Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 năm 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 năm 2025 tổng hợp các bộ Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, giúp học sinh củng cố và nắm vững kiến thức trọng tâm cần nhớ để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.
Nội dung đề cương ôn thi môn Ngữ văn lớp 6 hệ thống lại kiến thức phần thực hành tiếng Việt, đọc hiểu và tập làm văn cùng nhiều bài tập + bộ đề kiểm tra giữa kì 2 môn Văn lớp 6 có đáp án. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6
1. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức
Bộ 1
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 6
(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)
Phần A. Kiến thức cơ bản
I. Tri thức Ngữ văn
Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết?
Câu 2. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?
Câu 3. Thế nào là văn bản thông tin?
Câu 4. Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?
Câu 5. Thế nào là truyện cổ tích?
Câu 6. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?
Câu 7. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?
Dạng bài tập: Đọc một ngữ liệu (truyền thuyết, cổ tích, văn bản thông tin), sau đó trả lời các câu hỏi đọc – hiểu
II. Tri thức tiếng Việt
Ôn lại các kiến thức tiếng Việt sau để áp dụng làm các dạng bài tập tiếng Việt
Câu 1. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy?
Câu 2. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ so sánh?
Câu 3. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ nhân hóa?
Câu 4. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ điệp từ, điệp ngữ? Nêu tác dụng của nó?
Câu 5. Thế nào là cụm động từ? Cụm tính từ? Nêu cấu tạo và tác dụng của chúng
Dạng bài tập:
- Giải nghĩa từ có chứa yếu tố Hán Việt; giải nghĩa thành ngữ (liên quan đến những câu chuyện dân gian)
- Xác định từ ghép, từ láy; nêu tác dụng của từ láy gợi hình, gợi thanh
- Xác định CĐT, CTT và đặt câu
- Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp so sánh, điệp ngữ
- Tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy.
III. Tri thức Tập làm văn
Câu 1. Nêu các yêu cầu của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?
Câu 2. Nêu các bước làm bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?
Câu 3. Nêu dàn ý khái quát của bài văn bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?
Câu 4. Nêu các yêu cầu của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?
Câu 5. Nêu các bước làm bài bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?
Câu 6. Nêu dàn ý khái quát dàn ý của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?
Dạng bài tập:
- Viết một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện (sinh hoạt văn hóa): hội làng, ngày Tết cổ truyền, hội chợ quên,…,
- Kể lại một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích bằng lời một nhân vật trong truyện
Phần B. Bài tập minh họa
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CẬU BÉ TÍCH CHU
Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.
Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
– Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
– Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
(Nguồn: Tổng hợp truyện dân gian Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết
B. Truyện đồng thoại D. Ngụ ngôn.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật người bà. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật Tích Chu C. Lời của nhân vật bà tiên.
..............
Bộ 2
Xem tiếp trong file tải về
2. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo
ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
A. Văn bản:
Bài 6: Điểm tựa tinh thần
Tóm tắt VB một cách ngắn gọn.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, ý nghĩ của nhân vật.
- HS hình thành những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương con người, biết cảm thông và sẻ chia với người khác.
Bài 7: Gia đình thương yêu
Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung, đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả)
- Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy.
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.
Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình.
B. Tiếng việt:
1. Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép để đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
- Từ “trả thù” trong câu trên là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.
2. Từ đa nghĩa
- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sờ để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Ví dụ về từ đa nghĩa:
+ Nam đang chạy (1) bộ.
+ Cái đồng hồ này chạy (2) nhanh 5 phút.
+ Bà con khẩn trương chạy (3) lũ.
+ Mặt hàng này bán rất chạy (4).
Chạy 1: Di chuyển cơ thể bằng những bước nhanh.
Chạy 2: Hoạt động của máy móc.
Chạy 3: Đi nơi khác để tránh nguy hiểm.
Chạy 4: Nhanh, nhiều người mua.
3. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.
- Từ đồng âm đôi khi được sử dụng để tạo ra những cách nói độc đáo.
VD1: Lời của con hay tiếng sóng thầm thì.
VD2: Một tiếng, nữa con sẽ về đến nhà.
“Tiếng” trong VD1 là từ chỉ âm thanh phát ra từ một sự vật, đối tượng.
