 | 0,75 | 0,25 | 30 | ||||
Tổng số câu/Số ý | 5 | 5 | 2 | 4 | 6 | 2 |
| 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 11 | 14 | 7 | 32 | ||
Tổng số điểm | 3,0 | 3,0 | 1,0 | 3,0 | 4,0 | 3,0 | 3,0 | 10 | ||||||||||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 10% | 30% | 40% | 30% | 30% | 100% |
2. Bản đặc tả Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên
TT | Nội dung | Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Câu hỏi | ||||
PA | ĐS | TLN | TL | |||||
1. | Đa dạng thế giới sống | 1. Đa dạng thực vật: - Sự đa dạng. - Thực hành.
| Nhận biết: - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). Thông hiểu: - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). Vận dụng: -Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. | C1;2;3 | C18 | |||
| 2. Đa dạng động vật: - Sự đa dạng. - Thực hành.
| Nhận biết: - Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống. - Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình. - Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình. Thông hiểu: - Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ. Vận dụng: -Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên. | C4;5 C6 | C13 | C16;17 | |||
| 3. Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên. | Nhận biết: Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường, … | ||||||
| 4. Bảo vệ đa dạng sinh học | Vận dụng: Trình bày được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học. | C7 | C15 | C19 | |||
| 5. Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.
| Nhận biết: - Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...). Thông hiểu - Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật. - Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên. Vận dụng: - Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận. - Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống). - Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên. | C8 | |||||
2. | Lực
| 1. Lực và tác dụng của lực
| Nhận biết - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật. Thông hiểu - Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy. - Đo được nhiệt độ bằng nhiệt kế (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). | C 9;12 | C14 | C20 | ||
| 2. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Nhận biết - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. - Lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc. - Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. - Nêu được lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. | C10,11 |
3. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Phần I: Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (3.0 điểm)
(Thí sinh chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi)
Câu 1. Thực vật có vai trò gì trong tự nhiên?
A. Cung cấp oxy cho quá trình hô hấp của động vật và con người.
B. Làm thức ăn cho động vật.
C. Giúp điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường.
D. Tất cả các vai trò trên.
Câu 2. Nhóm thực vật nào sau đây chưa có hệ mạch?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt trần.
D. Hạt kín.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành Dương xỉ?
A. Có hệ mạch.
B. Sinh sản bằng bào tử.
C. Có hoa và quả.
D. Sống ở nơi ẩm ướt.
Câu 4. Động vật nào sau đây thuộc nhóm động vật có xương sống?
A. Sứa.
B. Giun đất.
C. Ếch.
D. Sao biển.
Câu 5. Đặc điểm chung của nhóm động vật không xương sống là gì?
A. Cơ thể có xương sống.
B. Cơ thể không có xương sống.
C. Sinh sản bằng cách đẻ trứng.
D. Sống chủ yếu ở môi trường nước.
Câu 6 Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
B. Ruồi, muỗi, chuột.
C. Rắn, cá heo, hổ.
D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
Câu 7. Nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học là gì?
A. Sự biến đổi khí hậu.
B. Hoạt động khai thác quá mức của con người.
C. Sự xuất hiện của các loài ngoại lai xâm hại.
D. Tất cả các nguyên nhân trên.
Câu 8. Khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên, phương pháp nào sau đây không phù hợp?
A. Quan sát bằng mắt thường.
B. Sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi.
C. Gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của sinh vật.
D. Ghi chép, chụp ảnh và làm mẫu vật.
Câu 9. Lực có thể gây ra những tác dụng nào sau đây?
A. Làm thay đổi tốc độ chuyển động của vật.
B. Làm thay đổi hướng chuyển động của vật.
C. Làm biến dạng vật.
D. Tất cả các tác dụng trên.
Câu 10. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực ma sát
B. Lực đàn hồi
C. Lực hấp dẫn
D. Lực đẩy của tay vào vật
Câu 11. Dụng cụ dùng để đo lực là
A. Cân.
B. Đồng hồ.
C. Thước dây.
D. Lực kế.
Câu 12. Đơn vị đo lực trong hệ SI là gì?
