Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ. Danh từ và cụm danh từ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày, đồng thời là một bộ phận quan trọng trong ngữ pháp Việt Nam. Vậy Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về từ loại này nhé.
Danh từ là gì cho ví dụ
1. Danh từ là gì?
Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, với các từ này, ấy, đó,…ở phía sau và một số từ ngữ khác để thành cụm danh từ. Danh từ thường làm chủ ngữ tỏng câu. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
2. Ví dụ các loại danh từ
Phân loại danh từ
Khi phân loại danh từ tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: danh từ riêng và danh từ chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). Danh từ chung có thể chia thành hai loại:
- Danh từ cụ thể: là danh từ chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
- Danh từ trừu tượng: là các danh từ chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,...)
Danh từ chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị là bộ phận nhỏ của danh từ chung.
- Danh từ chỉ hiện tượng: Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là danh từ biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
- Danh từ chỉ khái niệm: Chính là loại danh từ có ý nghĩa trừu tượng (danh từ trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại danh từ không chỉ vật thể, các hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
- Danh từ chỉ đơn vị: Hiểu theo nghĩa rộng, danh từ chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia danh từ chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Các danh từ này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là danh từ chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- Danh từ chỉ đơn vị chính xác: Các danh từ này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…ví dụ: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- Danh từ chỉ đơn vị ước chừng: Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy, bó, những, nhóm,...
- Danh từ chỉ đơn vị thời gian: giây, phút, giờ, tuần, tháng, mùa vụ, buổi,…
- Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn:
- Danh từ chung và Danh từ riêng
- Danh từ số ít và Danh từ số nhiều
- Danh từ trừu tượng và Danh từ cụ thể
3. Cụm danh từ là gì?
Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Cấu tạo cụm danh từ: Trong cụm danh từ gồm 3 phần: Phần trước (Phụ ngữ trước); Phần trung tâm; Phần sau (Phụ ngữ sau).
- Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
- Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.
4. Ví dụ cụm danh từ
- Các em học sinh giỏi lớp 5
- 5 con gà mái mơ đều trong sân.
- Những quả mít chín sắp rụng trên cây.
- Bao gạo nếp đầy ú ụ.
5. Bài tập về danh từ
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các từ ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho nhưng từ nào?
Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.
Lời giải chi tiết:
Những từ in đậm bổ nghĩa trong câu:
- Xưa: bổ nghĩa cho ngày,
- Hai: bổ nghĩa cho có, hai vợ chồng;
- Ông lão đánh cá: bổ nghĩa cho vợ chồng;
- Một: bồ nghĩa cho túp lều;
- Nát trên bờ biển bổ nghĩa cho túp lều.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
So sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ:
- túp lều / một túp lều
- một túp lều / một túp lều nát
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển.
Lời giải chi tiết:
- Một túp lều: xác định được đơn vị
- Một túp lều nát: xác định được tính chất, tình trạng của sự vật
- Một túp lều nát trên bờ biển: xác định được tính chất của sự vật
Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của một mình danh từ. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp hoá thì nghĩa của cụm danh từ càng đầy đủ hơn.
Trên đây là giải đáp chi tiết Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ và cụm danh từ.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm một cụm danh từ. Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động của cụm danh từ so với một danh từ.
Lời giải chi tiết:
- Ví dụ một cụm danh từ: những bông lúa
- Đặt câu. Những bông lúa uốn câu nặng trĩu.
- Nhận xét: Cụm danh từ hoạt động trong câu như một danh từ (có thể làm chủ ngữ, làm phụ ngữ; khi làm vị ngữ thì phải có từ là đứng trước.
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tìm cụm danh từ có trong câu sau:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
(Em bé thông minh)
Lời giải chi tiết:
Các cụm danh từ có trong câu:
- làng ấy
- ba thúng gạo nếp
- ba con trâu đực
- ba con trâu ấy
- chín con
- năm sau
- cả làng.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và sau danh từ trong các cụm danh từ trên, sẵp xếp chúng thành loại.
Lời giải chi tiết:
Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc:
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng trước danh từ: cả, ba, chín
- Các từ ngữ phụ thuộc đứng sau danh từ: ấy, nếp, đực, sau.
* Sắp xếp chúng thành hai loại:
- Các phụ ngữ đứng trước có hai loại:
+ cả
+ ba, chín
- Các phụ ngữ đứng sau có hai loại:
+ nếp, đực, sau
+ ấy
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết thư cho cô giáo cũ lớp 3 (8 mẫu)
Top 3 Viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long hay nhất
Top 11 Kể về trải nghiệm đi thăm lăng Bác ngắn nhất
Top 3 Kể lại chuyện Một Nhà Thơ Chân Chính ngắn gọn nhất
Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
Top 8 Tả con cá lớp 4, 5 hay nhất
1/3 phút bằng bao nhiêu giây?
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
Gợi ý cho bạn
-
Em có nhận xét gì về cảm xúc, thái độ, hành động của nhân vật "tôi" trước khi xem bức chân dung do em gái mình vẽ
-
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một sự việc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
-
Top 12 Tóm tắt Nếu cậu muốn có một người bạn ngắn, dễ hiểu lớp 6
-
Chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến liên tưởng tới đặc điểm của con người
-
Miêu tả một hoạt động tết mà em tham gia (7 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Tóm tắt truyện Thánh Gióng ngắn gọn nhất (6 mẫu)
Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em lớp 6
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ
Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc suy nghĩ gì?
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
Viết đoạn văn 5 - 7 câu về chủ đề Để hành tinh xanh mãi xanh