- “Tiếng” trong VD2 là từ chỉ thời gian một giờ đồng hồ
C. Tập làm văn
1. Biên bản
a. Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đẩy đù những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
- Phân loại: Có nhiều loại biên bản:
+ Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,...
+ Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...).
b. Yêu cầu đối với cách viết một biên bản
*Về hình thức, bố cục cẩn có:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên vân bàn (biên bàn vể việc gì).
- Thời gian, địa điểm ghi biên bàn.
- Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bàn.
- Diễn biến sự kiện thực tê' (phần nội dung cơ bàn, ghi đẩy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ toạ,...).
- Phẩn kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ toạ).
*Về nội dung, thông tin cẩn bào đám:
Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.
Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.
Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ
a.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ là nêu lên những suy nghĩ và rung động của em về bài thơ đó.
- Đoạn văn có thể chỉ nêu cảm xúc về một hoặc một vài chi tiết nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.
b. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
* Yêu cầu chung:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
..............
Xem tiếp trong file tải về
3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Cánh Diều
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 6 SÁCH CÁNH DIỀU
A, PHẦN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Chủ ngữ | |
Khái niệm | Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu; chỉ sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ. |
Biểu hiện | - Thường được biểu hiện bằng danh từ, đại từ. - Trả lời cho các câu hỏi Ai?, Con gì?, Cái gì? |
Mở rộng chủ ngữ |
Hoán dụ | |
Khái niệm | Là biện pháp tu từ, theo đó, một sự vật, hiện tượng được gọi tên bằng sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. |
Ví dụ | Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay |
Hoán dụ qua cụm từ “áo chàm”: “Áo chàm” vốn là từ để chỉ màu áo đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc; Trong câu thơ này. cụm từ “áo chàm” được dùng để chỉ người dân Việt Bắc mộc mạc, chân thành, chất phác mà thủy chung son sắt, từ đó, nhấn mạnh tình cảm gần gũi, thân thương giữa cán bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc. | |
Mô hình | SƠ ĐỒ HOÁN DỤ ![]() |
Các kiểu hoán dụ | Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. |
Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. |
B, PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Thể loại | Khái niệm | Đặc điểm | Một số văn bản |
Truyện đồng thoại | Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật. Các con vật trong truyện đồng thoại được các nhà văn miêu tả, khắc họa như con người (gọi là nhân cách hoá). | - Đề tài là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản. Ví dụ: Đề tài của truyện Sự tích Hồ Gươm là đánh giặc cứu nước. - Chủ đề là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản. Ví dụ: Chủ đề của truyện Sự tích Hồ Gươm là tinh thần yêu nước và khát vọng hoà bình của nhân dân ta. | - Bài học đường đời đầu tiên - Giọt sương đêm
- Câu chuyện của hạt Dẻ Gai - Anh Cút Lủi |
Thơ (có yếu tố tự sự, miêu tả) | Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình. | - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…) - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. | - Đêm nay Bác không ngủ - Lượm
- Chuyện cổ tích về loài người |
ĐỀ 1
I. ĐỌC HIỂU
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên ...
(Trích "Dòng sông mặc áo" - Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1.(0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
..............
Xem tiếp trong file tải về
4. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Văn lớp 6
Link tải:
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi, đề kiểm tra > Đề thi lớp 6 góc Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Moon_tran
- Ngày:
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 năm 2025
2,3 MB 13/03/2025 11:21:00 SATham khảo thêm
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Giáo dục công dân 6 Cánh Diều năm 2025
Đề thi Giữa kì 2 Tin học 6 Cánh Diều năm 2025
Đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức CV 7991
Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm 2025
Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức năm 2025
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Toán
- Giữa kì 1
- Học kì 1
- Giữa kì 2
- Đề ôn thi giữa kì 2 Toán 6
- Đề thi giữa học kì 2 Toán 6
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Toán 6 Cánh Diều
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều
- Học kì 2
- Ngữ văn
- Học kì 1
- Giữa kì 2
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 (3 bộ sách)
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 (3 bộ sách)
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Chân trời sáng tạo
- Đề cương ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 6 Cánh Diều
- Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn 6 Cánh Diều
- Khoa học tự nhiên
- Sử - Địa
- Tin học
- Công dân
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 6
Đề thi giữa học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm 2025
Top 8 Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2021-2022
Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Anh 6 I-learn Smart World năm 2025
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 6 Cánh diều năm 2025
6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024