A. Kilôgam (kg).
B. Mét (m).
C. Newton (N).
D. Joule (J).
PHẦN II. Trắc nghiệm đúng sai: ( 3 điểm)
Câu 13: Các phát biểu sau đây về đặc điểm của động vật là đúng hay sai?
a) Tất cả các loài động vật đều có xương sống.
b) Động vật có thể di chuyển để tìm kiếm thức ăn, nước uống và nơi ở.
c) Động vật chỉ sống trên cạn và không thể sống dưới nước.
d) Động vật có khả năng cảm nhận và phản ứng với các kích thích từ môi trường.
Câu 14. Các phát biểu sau đây về lực đàn hồi là đúng hay sai?
a) Lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi vật bị biến dạng.
b) Lực đàn hồi luôn tác dụng theo hướng chống lại biến dạng.
c) Lực đàn hồi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
d) Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
Câu 15. Các phát biểu sau đây về đa dạng sinh học là đúng hay sai?
a) Đa dạng sinh học góp phần bảo vệ môi trường.
b) Mất đa dạng sinh học không ảnh hưởng đến con người.
c) Đa dạng sinh học cung cấp nguồn tài nguyên quý giá.
d) Đa dạng sinh học không liên quan đến biến đổi khí hậu.
PHẦN III. Trắc nghiệm trả lời ngắn: (1 điểm)
Câu 16. Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?
Câu 17. Đa dạng sinh học ảnh hưởng thế nào đến biến đổi khí hậu?
PHẦN IV: Tự luận. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho bài tập sau
Câu 18 (1,0 điểm). Em hãy nhận xét về sự đa dạng thực vật ở địa phương. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, hãy nêu các biện pháp của bản thân và gia đình trong việc bảo vệ thực vật?
Câu 19 (1,0 điểm). Em hãy nêu dấu hiệu nhận biết của các ngành thuộc nhóm động vật không xương sống? Mỗi ngành lấy tên một loài động vật đại diện?
Câu 20 (1,0 điểm). Lực có thể gây ra những tác dụng gì? Lấy ví dụ.
4. Đáp án đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
PHẦN I. Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đ/A | D | A | C | C | B | B | D | C | D | C | D | C |
Xem chi tiết tại file tải về.
II. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 Kết nối tri thức Cấu trúc cũ (10 đề)
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 Kết nối tri thức số 1


Đề kiểm tra giữa kì 2 môn KHTN 6 Kết nối tri thức số 2











Tải file về máy để xem trọn bộ 10 Đề thi Giữa kì 2 KHTN 6 Kết nối tri thức có đáp án
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Hiện tại Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức đang được HoaTieu.vn cập nhật liên tục, để đem đến cho bạn đọc những tài liệu học tập mới nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ HoaTieu.vn để được giải đáp nhanh nhất có thể.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi, đề kiểm tra > Đề thi lớp 6 Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2025
672,5 KB 22/03/2025 9:47:00 SATham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Nguyễn Thanh NgaThích · Phản hồi · 0 · 15/03/23
- Ban Quản Trị HoaTieu.vnThích · Phản hồi · 0 · 16/03/23
-
- Toán
- Giữa kì 1
- Học kì 1
- Giữa kì 2
- Đề ôn thi giữa kì 2 Toán 6
- Đề thi giữa học kì 2 Toán 6
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh Diều
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều
- Học kì 2
- Ngữ văn
- Học kì 1
- Giữa kì 2
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 (3 bộ sách)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 (3 bộ sách)
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên
- Sử - Địa
- Tin học
- Công dân
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 6
Đề Kiểm tra giữa kì 2 Công nghệ 6 năm 2024 (Có đáp án)
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức CV 7991
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 6 có đáp án
Bộ đề thi học kì 1 Tiếng Anh 6 I-learn Smart World năm 2024-2025
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 6 2025
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách mới 2022