Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi" (6 mẫu)
"Bầm ơi" là một trong những bài thơ nổi tiếng của Tố Hữu đã khắc họa thành công hình tượng huyền thoại về vẻ đẹp, đức tính hy sinh, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh. Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi" vì thế cũng trở thành đề tài hay, giúp các em học sinh nêu cảm nhận về bài thơ Bầm ơi, rèn luyện kỹ năng viết văn, bày tỏ cảm xúc, nêu quan điểm, ý kiến cá nhân. Sau đây là những đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ Bầm ơi ngắn gọn, siêu hay. Mời các em cùng tham khảo.
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi
- 1. Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi số 1
- 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 2
- 3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 3
- 4. Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 4
- 5. Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bầm ơi số 5
- 6. Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi số 6
- 7. Phân tích bài thơ Bầm ơi
1. Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ Bầm ơi số 1
Trong các tác phẩm viết về mẹ, em thích nhất là bài thơ Bầm ơi. Đây cũng là tác phẩm rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc, được sáng tác nhân dịp Tố Hữu cùng đoàn văn nghệ sĩ có dịp về công tác tại xã Gia Điền, thuộc vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Tại đây, họ đã được cụ Gái - một người dân địa nhường giường và không gian nhà trên để tá túc, còn cụ thì xuống bếp ở. Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng. Bầm ơi bắt đầu với câu hỏi tu từ và không cần lời giải đáp:
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”.
Nhịp thơ lục bát da diết, vừa thân thương, vừa quen thuộc khiến người đọc như được nghe một bài ca dao, một lời hát ru hơn là một bài thơ. Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh Bầm - hình tượng huyền thoại về người mẹ Việt Nam anh hùng, vất vả, chịu thương, chịu khó lao động trong thời chiến. Qua bài thơ, em không chỉ cảm nhận được tình yêu thương, niềm xót xa của những đứa con ở nơi tiền tuyến đối với người mẹ ở quê nhà, mà còn hình dung rõ nét những năm tháng lịch sử khốc liệt và đau thương. Đó là khi người mẹ đã già nhưng vẫn phải lao động vất vả, là hình ảnh những người con với mái đầu xanh, trái tim nhiệt huyết, khoác lên mình bộ áo lính bạc màu, chiến đấu trên chiến trường bom đạn, nguy hiểm. Hình ảnh ấy mới thật xúc động làm sao!
2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 2
Đoạn văn dưới đây thuộc bản quyền của HoaTieu.vn.
Bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu ra đời năm 1948 đã đi vào trang sách học trò và trở thành một tượng đài bất hủ về thơ ca kháng chiến. Đến thế hệ học sinh chúng em ngày nay, chiến tranh đã lùi xa và chỉ còn hiện hữu qua các câu chuyện kể hay những thước phim tài liệu. Dù vậy khi những vần thơ lục bát “Bầm ơi” vang lên đầy thổn thức, nghẹn ngào, học sinh chúng em ai cũng cảm nhận được nỗi nhớ mẹ đầy vơi, khí tiết của những người lính trên chiến trường và cả nỗi nhớ con đau đáu khôn nguôi của người mẹ già nơi hậu phương. Trong bài, dòng thơ nào cũng hay, câu nào cũng chan chứa tình cảm. Nhưng em ấn tượng nhất với câu thơ: "Mưa phùn ướt áo tứ thân/ Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!". Ở đây tác giả đã sử dụng phép so sánh gợi hình để nêu bật tình thương mẹ nhiều như những hạt mưa, và hạt mưa thì không ai đong đếm hết được như tình yêu mẹ của đứa con xa. Còn nhiều lắm những niềm thương, nỗi nhớ được gửi vào dòng thơ mà phải đọc, phải ngẫm ta mới hiểu hết được. Vì những ý nghĩa lớn lao ấy mà hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng đọc lại “Bầm ơi” ta vẫn thấy lòng dâng trào bao nỗi xúc động!
3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 3
“Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa yêu thương. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực, mà sinh động, mà thương đến thế. Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm phải được con cái phụng dưỡng. Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan lại vì lạnh nhưng bầm vẫn chịu thương, chịu khó làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi em đã thấy xót thương bầm hay những người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu, vừa éo le. Thương người con bảy, tám thì em cũng thương người mẹ chín, người phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp, đức tính hy sinh, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.
4. Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về bài thơ Bầm ơi số 4
Hình ảnh người mẹ vẫn luôn là chủ đề mà được nhiều tác giả chọn lựa. Trong đó nhà thơ Tố Hữu cũng có bài viết về chủ đề này với nhan đề " Bầm ơi". Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong thời chiến qua đó thấy được vẻ đẹp trong phẩm hạnh của những người mẹ. Bầm của Tố Hữu hiện lên là một người mẹ tảo tần làm việc. Vào trời rét cầm cậm mà bầm vẫn phải lội dưới bùn sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế. Bầm đã phải lao động vì con cái, vì chiến tranh, vì tương lai của đất nước. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp đức tính hy sinh chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh. Không chỉ vậy mà bầm còn là người mẹ vệ quốc. Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với bao nhiêu gian lao vất vả, nhưng quanh con là anh em đồng đội đồng chí. Tố Hữu đã tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ ấy.
5. Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bầm ơi số 5
Tình cảm của người mẹ dành cho con luôn là tượng đài vĩ đại trong mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dù ở hoàn cảnh nào, dù trong hòa bình hay lúc chiến tranh, những người mẹ luôn làm mọi thứ để mang tới cho con cái những điều tốt đẹp nhất. Bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu cũng vì thế trở thành áng thơ hay, nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam khi đã tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ ấy. Bằng những ca từ gần gũi thân thuộc, với nhịp thơ nhẹ nhàng, Bầm ơi như một bài hát ru ngọt ngào đi vào lòng người. Khiến người đọc hình dung rõ nét về những gian nan, vất vả của những người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. Dù cuộc sống khó khăn, còn nhiều thiếu thốn, họ luôn kiên cường, là hậu phương vững chắc, là nguồn động viên an ủi lớn nhất cho các chiến sĩ, bộ đội chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.
6. Cảm nhận về bài thơ Bầm ơi số 6
Đoạn văn dưới đây thuộc bản quyền của HoaTieu.vn.
Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu đã ra đời hơn nửa thế kỉ, nhưng những dòng thơ đong đầy tình cảm sâu nặng của người chiến sỹ nơi tiền tuyến dành cho người mẹ ở quê nhà vẫn luôn có sức lan tỏa, lay động trái tim người đọc. Với cách gieo vần lục bát thân thương và bút pháp miêu tả tài tình, Tố Hữu đã tái hiện hình ảnh người mẹ trung du nghèo, lam lũ và khó nhọc thật sống động:
“Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu"
Trong mỗi buổi chiều sương mưa phùn nơi xóm núi, tay mẹ run rẩy cắm từng rảnh mạ xuống bùn mà lòng xót xa, quặn đau khi đứa con nơi chiến trường bặt vô âm tín. Mẹ đã già, mắt mẹ mờ và tay chân mẹ yếu dần, nhưng mẹ vẫn lao động để góp công, góp sức cho tiền tuyến, để kiếm cái ăn, cái mặc nuôi sống bản thân chờ ngày con trở về. Hình ảnh đó khiến lòng em vừa thương, vừa xót, lại vừa cảm phục và trân trọng những hy sinh của hàng triệu người mẹ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ và đau thương. Đặc biệt lời hỏi thăm của đứa con xa về bầm: “Bầm ơi có rét không bầm”; “Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” là câu thơ mà em ấn tượng nhất. Tình yêu của con dành cho bầm như hạt mưa phùn không ngừng rơi xuống, bao trùm khắp đất trời và chẳng thể cân đo, đong đếm được. Tình yêu ấy hòa cùng tình yêu nước, tình đồng chí, tình hậu phương để tạo nên tình cảm lớn giúp người chiến sỹ vượt qua mọi thử thách chông gai và đi đến ngày thắng lợi.
7. Phân tích bài thơ Bầm ơi
“Bầm ơi” một trong những sáng tác nổi tiếng của Tố Hữu, bài thơ được rút từ tác phẩm Việt Bắc, ra đời trong dịp tác giả có cơ hội cùng đoàn văn nghệ sĩ về công tác tại xã Gia Điền, Phú Thọ. Ở đây, cụ Gái- người dân địa phương, cụ đã tiếp đón đoàn của nhà thơ rất chân thành, cụ còn nhường giường và không gian trên nhà cho đoàn ở và sinh hoạt, còn mình thì chuyển xuống bếp ở. Cụ chăm sóc đoàn bằng cả tấm lòng và tình yêu thương, xúc động trước tình cảm của cụ, nhà thơ đã viết nên tác phẩm đề bày tỏ lòng biết ơn dành cho cụ.
Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã đặt ra một câu hỏi tu từ:
“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”
Mặc dù đã rời xa mảnh đất quê hương ân nghĩa sâu nặng nhưng từ lâu nhưng trong tim tác giả chưa bao giờ thôi nhớ mong về người mẹ thân thương tần tảo sớm hôm nuôi dưỡng, che chở mình trong những ngày cách mạng khó khăn. Có lẽ không chỉ nhà thơ mà tất cả chúng ta khi đi xa cũng đều có nỗi nhớ mẹ tha thiết như thế nhưng lại chẳng biết biểu đạt như thế nào và cuối cùng cũng chỉ dám thầm thương trong lòng.
“Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”
Không biết giờ này mẹ ở nhà ra sao, tiếng gọi “Bầm ơi” đầy thân thương, xúc động của một người con xa xứ. Nhớ về hình ảnh người mẹ già run rẩy “ra ruộng cấy”, chân thì “lội dưới bùn”, tay thì “cấy mạ non” trong tiết trời mùa đông lạnh lẽo, heo hút khiến cho người con không khỏi xót thương. Đáng lẽ ra sau cả đời khó nhọc, mẹ phải được con cái phụng dưỡng, được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già ấy vậy mà vì cách mạng, vì thương những đứa con vất vả chiến đấu trên chiến trường khốc liệt, bởi vậy mẹ đã chẳng quản ngại khó khăn vất vả, mẹ vẫn chăm chỉ làm việc để cùng các con chiến đấu, vẫn một lòng vì tổ quốc thân yêu. Mẹ cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho đức tính hy sinh cao cả, chịu thương chịu khó cả một đời của người phụ nữ Việt Nam.
Đặc biệt là trong chiến tranh, khi đất nước vẫn còn gian khổ, khó khăn, những người vợ, người mẹ đã trở thành hậu phương vô cùng vững chãi, là nguồn động lực to lớn cho các chiến sĩ yên tâm ra trận:
“Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”
Con ở nơi chiến trường xa xôi, ngày đêm vẫn thầm cầu nguyện cho bầm được yên vui. Thương bầm con chẳng muốn xa đâu nhưng cũng không thể ngồi yên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan vậy nên con đành dứt áo ra đi cống hiến mình cho sự nghiệp nước nhà. Và bầm ơi, cho dù con có “đi trăm núi ngàn khe” nhưng cũng chẳng bằng “muôn nỗi tái tê lòng bầm”, con đi “đánh giặc mười năm” cũng chẳng bằng những “khó nhọc đời bầm sáu mươi”. Hiểu được tâm trạng của những con phải xa mẹ, nhà thơ thay lời để gửi gắm tới các mẹ rằng “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời thủ thỉ, dặn dò dịu dàng mà nhà thơ muốn gửi tới những người mẹ già ngày ngày luôn mong mỏi đứa con của mình.
Con ra “tiền tuyến xa xôi” mang theo cả tình yêu nước lẫn tình yêu bầm. Con biết là đoạn đường phía trước sẽ rất khó khăn, gian khổ nhưng bên cạnh vẫn luôn có những đồng đội cùng con đồng hành trên mọi nẻo đường, nên bầm cứ yên tâm bầm nhé!
“Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”
Con đi lần này cũng chẳng dám hứa bao giờ sẽ trở về, nhưng con dám hứa con sẽ chiến đấu hết mình, cố gắng đánh đuổi quân thù, mang tự do, hòa bình về cho đất nước. Bầm ơi bầm “nhớ con” bầm đừng buồn nhé, bởi “giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm”.
Những ai đã từng phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, mỗi người một phương chắc sẽ hiểu được cảm giác được đoàn tụ với gia đình thiêng liêng và ấm áp đến nhường nào. Bầm ở nhà với nỗi nhớ mỏi mòn, thương con da diết, và liệu sau chuyến đi này con có còn trở về nhà, về quê hương nữa hay không? Nỗi xót thương, tình yêu thương con của người mẹ vẫn luôn bao la rộng lớn làm sao.
Ngôn từ gần gũi thân thuộc, nhịp thơ nhẹ nhàng, đầm ấm, tác phẩm như một bài hát ru dịu ngọt đi vào lòng người. Qua đó, Tố Hữu đã thành công khắc họa về những gian nan, vất vả mà người phụ nữ Việt Nam phải trải qua trong thời chiến. Dẫu vậy họ vẫn luôn kiên cường, là hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ bộ đội anh dũng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát
- Viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần
- Viết đoạn văn về hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Bài mở đầu: Hòa nhập
- Bài 1
- Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
- Bài 2
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6: Điểm tựa tinh thần
- Bài 7: Gia đình yêu thương
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ siêu hay (50 mẫu)
- Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
- Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
- Hãy phác họa bằng lời hoặc bằng tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là...
- Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi"
- Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống
- Bài 9
- Bài 10
Bài viết hay Ngữ văn 6 CTST
(20+ mẫu) Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn hay nhất
Top 20 Bài văn tả cảnh sinh hoạt gia đình lớp 6 hay nhất
Tóm tắt Học thầy, học bạn ngắn, hay nhất 2024
Việc nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ sẽ mang đến cho chúng ta những ích lợi gì?
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ
Top 4 Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm ngắn gọn, hay nhất