Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới dùng trong năm học 2024. Dưới đây là một số mẫu viết về cảm xúc của em về bài thơ Mây và sóng của Ta-go để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn hay ý nghĩa và đạt điểm cao. Mời các em cùng theo dõi nhé.
Tập làm văn lớp 6: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
- Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng
- 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng số 1
- 2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng số 2
- 3. Cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go số 3
- 4. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go lớp 6 số 4
- 5. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng 5
- 6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mây và sóng 6
- 7. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mây và sóng số 7
- 8. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả: Mây và sóng số 8
- 9. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Mây và sóng ấn tượng nhất số 9
- 10. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go lớp 6 số 10
Dàn ý cảm nghĩ về bài thơ Mây và sóng
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt vấn đề: Tình cảm gia đình là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo...
- Nêu vấn đề: Bài thơ Mây và sóng của Ta-go nói về tình cảm mẹ con thắm thiết, mặn nồng.
2. Thân bài
* Cảm nghĩ về đoạn đối thoại giữa mẹ và con
- Lời em bé kể cho mẹ nghe về sóng nước, mây trời - những điều em đã gặp khi đi chơi
+ Trong tưởng tượng, suy nghĩ của trẻ em: Mây trời đều biết nói, biết cười, biết mời mọc rủ rê em bé tham gia những cuộc vui bất tận "Mẹ ơi, kìa ai... họ bay đi mất".
+ Lời em bé gọi mẹ "Mẹ ơi!": Tự nhiên, gần gũi, đáng yêu => Mẹ luôn bên cạnh em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những câu nói thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ trong những ngày đầu tiên của cuộc đời.
+ Tác giả nhân hóa những đám mây khiến chúng có những tính cách, hành động... như con người: Gọi em đi chơi "từ tinh mơ đến hết ngày".
* Cảm nghĩ về những tình cảm của em bé đối với mẹ
- Đối với em bé: Không cuộc dạo chơi nào, mây trời nào, lời mời gọi nào có thể so được với người mẹ của mình "Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ... trời xanh".
=> Tác giả so sánh tình mẫu tử ngang hàng với vũ trụ và thứ tình cảm đó không bao giờ có thể tách rời nhau, luôn gắn bó và trường tồn mãi mãi.
- Trước lời mời gọi của những người bạn đến từ đại dương, em bé cũng muốn chạy theo những cuộc chơi bất tận của sóng biển nhưng cuộc dạo chơi, khám phá sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có mẹ ở bên.
- Hạnh phúc của em chính là ở bên mẹ, được ngắm nhìn nụ cười của mẹ => Có mẹ là có tất cả.
=> Chỉ cần có hai mẹ con, cuộc sống sẽ luôn hạnh phúc "không ai trên đời này... mẹ con ta đang ở đâu".
* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, cuộc nói chuyện của em với mây và với sóng.
=> Qua đó, tác giả thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử.
- Ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dạt dào yêu thương: Giúp cho bài thơ thắm đượm tình người, tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý.
3. Kết đoạn
"Mây và sóng" là đoạn trích cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng số 1
Em luôn đặc biệt yêu thích các tác phẩm thơ nói về tình mẫu tử, trong đó, em ấn tượng nhất là bài thơ Mây và sóng. Bài thơ có cấu trúc kì lạ với những câu thơ dài như văn xuôi. Nhưng có lẽ chỉ có hình dáng ấy mới lột tả được tình yêu thương mẹ sâu đậm của đứa trẻ trong tác phẩm. Tình cảm ấy đong đầy quá, không thể nào thu ngắn lại được. Dù là bao trò chơi thú vị, bao cuộc rong chơi hấp dẫn, cũng chẳng thể nào khiến cậu bé rời xa mẹ cả. Người con nhỏ bé ấy, mang theo tình yêu mẹ to lớn để trở về nhà. Đứa trẻ ấy đã tự tạo ra những trò chơi đơn giản nhưng rất vui. Vì được chơi cùng mẹ, được ôm lấy mẹ, được lăn mãi vào lòng mẹ. Sự sung sướng giản đơn và trực tiếp của đứa trẻ ấy đã thấm vào lòng em, khiến tâm hồn em cùng đồng điệu. Bài thơ gợi lên trong em tình yêu mẹ da diết và thôi thúc em trở về nhà với mẹ ngay. Giống như đứa trẻ trong Mây và sóng.
2. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng số 2
Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
3. Cảm xúc về bài thơ Mây và sóng của Ta-go số 3
Mây và sóng là một bài thơ khiến em có ấn tượng sâu sắc. Không chỉ vì thể thơ mới lạ, mà còn bởi tình cảm mẹ con ấm áp chứa đựng ở trong tác phẩm. Em như nhìn thấy chính mình ở trong nhân vật người con. Lúc nào cũng quấn quýt, muốn được bé bỏng mãi, muốn được cuộn mình mãi trong vòng tay mẹ yêu. Đối diện với bao lời mời gọi đi chơi vô cùng hấp dẫn và thú vị từ những người trên mây và người trong sóng. Người con đã từ chối mà chẳng chút tiếc nuối hay vấn vương gì. Bởi ở nhà, còn có điều tuyệt vời hơn đang chờ đón, đó chính là mẹ. Mẹ đã ở nhà chờ con trở về bằng vòng tay dịu dàng, ấm áp. Để nhân đôi hạnh phúc ây, người con đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để chơi cùng mẹ yêu. Những trò chơi ấy thật đơn giản nhưng chẳng nhàm chán chút nào, vì nó sẽ giúp hai mẹ con được vui vẻ và gần bên nhau. Những cảm xúc mộc mạc và tuyệt diệu ấy, chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể đem đến được. Từ các vần thơ là lời của đứa trẻ có chút ngô nghê và giản dị trong Mây và sóng, em đã thực sự cảm nhận được tình mẹ con ấm áp và ý nghĩa vô ngần.
4. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go lớp 6 số 4
Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
5. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng 5
Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Ta-go. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Tác giả đã sử dụng kết hợp cùng với các yếu tố tự sự và miêu tả để giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Và rồi, Ta-go đã khắc họa t hế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nơi đó có “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc”. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.
6. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mây và sóng 6
Ta-go có nhiều tác phẩm hay, trong đó “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng. Đây là một bài thơ, song tác giả lại sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với người “trong mây” và “trên sóng”. Em bé được mời gọi đến thế giới tuyệt vời ở “trong mây” và “trên sóng” đầy rộng lớn, bao la và hấp dẫn. Là một đứa trẻ, em bé đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nghe xong câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Đối với em, niềm hạnh phúc là được ở bên cạnh mẹ. Với tình yêu thiên nhiên, yêu thế giới và yêu mẹ, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.
Trên đây là top 6 mẫu Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả Mây và sóng ngắn gọn, câu từ mạch lạc, văn phong lôi cuốn nhất. Các em học sinh tham khảo để có thêm vốn từ và ý tưởng để triển khai bài viết văn của mình nhé. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em viết nên bài văn hay theo đúng yêu cầu đề bài đã ra và đạt kết quả cao.
- Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên?
- Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng
7. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ Mây và sóng số 7
Bài cảm nhận về một bài thơ Mây và sóng số 7 được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Tagore được gọi là nhà thơ của tình yêu và lòng nhân ái. Hồn thơ của ông luôn chạm đến sự rung cảm nơi trái tim người đọc. Trong đó không thể không kể đến “Mây và sóng” - một áng thơ tự sự, trữ tình viết về tình mẫu tử thiêng liêng.
Mở đầu là cuộc trò chuyện của em bé trong bài thơ cùng với mây và sóng. :
“Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng, Chúng ta chơi với vầng trăng bạc”
....
“Chúng ta hát từ sớm mai đến tối, Chúng ta ngao du khắp nơi này nơi nọ Mà không biết mình đã từng qua những nơi nào”.
Với tâm hồn non nớt, nhạy cảm và hiếu động, làm sao để cho một đứa trẻ có thể từ chối những thú vui hấp dẫn, gọi mời từ thế giới kì diệu xung quanh. Và em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Khi nhận được đáp án là phải rời xa vòng tay mẹ để được khám phá những điều kì thú, em bé đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Hóa ra điều khiến em từ chối những cám dỗ, hấp dẫn kì thú của thế giới xa lạ ngoài kia là niềm hạnh phúc khi được ở bên cạnh mẹ. Bởi chẳng có gì sáng bằng được ở trong vòng tay ấm áp, bên mẹ tràn đầy yêu thương. Chính điều ấy đã khiến cho em bé sáng tạo ra một trò chơi chỉ dành riêng cho hai mẹ con mà thôi:
“Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.
Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở chốn nào”
Những câu thơ gợi hình đã khắc họa những hình ảnh sống động, như thước phim hiện lên trong trí óc người đọc: Mẹ luôn là bến bờ bình yên và là suối nguồn hạnh phúc. Con dù đi đến nơi đâu thì cũng như cơn sóng, khi mệt mỏi sẽ tìm về đến bến bờ. Con lăn nhẹ vào vòng ôm của mẹ, cười vang lên niềm hoan ca rạng ngời. Trên những vần thơ đong đầy niềm hạnh phúc, tình cảm mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Chắc hẳn mỗi người khi đọc “Mây và sóng” đều có cho mình những cảm xúc, suy tư riêng, nhưng điểm chung là sự cảm động trước tình cảm của em bé và người mẹ. Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng, thuần khiết nhất trên thế gian, nó rộng lớn, bao la, xuyên suốt chiều dài cuộc đời, nâng bước, chở che con trên đường đời gian nan.
8. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả: Mây và sóng số 8
Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.
9. Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Mây và sóng ấn tượng nhất số 9
Đoạn văn dưới đây do HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn
Áng thơ "Mây và sóng" của Tagore đưa em đến bến bờ của một thế giới đầy màu sắc và câu chuyện kỳ diệu về tình mẫu tử. Hóa thân vào đứa trẻ, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh sống động về tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con qua những vần thơ. Mây trời và sóng biển như những người bạn thân thiết, luôn dang rộng vòng tay mời gọi em bé đến với những cuộc vui bất tận. Tuy nhiên, tình yêu của em bé dành cho mẹ giống như một chiếc neo giữ chặt con thuyền là em lại, không cho em lạc lối. Dù bị hấp dẫn bởi những lời mời gọi của mây và sóng, em bé vẫn chọn ở bên mẹ vì em biết rằng không có niềm vui nào có thể thay thế được tình cảm gia đình. Cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé với mây và sóng đã tạo nên một bức tranh sinh động về thế giới nội tâm phong phú của đứa trẻ. Qua đó, ta thấy được sự trong sáng và hồn nhiên của tuổi thơ, cũng như tình yêu thương vô bờ bến dành cho người mẹ. Tình yêu của người mẹ giống như một dòng sông bao la, luôn chảy mãi và nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. Dù có đi đâu, làm gì, tình yêu gia đình vẫn luôn là nơi bình yên và hạnh phúc nhất. Bài thơ "Mây và sóng" đã khơi gợi trong lòng người đọc những cảm xúc sâu sắc và để lại những dư âm ngọt ngào.
10. Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go lớp 6 số 10
Đoạn văn ghi lại cảm xúc bài thơ Mây và sóng dưới đây do HoaTieu.vn sưu tầm chỉnh sửa, các em chỉ nên lấy làm tài liệu tham khảo.
Từ ngàn thuở xưa, thơ văn kim cổ, đông tây đã không ít lần ca ngợi tình mẫu tử, một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý bậc nhất cõi đời này. Và bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta-go đã làm rung động nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử qua áng thơ "Mây và sóng".
Hai câu thơ mở đầu cho hai cảnh thơ là khôn gian tượng trưng: trên mây và trong sóng, những nơi cao rộng, bao la của cuộc đời đầy hấp dẫn đang mời gọi bước con vào. Với sự tò mò của một đứa trẻ, cậu bé đã bị thu hút bở thế giới ấy và đặt câu hỏi: “Nhưng con đến đó bằng cách nào?”. Những rồi bé chợt nhớ ngay đến mẹ vẫn luôn chờ đợi ở nhà, bé đã từng kiên quyết từ chối: “Sao con bỏ mẹ mà đi được?”.
Và rồi cậu đã tự mình tạo ra những trò chơi để có thể vừa chơi vừa được ở gần mẹ:
"Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỗ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào."
Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Những câu thơ giàu chất tự sự và miêu tả nhưng góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy.
Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Ngữ văn 6 CTST thuộc chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Ngọc Anh
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
TOP 14 Viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình siêu hay
Tóm tắt văn bản Giọt sương đêm (8 mẫu kèm sơ đồ)
Câu ca dao tục ngữ về Tôn trọng sự thật
Hãy làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc suy ngẫm của em về một cảnh đẹp
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát (30 mẫu)
Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam
Hãy tìm hiểu và cho biết tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường
- Bài mở đầu: Hòa nhập
- Bài 1
- Khi tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, cần lưu ý những điều gì?
- Bài 2
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6: Điểm tựa tinh thần
- Bài 7: Gia đình yêu thương
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ siêu hay (50 mẫu)
- Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
- Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ Mây và sóng
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng
- Hãy phác họa bằng lời hoặc bằng tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con là...
- Viết một đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc bài thơ "Bầm ơi"
- Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống
- Bài 9
- Bài 10
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 CTST
Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ chết như rạ
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta (9 mẫu)
Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Top 12 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm siêu hay
(Cực hay) Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo
Đoạn văn nêu lên bài học được rút ra từ văn bản Giọt sương đêm (2 mẫu)